Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 7

Trang 7

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 8

Trang 8

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 9

Trang 9

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 206 trang Hà Tiên 12/04/2024 820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

Luận án Quản lý cao độ nền đô thị nhằm giảm thiểu ngập úng tại khu vực phát triển mở rộng phía nam sông Hồng của đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội
ộ nền hợp lý, phù hợp với quy 
mô và tính chất đô thị sẽ đảm bảo điều kiện kinh tế và kỹ thuật, góp phần hiện 
thực hóa quy hoạch. 
Cơ sở để tính toán lựa chọn cao độ nền đô thị là dựa vào tần suất mực 
nước tính toán. Do vậy để xác định được mực nước tính toán thì điều quan 
trọng là phải lựa chọn tần suất thiết kế cho phù hợp theo mức độ quan trọng 
của khu đất xây dựng đô thị. Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN: 
01:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng, mực 
nước tính toán được quy định cụ thể: 
Bảng 2.2. Mực nước tính toán - mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất 
(số năm) [5] 
Loại đô thị 
Khu chức năng 
Đặc 
biệt 
Loại 
I 
Loại 
II 
Loại 
III 
Loại 
IV 
Loại 
V 
Khu trung tâm 100 100 50 40 20 10 
Khu công nghiệp, kho tàng 100 100 50 40 20 10 
Khu ở 100 100 50 40 20 10 
Khu cây xanh, TDTT 20 10 10 10 10 2 
Khu dân cư nông thôn 
- Dân dụng > H maxTBnăm 
- Công cộng > Hmax + 0,3 m 
78 
Đối với ĐTTT Tp Hà Nội thuộc loại đô thị đặc biệt thì mực nước tính 
toán phải đảm bảo tần suất thiết kế 1%. Tuy nhiên, khu vực phát triển mở rộng 
phía Nam sông Hồng của ĐTTT Tp Hà Nội với hiện trạng chủ yếu là trung tâm 
huyện lỵ của tỉnh Hà Tây (cũ), cao độ nền hiện trạng đã được tính toán theo tần 
suất 50% nên một số khu vực có cao độ nền thấp. Điều này đã dẫn tới tình trạng 
quá trình phát triển đô thị có sự chênh lệch cao độ nền giữa khu hiện trạng và 
khu đô thị mới. Đây là một thách thức không nhỏ trong công tác quy hoạch và 
quản lý cao độ nền đô thị. Đặc biệt là công tác khớp nối cao độ nền giữa khu 
hiện trạng và khu đô thị mới nhằm đảm bảo chống ngập úng cho đô thị. 
2.2.4. Điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ [20] 
Phần lớn các khu đất xây dựng đô thị cần phải sử dụng các biện pháp để 
cải tạo địa hình mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng. Điều kiện khoa học kỹ 
thuật là một trong những yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của giải pháp đồng 
thời đáp ứng được yêu cầu kinh tế, làm giảm giá thành xây dựng, đẩy nhanh 
tiến độ, an toàn trong lao động. 
Đô thị càng phát triển thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở đô thị càng phong 
phú và phức tạp, kéo theo đó là công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Việc 
ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý giúp công tác quản lý hồ sơ được 
khoa học, thống nhất; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tinh gọn tổ chức bộ 
máy quản lý. 
Hiện nay, UBND Tp Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ trong công 
tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó, Công ty TNHH MTV 
Thoát nước Hà Nội đã và đang tiến hành xây dựng bản đồ số, thông tin về các 
điểm ngập úng trong mưa lớn nhằm giúp người dân tìm kiếm thông tin các điểm 
ngập úng để tránh khi tham gia giao thông. Tuy đây chỉ là bước khởi đầu nhưng 
sẽ tạo tiền đề để thực hiện ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hạ tầng 
nói chung và quản lý cao độ nền đô thị nói riêng một cách đồng bộ và hiệu quả. 
79 
2.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý [34] 
Trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, tổ chức bộ 
máy quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý. Để công tác quản 
lý được hiệu quả, cần thiết phải thực hiện quản lý theo hệ thống ngành dọc và 
có sự thống nhất từ cấp quận, huyện đến cấp thành phố. 
Tổ chức bộ máy phải thống nhất theo hướng chuyên môn hóa. Quản lý 
cao độ nền đô thị có liên quan đến nhiều lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật khác nhau 
nên cơ cấu cấp quản lý cần được phân công nhiệm vụ theo nhóm ngành hoặc 
nhóm chuyên ngành với những con người được đào tạo bài bản, đúng với 
chuyên ngành được phân công phụ trách. Bên cạnh đó, để công tác quản lý được 
thống nhất cơ cấu tổ chức phải thể hiện được sự gắn kết. Việc gắn kết giữa các 
chuyên ngành theo từng nhóm thể hiện sự quản lý tập trung theo hướng chuyên 
môn hóa, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý. 
