Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 214 trang Hà Tiên 02/09/2024 550
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam

Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam
iện bảo đảm thuận lợi cho giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện ở đơn vị, bảo đảm cho giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay là một trong những nhân tố quy định, có tính quy luật phát triển. Nghiên cứu, đánh giá nội dung này có ý nghĩa quan trọng đối với tính khoa học ở phần thực trạng. Qua tham khảo ý kiến một số cán bộ, sĩ quan ở đơn vị cơ sở được biết, nhưng năm gần đây cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho huấn luyện, cho sáng tạo những giá trị tinh thần ở đơn vị không ngừng được nâng lên cả số lượng và chất lượng. Các phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục khá hiện đại, bảo đảm âm thanh, ánh sáng tương xứng với tốc độ phát triển của xã hội. Hàng năm, ngoài kinh phí và thiết bị do cấp trên cấp, mỗi đơn vị đều dựa vào phần tăng gia ngoài phần đưa vào cải thiện bữa ăn là góp phần nâng cao chất lượng thiết bị phục vụ cho tuyên truyền, giáo dục chính trị văn hóa tinh thần. 
Khi tiến hành điều tra xã hội học về hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm cho giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam hiện nay, tác giả đã thu được kết quả: Ở phương án 1, đầy đủ, chất lượng tốt, có 62,33% số quân nhân được hỏi [Bảng 9, Phụ lục 3, Phụ lục 4]. Qua hệ thống các số liệu trên có thể thấy trên tổng thể quân nhân xác định chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện ở đơn vị đã cơ bản bước đầu đáp ứng yêu cầu bảo đảm cho giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay.
Khi nghiên cứu vào từng lớp đối tượng sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ ở nội dung này có kết quả cụ thể sau: đối với sĩ quan, QNCN ở phương án 1, đầy đủ, chất lượng tốt, có 62,0% số quân nhân được hỏi [Bảng 9, Phụ lục 3]. Còn đối với hạ sĩ quan, binh sĩ có kết quả là: Ở phương án 1, đầy đủ, chất lượng tốt, có 62,5% số quân nhân được hỏi [Bảng 9, Phụ lục 4]. Căn cứ vào hệ thống các số liệu trên cũng có thể thấy một ưu điểm là từng bộ phận đã có sự tương đồng với cái tổng thể. Mặc dù có sự khác nhau nhất định giữa sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ, nhưng không lớn lắm, không quá chệnh lệch. Vì thế cũng có thể kết luận chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm tốt cho giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân ở các đơn vị hiện nay. 
Ba là, đa số quân nhân đã tích cực, tự giác giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Tính tích cực, tự giác giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là một trong những khâu quan trọng, tác động đến quá trình tiếp nhận, kế thừa, định hình hình văn hóa quân nhân. Quá trình này, quân nhân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động văn hóa quân sự, do đó quân nhân phải luôn tích cực, tự giác trong việc xác định kế hoạch, nội dung, mục tiêu, phương pháp, biện pháp giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại, song họ cũng là người thực hiện nội dung, chương trình đó. Vì vậy, đây là kết quả của sự tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan và phát huy nhân tố chủ quan của quân nhân. Mặc dù, các nhân tố của điều kiện khách quan như: mục tiêu, nội dung, chương trình, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chỉ huy đơn vị và điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình phát triển văn hóa quân nhân có tác động đến đâu cũng không thể đạt được kết quả cao nếu không phát huy tính tích cực, tự giác của quân nhân.
Qua kết quả khảo sát trên tổng số quân nhân: ở phương án 1, rất tích cực, tự giác, có 88,83% số quân nhân được hỏi; ở phương án 2, tích cực, tự giác, có 0% số quân nhân được hỏi lựa chọn; ở phương án 3, bình thường có 2,16% số quân nhân được hỏi lựa chọn; ở phương án 4, khó trả lời có 9% lựa chọn [Bảng 14, Bảng 12, Phụ lục 3, Phụ lục 4]. Qua hệ thống các số liệu có thể thấy trên tổng thể quân nhân ở đơn vị đã cơ bản tích cực, tự giác giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay.