2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý cao độ nền đô thị theo quy hoạch khu vực 
phát triển mở rộng phía Nam sông Hồng 
Hệ thống các văn bản pháp lý trong công tác quản lý xây dựng theo quy 
hoạch gồm Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các Nghị định, Thông tư 
hướng dẫn, Quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Trong những năm qua, cơ quan 
có thẩm quyền đã ban hành và hoàn thiện một số văn bản pháp lý liên quan 
nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy 
hoạch, trong đó có nội dung quản lý cao độ nền đô thị. Cụ thể: 
2.3.1. Các văn bản pháp lý liên quan 
a. Luật 
 Luật xây dựng năm 2014 (Luật số 50/2014/QH13) [40] 
Năm 2014, Luật Xây dựng sửa đổi đã được thông qua, có hiệu lực 
01/12/2015 có quy định về nội dung quản lý quy hoạch xây dựng: trình tự các 
bước lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch, 
80 
tổ chức thực hiện theo quy hoạch. Trong đó, nội dung quản lý xây dựng theo 
quy hoạch được đề cập tại các điều 12; 45, 46,47,48. Trong đó, tại khoản 3 và 
khoản 4 điều 12 quy định rõ: cấm các hành vi xây dựng công trình ở khu vực 
đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống; cấm xây dựng công trình 
vi phạm cốt xây dựng. 
 Luật Quy hoạch đô thị ( Luật số 30/2009/QH12) [38] 
Luật Quy hoạch đô thị quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, 
thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy 
hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê 
duyệt. Tại khoản 2 điều 37 có quy định nội dung của Quy hoạch cao độ nền và 
thoát nước mặt đô thị. Tại khoản 2 điều 56 quy định nội dung chứng chỉ quy 
hoạch cần có thông tin về cao độ nền xây dựng, tại khoản 1 điều 57 quy định 
cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị cần thực hiện cắm mốc cốt xây dựng. Điều 
33 quy định thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch xây dựng, ngoài việc quy 
định khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định hình 
khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc còn 
phải thể hiện rõ chủng loại các vật liệu của công trình, vật liệu lát sân đường, 
vườn hoa, đường dạo công viên. 
 Luật Thủ đô (Luật số 25/2012/QH13) [39] 
Luật Thủ đô quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm 
xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Nội dung của Luật có các điều 
khoản quy định chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô nhưng nội 
dung quản lý cao độ nền và thoát nước mặt chưa được đề cập tới. 
b. Các văn bản dưới luật 
 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP [9] 
Nghị định quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch 
đô thị. Tại Mục 1 của Chương III đã quy định về nội dung hồ sơ của từng quy 
81 
hoạch đô thị nhưng nội dung về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt vẫn 
còn hạn chế. Tại Mục 2 Chương III quy định nội dung quy hoạch chuyên ngành 
hạ tầng kỹ thuật đã đề cập đến nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước 
mặt tại điều 23. 
 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP [10] 
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt 
quy hoạch đô thị tại Khu vực phát triển đô thị. Đối tượng chủ yếu là các dự án 
đầu tư phát triển đô thị được xem xét từ khâu lập quy hoạch đến dự án đầu tư. 
Nghị định chỉ ra các kế hoạch định hướng đầu tư phù hợp với định hướng phát 
triển quy hoạch cho các chính quyền đô thị. 
 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP [12] 
Nghị định quy định chi tiết một số nội dung của Luật Xây dựng số 
50/2014/QH13 gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng, quản 
lý thực hiện quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng. Nội dung Quy hoạch 
cao độ nền và thoát nước mặt đã được đề cập đến trong các loại quy hoạch xây 
dựng đô thị. 
 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP [11] 
Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại 
các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, 
khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ 
gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ 
Việt Nam. Tại Điều 6 của Nghị định quy định rõ về quản lý cao độ có liên quan 
đến thoát nước bao gồm: quản lý cao độ nền đô thị và quản lý cao độ của hệ 
thống thoát nước. 
c. Hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm 
 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2019/BXD Quy chuẩn 
kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng [5] 
82 
Quy chuẩn nêu ra những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình 
lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý để 
quản lý việc ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và các quy 
định về quản lý xây dựng theo quy hoạch tại địa phương. Nội dung Quy hoạch 
cao độ nền và thoát nước mặt được gọi chung là Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. 
Trong đó, các yêu cầu đối với quy hoạch cao độ nền được quy định cụ thể từ 
giai đoạn quy hoạch chung đến giai đoạn quy hoạch chi tiết. 
 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ 
thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị [6] 
Quy chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ trong đầu tư xây 
dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình thoát nước mưa, 
thoát nước thải và xử lý nước thải. Tuy nhiên, các quy định kỹ thuật về cao độ 
nền đô thị với hệ thống thoát nước chưa được đề cập một cách cụ thể. 
2.3.2. Các đồ án quy hoạch liên quan đã được phê duyệt 
a. Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 [47] 
Tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng 
Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 
2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nội dung định hướng Quy hoạch cao 
độ nền và thoát nước mặt được quy định: 
 Định hướng Quy hoạch cao độ nền đô thị 
Quy hoạch san đắp nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nước 
mưa, phải đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt, các tác động bất lợi của thiên 
nhiên và việc biến đổi khí hậu. Cao độ nền khống chế của từng đô thị được lựa 
chọn theo chế độ thủy văn của sông, suối ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị; tuân 
thủ quy chuẩn hiện hành, mức độ quan trọng, không mâu thuẫn với các quy 
hoạch đã được duyệt và hài hòa với các khu vực đã xây dựng liền kề. Cụ thể: 
- Cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào 
83 
chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị: 
Cao độ khống chế dân dụng = H (P%) + (0,3÷0,5) m; 
Cao độ khống chế công nghiệp = H (P=1%) + (0,5÷0,7) m. 
- Tần suất P (%) lựa chọn tuỳ thuộc vào từng lưu vực sao cho tuân thủ 
được với quy chuẩn hiện hành, mức độ quan trọng, không mâu thuẫn với các quy 
hoạch đã được duyệt và hài hoà với các khu vực đã xây dựng liền kề. Cụ thể: 
+ Lưu vực sông Nhuệ: Tần suất lựa chọn P = 1%; 
+ Lưu vực sông Tích, sông Cà Lồ: lựa chọn P = 3%÷10%; 
+ Đối với các sông nội đồng không có trạm theo dõi thuỷ văn: cao độ lựa 
chọn cao hơn cao độ ruộng từ (0,7÷1,5) m. 
- Cao độ xây dựng khống chế đối với các thị trấn, dân cư nông thôn sẽ 
căn cứ vào mực nước lớn nhất gây úng ngập hàng năm. Thông thường tôn cao 
hơn nền ruộng từ 0,7 m đến 1,5 m. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan, địa hình tự 
nhiên và phát huy tiềm năng thiên nhiên để giữ được bản sắc địa hình của mỗi 
vùng. Chỉ tôn nền những khu vực cần thiết: những khu ruộng, khu trũng, các 
ao hồ nhỏ, các thùng đấu dự kiến sẽ phát triển đô thị, công nghiệp. 
 Định hướng Quy hoạch thoát nước mặt 
Thoát nước mặt đô thị phù hợp với quy hoạch tiêu thủy lợi về phân chia 
3 lưu vực chính Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội. Hướng thoát nước theo địa 
hình tự nhiên và về các trạm bơm tiêu được xây dựng trong vùng. 
Các lưu vực phụ nằm giữa sông Nhuệ và vành đai (Khu vực phát triển 
mở rộng phía Nam thành phố Hà Nội) phù hợp với quy hoạch tiêu nước hệ 
thống thuỷ lợi sông Nhuệ (quyết định số 037/QĐ-TTg ngày 01/07/2009). 
Xây dựng các công trình đầu mối gồm trạm bơm tiêu và hồ điều hòa. Đề 
xuất thay đổi chức năng một số trạm bơm thuỷ lợi thành các trạm bơm thoát 
nước đô thị riêng để có thể chủ động tiêu thoát cho đô thị, phù hợp với định 
hướng phát triển đô thị. 
84 
Yêu cầu về đường cống thoát nước mưa: 100% đường nội thị phải có 
cống thoát nước mưa; Đối với đường ngoại thị: đến 2020 phải đạt tối thiểu 80% 
đường có hệ thống thoát nước mưa; đến 2030 phải đạt 100%. Sơ đồ tổ chức 
thoát nước mặt được thực hiện ở Hình 2.4. 
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức thoát nước mặt thành phố Hà Nội [67] 
b. Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 
2050 [48] 
Ngày 10 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 
số 725/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến 
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau: 
 Tiêu thoát lũ và vùng tiêu thoát nước 
Tiêu thoát lũ qua Hà Nội phải tuân thủ theo Quy hoạch Phòng chống lũ 
hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình tại quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 21 
tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch chống lũ chi tiết của 
thành phố Hà Nội. 