Khi nghiên cứu vào từng lớp đối tượng sĩ quan, QNCN và hạ sĩ quan, binh sĩ ở nội dung này có kết quả cụ thể sau: đối với sĩ quan, QNCN, ở phương án 1, rất tích cực, tự giác, có 93,5% số quân nhân được hỏi [Bảng 14, Phụ lục 3]. Còn đối với hạ sĩ quan, binh sĩ có kết quả là: Ở phương án 1, rất tích cực, tự giác có 86,5% số quân nhân được hỏi [Bảng 12, Phụ lục 4]. Căn cứ vào hệ thống các số liệu trên cũng có thể thấy một ưu điểm là từng bộ phận đã có sự tương đồng với cái tổng thể. Vì thế cũng có thể kết luận quân nhân ở đơn vị đã tích cực, tự giác giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam hiện nay. 
Nghiên cứu sâu hơn về tính tích cực, tự giác của quân nhân giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam hiện nay, tác giả khảo sát mức độ quan tâm và những nội dung làm sâu sắc hơn tính quy luật nhằm giải quyết tốt quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân đối với đối tượng sĩ quan, QNCN, kết quả cho thấy: các chủ thể nhận thức, vận dụng và làm chủ quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay có 88% số quân nhân được hỏi lựa chọn phương án này. Về tạo dựng động lực tổng hợp khắc phục những hạn chế, yếu kém của quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay, có 81,5% số người quân nhân được hỏi lựa chọn. Về khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh từ giá trị truyền thống và hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay có 86% số quân nhân được hỏi lựa chọn phương án này [Bảng 15, Phụ lục 3]. Như vậy, đa số sĩ quan, QNCN quan tâm rất cao và nhất trí với nội dung không những làm sâu sắc hơn tính quy luật mà còn góp phần định hướng giải quyết tốt quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân, kết quả khảo sát thể hiện tính tích cực, tự giác của quân nhân rất cao từ việc nhận thức, làm chủ đến việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh tạo dựng động lực tổng hợp khắc phục những hạn chế, yếu kém của quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay.
Nguyên nhân của ưu điểm:
Một là, các tổ chức, lực lượng đã kịp thời định hướng, chỉ đạo phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình liên quan trực tiếp đến sự tồn vong chế độ xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ lĩnh vực văn hóa, Đảng, Nhà nước, quân đội đã kịp thời nắm bắt và bổ sung, hoàn thiện các quan điểm, chủ trương, hướng dẫn định hướng phát triển văn hóa hiện nay. Đáng chú ý nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII); Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bám sát tình hình thực tiễn và đi vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng trong Quân đội cũng kịp thời cụ thể hóa vào định hướng, hướng dẫn các tổ chức trong quân đội tiến hành quán triệt, cụ thể hóa, vận dụng vào thực tiễn quân đội, từng quân binh chủng, đơn vị một cách tích cực. Nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về: xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã được quán triệt vận dụng vào từng đơn vị và cán bộ, sĩ quan, QNCN; hạ sĩ quan, binh sĩ ngay từ đầu nhiệm kỳ. Tinh thần ấy trong Nghị quyết Đại hội XIII cũng được các cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hóa và tham mưu, tư vấn cho Tổng cục Chính trị cũng như lãnh đạo, chỉ huy các cấp xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch cho các đơn vị ứng dụng sát thực với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ của mình. Tư tưởng ấy đã đi vào nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí và hành vi mỗi cán bộ, đảng viên, sĩ quan, QNCN; hạ sĩ quan, binh sĩ, đồng thời phát huy vai trò, tạo động lực to lớn trong những năm gần đây. Nó là một trong những nguyên nhân quan trọng cho những ưu điểm trong hiện thực hóa quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam. 
	Đặc biệt, quan điểm, tư tưởng của Đảng, Nhà nước, quân đội về phát huy giá trị văn hóa các dân tộc (54 dân tộc) trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã được quán triệt, vận dụng vào từng đơn vị; vào từng nội dung giáo dục, tuyên truyền và triển khai trên thực tiễn hoạt động. Ở các đơn vị, có những con em các dân tộc thiểu số thực hiện nghĩa vụ quân sự đã thực hiện tinh thần ấy một cách sát thực, phù hợp. Những dấu hiệu của phân biệt văn hóa vùng, miền, dân tộc đã khắc phục cơ bản. Sự đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và qua đó học hỏi được nhiều sắc thái văn hóa có giá trị chung trong đơn vị. 