Phối hợp với quy hoạch Thủy lợi Hà Nội để đảm bảo tiêu thoát nước đô 
thị ra các sông. 
 Phân vùng tiêu thoát nước: Thành phố Hà Nội bao gồm 3 vùng tiêu 
chính: Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội. 
 Quy hoạch thoát nước mưa 
Các chỉ tiêu tính toán hệ thống thoát nước mưa căn cứ theo các tiêu chuẩn, 
Lưu vực thoát nước Cống thoát nước 
Trạm bơm nước mưa Sông 
Hồ điều hòa trong nội thành 
Kênh mương thoát nước 
Hồ điều hòa 
85 
quy chuẩn kỹ thuật liên quan theo quy định, phát huy tối đa khả năng thoát 
nước tự chảy, tăng diện tích thấm nước mưa, bố trí hệ thống công trình trữ nước 
và chứa nước hợp lý nhằm điều hòa lượng nước mưa, kết hợp cùng giải pháp 
bơm thoát nước cưỡng bức hợp lý, hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện 
có sang mục đích khác. Các chỉ tiêu chính trong quy hoạch thoát nước mưa Thủ 
đô Hà Nội được thể hiện ở Bảng 2.3. 
Đối với khu vực phát triển mở rộng phía Nam sông Hồng thuộc vùng tiêu 
Tả Đáy, các công trình đầu mối chính tiêu thoát nước dự kiến được thể hiện ở 
Bảng 2.4. 
Bảng 2.3. Các tiêu chí chính trong quy hoạch thoát nước mưa Thủ đô Hà Nội [48] 
TT 
Tiêuchuẩn 
quy hoạch 
Sông, kênh, cống/ hồ điều 
hòa đầu mối, trạm bơm 
thoát nước mưa 
Kênh 
mương, cống 
thoát nước 
mưa chính 
Cống, 
mương 
nhánh thoát 
nước mưa 
1 
Chu kỳ lặp 
lại trận mưa 
tính toán 
10 năm và có tính đến lượng 
mưa tăng theo kịch bản biến 
đổi khí hậu đến năm 2050 
5÷10 năm 2÷5 năm 
2 
Lưu lượng 
tính toán 
310mm/2 ngày cho đô thị lõi phía Nam sông Hồng và 
cao hơn 200mm/ngày cho từng lưu vực đô thị cụ thể đối 
với trận mưa có chu kỳ lặp lại cho 10 năm 
Bảng 2.4. Dự kiến xây dựng công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mưa 
cho vùng Tả Đáy [48] 
TT Tên vùng/Lưu vực 
Diện 
tích 
(ha) 
Hồ điều 
hòa 
(ha) 
Công suất 
bơm yêu 
cầu (m3/s) 
Nguồn xả 
1 Lưu vực sông Tô Lịch 7.750 944 90,00 Sông Hồng 
2 Lưu vực Đông Mỹ 2.010 97 41,30 Sông Hồng 
86 
TT Tên vùng/Lưu vực 
Diện 
tích 
(ha) 
Hồ điều 
hòa 
(ha) 
Công suất 
bơm yêu 
cầu (m3/s) 
Nguồn xả 
3 Lưu vực Tả Nhuệ 9.800 564 115,00 
Sông Hồng, 
sông Nhuệ 
4 Lưu vực hữu nhuệ 17.714 531 464,00 
Sông Hồng, 
sông Nhuệ, 
sông Đáy 
5 Lưu vực Phú Xuyên 8.800 194 101,20 
Sông Hồng, 
sông Nhuệ 
6 Lưu vực các thị trấn 1.276 - - 
7 Tổng 47.350 2.330 811,50 
c. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các đồ án Quy hoạch phân khu 
Sau khi Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 
và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 
số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thực 
hiện nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện cụ thể hóa quy hoạch chung thông qua 
các đồ án Quy hoạch phân khu được thể hiện ở Phụ lục 02. Hiện tại, công tác 
lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu đã được hoàn thành. 
Trong đó, khu vực phát triển mở rộng phía Nam sông Hồng thuộc ĐTTT thành 
phố Hà Nội thuộc các phân khu từ S1 đến S5. Nội dung quy hoạch cao độ nền 
và thoát nước mặt cơ bản đã tuân thủ theo Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô 
Hà Nội và Quy hoạch Thoát nước Hà Nội. Các đồ án đã thể hiện được nội dung 
cơ bản của công tác Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt gồm: Đánh giá 
hiện trạng nền và hệ thống thoát nước, phân chia lưu vực, tính toán cao độ nền 
cho từng khu vực, thiết kế mạng lưới đường cống thoát nước và các công trình 
đầu mối liên quan. 