	Cùng với những bước hoàn thiện ấy là sự quan tâm, đầu tư các mặt tạo ra chuyển biến tích cực trong toàn quân hướng vào xây dựng môi trường văn hóa - môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong tình hình mới. Biểu hiện ở hướng dẫn thực hiện ngày văn hóa tinh thần trong quân đội đã được triển khai và đi vào cuộc sống. Các vấn đề truyền thống; hiện đại cũng như quan hệ truyền thống - hiện đại được nghiên cứu, triển khai, vận dụng một cách rộng khắp và ở các cấp độ khác nhau. Nhờ đó mà phong trào có tính văn hóa, quần chúng cách mạng phát triển sâu rộng ở tất cả các đơn vị quân đội hòa chung vào các phong trào, cuộc vận động của cả nước. Những tấm gương sáng, điển hình, tiên tiến được các cấp lãnh đạo, chỉ huy ở các đơn vị tôn vinh và nhân rộng. Những dấu hiệu lệch lạc đã được khắc phục cơ bản. Vì thế, quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân đã từng bước được hiện thực hóa phù hợp với yêu cầu có tính quy luật của nó. 
Hai là, đã phát huy vai trò của môi trường văn hóa quân sự trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở những định hướng, các chủ trương, chương trình, kế hoạch của các cấp lãnh đạo, chỉ huy các cấp là môi trường văn hóa, cơ chế hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở những năm qua có chuyển biến tích cực. Hiện nay, môi trường văn hóa ở các đơn vị đã cơ bản hoàn thành những nội dung cơ bản. Vấn đề về: xanh - sạch - đẹp đã có tính phổ biến ở các đơn vị. Nơi ăn nghỉ, sinh hoạt văn hóa, chính trị, tinh thần, hội họp đã được thống nhất về kiến trúc và có tính kiên cố trong toàn quân. Hệ thống thao trường phục vụ cho huấn luyện quân sự và những thực hành đều có tính khoa học, liên hoàn, phù hợp và từng bước hiện đại. Các tổ chức chính trị, quân sự đã có những bước tiến quan trọng về cơ cấu, tổ chức, hoạt động nhịp nhàng, đúng chức năng hơn. 
Ngày đảng, ngày văn hóa, chính trị tinh thần cũng như ngày pháp luật được duy trì nghiêm thành nền nếp, có chất lượng, hiệu quả cao hơn. Những hoạt động này có ý nghĩa rất to lớn đến nâng cao trình độ nhận thức, tri thức; tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí và hành vi ứng xử theo chuẩn giá trị, yêu cầu mối quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay. Nó là một trong những tác nhân quan trọng cho hiện thực hóa nội dung, yêu cầu mối quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam hiện nay. 
Nội dung giáo dục, tuyên truyền chính trị, văn hóa không ngừng được khoa học hóa và có sức thuyết phục, sự hấp dẫn cao. Nội dung giáo dục, tuyên truyền đã bám sát thực tiễn; đã khơi dậy được nội dung, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, quân đội, đơn vị, thậm chí của truyền thống từng địa phương có con em thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các đơn vị thường tổ chức cho các thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự tham gia vào các buổi giao lưu văn hóa, mà ở đó họ kể chuyện về truyền thống quê hương mình cho toàn đơn vị có nhận thức phong phú, sinh động về cái truyền thống. Mỗi dịp kỷ niệm ngày chiến thắng của dân tộc, quân đội đều được tuyên truyền sâu rộng và có tính chuyên nghiệp cao. Toàn bộ những hoạt động ấy có tính chất khoa học, thành nền nếp là những tác nhân quan trọng quá trình hiện thực hóa quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam ở những năm vừa qua. 
Ba là, năng lực, tính tích cực, tự giác của quân nhân từng bước được phát huy tạo thuận lợi cho giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của các chủ thể là cán bộ, sĩ quan, QNCN; hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị quân đội. Ở phương diện là nguyên nhân, cho thấy trình độ học vấn, văn hóa và tính tích cực, tự giác của họ tác động trực tiếp đến quan hệ truyền thống - hiện đại một cách sâu sắc. Đội ngũ cán bộ nói chung và bộ phận hoạt động có tính chuyên môn về lĩnh vực văn hóa không ngừng được nâng cao về trình độ văn hóa. Chương trình đào tạo và các hoạt động bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ ở lĩnh vực văn hóa được duy trì có kế hoạch. Tất cả các nhà truyền thống đều có hướng dẫn viên được bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn. Mặc dù chưa thật có tính chuyên nghiệp, nhưng đã đáp ứng yêu cầu hiện nay. 
Trong những năm gần đây, lựa chọn thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu nghiêm ngặt hơn nhiều so với những năm trước. Các thế hệ thanh niên hiện nay lớn lên về tri thức học vấn khá nhiều cùng với chủ trương giáo dục nâng cao dân trí của Đảng, Nhà nước theo tinh thần đổi mới. Trong xu hướng trào lưu chung ấy, các lớp thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng được nâng lên về trình độ học vấn khá cao. Cùng với nó là công tác quân được tuân thủ theo tiêu chí nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Trên thực tế tỷ lệ học xong Trung học phổ thông đã nâng lên vượt bậc. Mặc dù xác định tiêu chí là tốt nghiệp Trung học phổ thông, nhưng trên thực tế ở những năm trước vẫn phải lựa chọn một phần thanh niên chưa học xong, đặc biệt là con em các đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây tỷ lệ chưa học xong Trung học phổ thông đã được khắc phục cơ bản. 
Cùng với học vấn là vấn đề trình độ văn hóa của các thanh niên thực hiện nghĩa cụ quân sự cũng được nâng lên. Học được sinh ra, lớn lên; được học tập trong chương trình đổi mới, tri thức các khoa học nói chung và vấn đề về văn hóa, truyền thống, lịch sử dân tộc đều có những bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt ngay từ khi chuẩn bị nhận ngũ ở các địa phương với hệ thống thông tin rộng khắp đã tuyên truyền giáo dục về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý và tinh thần noi gương các bậc cha anh có tính sôi nổi, động viên, cổ vũ. Các đoàn thể địa phương đều hướng đến động viên con em tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dư luận văn hóa, đạo đức ở các địa phương có tác dụng rất lớn động viên, khuyến khích thanh niên vui vẻ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Khi “nhập thân” văn hóa vào môi trường quân sự, họ đã mang trong mình những sức mạnh của danh dự từ gia đình đến địa phương, quê hương và hoạt động ở môi trường mới có tính ưu việt về giá trị nhân đạo, nhân văn quân sự. Họ thừa hưởng những thành quả của các thế hệ trước đã xây dựng nên môi trường văn hóa một cách tốt đẹp. Họ được giáo dục, rèn luyện có tính cơ bản, toàn diện mọi mặt cả phẩm chất và năng lực của một người quân nhân cách mạng. Đối với các chủ thể là cán bộ, sĩ quan hiện nay cũng được nâng lên về trình độ học vấn và văn hóa. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, sĩ quan ở các đơn vị đều được đào tạo cơ bản, có tính hệ thống. Họ có hiểu biết khá tốt về truyền thống cũng như hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân. Những hiện tượng quân phiệt, bè phái, cục bộ địa phương, đặc biệt là ăn chặn tiêu chuẩn của chiến sĩ đã được ngăn chặn cơ bản. 
Toàn bộ những nội dung trên tạo ra địa bàn rộng lớn, đồng thuận, trong sáng lành mạnh cho quân nhân phát huy tính tích cực, tự giác của mình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Nó là những nguyên nhân cơ bản cho hiện thực hóa quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam hiện nay. Toàn bộ những thành tựu, những ưu điểm như đã luận giải ở phần trên đều bắt nguồn từ những nguyên nhân này. 
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 
Hạn chế:
Một là, một số tổ chức, lực lượng chưa phát huy hết trách nhiệm trong giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Qua kết quả điều tra xã hội học về nội dung liên quan đến vấn đề truyền thống trong phát triển văn hóa quân nhân có có 3,5% lượt hỏi được quân nhân lựa chọn không rõ [Bảng 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4]. Như vậy, so sánh với tiêu chí, yêu cầu ở mặt nhận thức thì số liệu trên cho thấy vẫn còn có quân nhân chưa xác định được những vấn đề thuộc truyền thống liên quan đến phát triển văn hóa quân nhân. Cũng vấn đề trên, xét riêng từng nhóm quân nhân, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ có 3%; đối với sĩ quan, QNCN là có 4,5% [Bảng 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4]. Như vậy, thông qua số liệu này để thấy giữa hạ sĩ quan, binh sĩ và sĩ quan, QNCN có sự khác nhau ở mặt nhận thức, nhưng vẫn có thể thấy quân nhân còn có nhận thức chưa đúng về những nội dung về truyền thống liên quan đến phát triển văn hóa quân nhân hiện nay. 