87 
2.4. Kinh nghiệm quản lý cao độ nền đô thị theo quy hoạch trong nước và 
quốc tế 
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước [4] 
a. Thành phố Hải Phòng 
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng 
biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, 
y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. 
Với địa hình đồng bằng ven biển, cao độ nền thấp, chịu ảnh hưởng của chế độ 
thủy triều Vịnh Bắc Bộ kèm theo lượng mưa gia tăng trong những năm gần đây 
đã làm cho thành phố thường xuyên bị ngập úng. Nguyên nhân được xác định: 
- Cao độ nền hiện trạng thấp, Cao độ nền xây dựng mới chưa tính toán 
đáp ứng yêu cầu về tần suất ngập lụt. Quản lý cao độ nền và hệ thống thoát 
nước chưa được chú trọng từ khâu thiết kế đến khâu thi công; 
- Hệ thống thoát nước xây dựng đã lâu, không đồng bộ, chắp vá; 
- Sự kết nối của người dân với cơ quan quản lý thoát nước (Công ty 
TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng) chưa nhiều trong quá trình xây dựng, duy 
tu, bảo dưỡng. 
Trước tình hình đó, Thành phố Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp 
nhằm chống ngập úng cho các quận nội thành và một số huyện ngoại thành. Các 
giải pháp được tiến hành đồng bộ từ khâu thiết kế, thi công, vận hành. Cụ thể: 
 Về giải pháp kỹ thuật: 
- Rà soát, đánh giá thực trạng cao độ nền trên tất cả các quận nội thành để 
tính toán đề xuất giải pháp điều tiết thoát nước mưa chống ngập úng cho đô thị; 
- Xây dựng, nạo vét, tăng diện tích hồ điều hòa thêm 262 ha; 
- Đầu tư xây mới hệ thống kênh mương có khẩu độ B > 30 m với tổng 
chiều dài 14 km; 
- Đầu tư xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa và cống ngăn triều, cải 
88 
tạo nâng cấp hệ thống cống cũ; 
 Về giải pháp quản lý: 
- Thành lập sổ cái quản lý hệ thống thoát nước và quy trình bảo dưỡng 
hệ thống; 
- Thành lập trung tâm quản lý thông tin cao độ nền và hệ thống thoát 
nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý vậnh hành, duy tu bảo dưỡng 
trong quá trình sử dụng; 
- Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, học hỏi 
kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực quản lý hệ thống 
thoát nước và kiểm soát ngập úng đô thị; 
- Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng, 
giám sát, quản lý và đội ngũ ứng trực xử lý sự cố khi cần thiết. 
Với giải pháp đồng bộ như trên, công tác quản lý cao độ nền xây dựng, 
chống ngập úng cho các quận nội thành của thành phố Hải Phòng đã đạt được 
một số kết quả nhất định: 
- Cao độ nền toàn thành phố đã được rà soát, xây dựng dữ liệu phục vụ 
cho công tác thiết kế, cải tạo sửa chữa, tính toán hệ thống thoát nước chống 
ngập úng cho đô thị; 
- Với những trận mưa dưới 50 mm đô thị Hải Phòng không bị ngập úng. 
Các trọng điểm ngập úng trước đây đã giảm khoảng 50%, cá biệt có những 
trọng điểm ngập úng thường xuyên như đường Đổng Quốc Bình, đường Trần 
Nguyên Hãn, Tô Hiệu, Phủ Thượng Đoạn đã được xóa bỏ hoàn toàn. 
Qua những phân tích ở trên, có thể nhận thấy công tác quản lý cao độ nền 
đô thị và hệ thống thoát nước cần được thực hiện đồng bộ. Những công việc 
này đòi hỏi cách tổ chức chuyên nghiệp, nhân lực phải có trình độ. Bên cạnh 
đó cần phải có sự chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị quản lý của các đơn vị 
trong và ngoài nước đồng thời cần hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác quốc tế liên tục từ 
89 
các tổ chức liên quan để công tác quản lý được xuyên suốt [4]. 
b. Thành phố Vinh 
Thành phố Vinh là đô thị loại I thuộc tỉnh Nghệ An, là trung tâm kinh tế, 
chính trị của tỉnh. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh 
Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt tại Quyết định s

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_cao_do_nen_do_thi_nham_giam_thieu_ngap_ung_t.pdf
  • pdf03B. NEW CONTRIBUTIONS.pdf
  • pdf03A. DONG GOP MOI.pdf
  • pdf02B. SUMMARY.pdf
  • pdf02A. TOM TAT.pdf