Khi khảo sát đánh giá vai trò truyền thống đối với phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam có kết quả như sau: xét trên tổng thể quân nhân được hỏi thì ở phương án 4, vai trò bình thường chiếm 2%; phương án 5, không rõ chiếm 7,5% [Bảng 3, Phụ lục 3, Phụ lục 4]. Như vậy, xét trên tổng thể số người được hỏi thì hệ thống các số liệu trên cho có quân nhân được hỏi chưa xác định rõ vai trò của truyền thống. 
Cũng câu hỏi trên, kết quả khảo sát đối với sĩ quan, QNCN phương án 4, vai trò bình thường chiếm 6%; phương án 5, không rõ chiếm 4,5% [Bảng 3, Phụ lục 3]. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ, ở phương án 4, vai trò bình thường chiếm 0%; phương án 5, không rõ chiếm 9% [Bảng 3, Phụ lục 4]. Với sự phân nhóm giữa quân nhân và qua hệ thống các số liệu trên bắt đầu có sự khác nhau, đã có dấu hiệu của không đồng đều trong đánh giá vai trò của truyền thống giữa các thế hệ quân nhân. Kết quả này cùng với những đánh giá ở phương án 1 của sĩ quan, QNCN cho rằng có vai trò rất quan trọng chiếm 53,5% và của hạ sĩ quan, binh sĩ chiếm 35,5% số quân nhân được hỏi thì cho thấy sĩ quan, QNCN đánh giá vai trò truyền thống cao hơn hạ sĩ quan, binh sĩ. Đây là một cơ sở để khẳng định sĩ quan, QNCN có xu hướng truyền thống lớn hơn hạ sĩ quan, binh sĩ. Điều đó ảnh hưởng nhất định đến các nội dung khác, mà tập trung nhất ở quan hệ thống nhất truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam.
Tác giả khảo sát về những nội dung thuộc vấn đề hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam ở mặt nhận thức và đánh giá vai trò của các chủ thể, đã thu được những kết quả là: ở cho thấy đại bộ phận quân nhân đã nắm được những nội dung cơ bản của hiện đại không có phương án nào có tỷ lệ dưới 50% số quân nhân được hỏi lựa chọn, so với hiểu biết về truyền thống thì nhận thức về hiện đại có tỷ lệ cao hơn. Khi xử lý thông tin ở từng lớp chủ thể khác nhau thu được kết quả: đối với sĩ quan, QNCN ở các phương án đều thấp hơn với hạ sĩ quan, binh sĩ. Như vậy, đại đa số quân nhân tuy đều nắm được các nội dung thuộc về hiện đại nhưng nhóm hạ sĩ quan, binh sĩ chiếm tỷ lệ % cao hơn sĩ quan, QNCN. 
Khi khảo sát đánh giá vai trò hiện đại đối với phát triển văn hóa quân nhân QĐND Việt Nam, xét trên tổng thể quân nhân thì ở phương án 4, vai trò bình thường 0%; phương án 5, không rõ chiếm 0,5% [Bảng 5, Phụ lục 3, Phụ lục 4]. Như vậy, ở tổng thể số quân nhân được hỏi thì hệ thống các số liệu trên cho thấy vẫn còn có quân nhân được hỏi không rõ về vai trò của hiện đại. Nghiên cứu là so sánh sự đánh giá giữa các nhóm quân nhân là sĩ quan, QNCN và hạ sĩ quan, binh sĩ thì kết quả cho thấy: đối với sĩ quan, QNCN cho rằng vai trò bình thường 0%; không rõ chiếm 0,5% [Bảng 5, Phụ lục 3]. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhận định là vai trò khá quan trọng 0%; vai trò bình thường 0%; không rõ chiếm 0,5% [Bảng 5, Phụ lục 4]. Với kết quả này, giữa sĩ quan, QNCN và hạ sĩ quan, binh sĩ không có sự khác nhau. Chỉ khác nhau là sự đánh giá về vai trò hiện đại đối với phát triển văn hóa quân nhân hiện nay của hạ sĩ quan, binh sĩ cao hơn so với sĩ quan, QNCN. Điều 

File đính kèm:

  • docluan_an_quan_he_truyen_thong_hien_dai_trong_phat_trien_van_h.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN - Tien Dung.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Tien Dung.doc
  • doc2 TOM TAT TIẾNG VIỆT - Tien Dung.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Tien Dung.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Tien Dung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Tien Dung.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - Tien Dung.doc