Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 1

Trang 1

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 2

Trang 2

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 3

Trang 3

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 4

Trang 4

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 5

Trang 5

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 6

Trang 6

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 7

Trang 7

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 8

Trang 8

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 9

Trang 9

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 181 trang Hà Tiên 17/05/2024 830
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng

Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
CQ 
vai trò của nhà nước vẫn chiếm ưu thế; Sự TGCĐ chưa phát huy được hiệu 
quả như mong muốn, đặc biệt những yếu tố tích cực của các thiết chế cộng 
đồng truyền thống chưa được phát huy. 
 60 
Sự TGCĐ trong quản lý KTCQ đô thị nói chung và KTCQ KPC Hà Nội 
nói riêng diễn ra ở 3 giai đoạn cơ bản: 1). Lập quy hoạch đô thị; 2). Đầu tư 
xây dựng, và 3) Khai thác sử dụng. 
Trong quá trình lập quy hoạch, sự TGCĐ, theo kết quả nghiên cứu của 
một số nhà khoa học, về lý thuyết thể hiện trách nhiệm cũng như cam kết của 
người dân, nhằm tăng tính hiệu quả của đồ án. Bởi vì người dân là người thụ 
hưởng kết quả của dự án và có thể đóng góp nguồn lực của mình cho các hoạt 
động cộng đồng phục vụ dự án. Và khi cộng đồng được coi trọng thì sự hợp 
tác với các bên liên quan như chính quyền và đơn vị thiết kế sẽ chặt chẽ và 
đạt hiệu quả thiết thực hơn. 
Sự TGCĐ (nói cách khác là sự kết hợp với các nhà quy hoạch, chính 
quyền và nhà đầu tư) trong quá trình lập đồ án quy hoạch thể hiện qua 4 bước 
cơ bản trong đó có 2 bước đầu 1- “Chia sẻ thông tin” và 2- “Trao đổi, hội 
đàm”, nhằm chia sẻ thông tin từ các nhà tư vấn và chính quyền về dự án để 
cộng đồng dân cư - những người thụ hưởng bàn bạc, có ý kiến phản hồi để 
các bên liên quan hiểu rõ tình hình và nhu cầu để thực hiện tốt nhất dự án. 
Bước thứ 3- “Đề ra các quyết định” là hình thức tham gia trực tiếp và 
hiệu quả nhất của cộng đồng đối với dự án. 
Bước thứ 4- “Hoạt động khởi xướng” là bước cuối cùng, bản thân cộng 
đồng cũng có thể đề xuất một dự án phát triển đô thị cụ thể vì lợi ích của cộng 
đồng. Trường hợp này phù hợp với những dự án quy mô nhỏ ảnh hưởng trực 
tiếp đến lợi ích của cộng đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp và quản lý khai thác 
và sử dụng hiệu quả hệ thống KGCC trong khu chung cư cũ như trường hợp 
Giảng Võ là một trong những ví dụ thích hợp. 
Và sự TGCĐ diễn ra trong các bước của quy trình lập đồ án quy hoạch 
đô thị, đó là:1. Xác định nhiệm vụ thiết kế;2. Thống nhất mục đích và các 
 61 
mục tiêu của đồ án;3. Đánh giá hiện trạng;4. Lựa chọn phương án;5. Đánh giá 
các giải pháp thực hiện; 
Ở bước quản lý đầu tư xây dựng, tùy theo quy mô và tính chất của từng 
đồ án, dự án mà xây dựng các cơ chế phối hợp các bên liên quan để huy động 
sự tham gia cộng đồng. Để cộng đồng tham gia hiệu quả, có thể thông qua các 
tổ chức cộng đồng được đề xuất thành lập mới phù hợp với yêu cầu của đồ án, 
dự án cụ thể, như: Ban giám sát cộng đồng, Tổ cộng đồng tự quản, 
Ở giai đoạn sau khi dự án được hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 
thì sự tham gia cộng đồng trong việc khai thác sử dụng, duy tu, bảo trì, có ý 
nghĩa quan trọng, đảm bảo tính hiệu quả cũng như sự phát triển bền vững của 
kết quả dự án. Cộng đồng có thể thành lập các tổ chức của mình để huy động 
sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, như Ban quản lý, Ban đại diện cộng 
đồng, 
2.2.7 Nhận xét 
Các vấn đề cần làm rõ khi áp dụng các cơ sở lý thuyết nêu trên: 
Ởphương Tây với sự đề cao tính dân chủ, mức độ TGCĐ là điều luôn được 
coi trọng và đề cao. Tuy nhiên thực tại ở Việt Nam, hầu hết các dự án quản lý 
quy hoạch đô thị mới chỉ dừng ở cấp độ 5 (theo Arnstein) hay cấp độ Hội đàm 
(theo Paul). Các cuộc chưng cầu ý dân được lập ra với mục đích lấy ý kiến 
cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả chưa thực sự cao và quyết định cuối cùng vẫn 
thuộc về các cơ quan có thẩm quyền. 
Vì vậy, để vận dụng các lý thuyết trên một cách hiệu quả, cần có các 
cách phân tích, đặt vào thực tế các điều kiện khách quan, để đưa ra được lý 
thuyết riêng của phù hợp với KPC Hà Nội. 
 62 
2.3. Cơ sở pháp lý 
2.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật Nhà nƣớc 
Các văn bản pháp luật của nhà nước đã ban hành có liên quan đến sự 
TGCĐ và quản lý KTCQ KPC Hà Nội gồm có: 
- Luật quy hoạch đô thị 2009, ngày 20 tháng 7 năm 2015. 
Trong luật quy hoạch đô thị 2015 có nhắc tới khái niệm về “quản lý 
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị”, trong đó liên quan đến KTCQ của 
KPC. Tuy nhiên KPC là một di sản đô thị đặc biệt, nên còn cần đến sự điều 
chỉnh bởi các luật khác. 
Trong Luật có quy định: Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị là bắt buộc 
trong quy trình lập quy hoạch đô thị cũng như phải công khai đồ án quy hoạch 
đã được phê duyệt trong thời gian 30 ngày. Đồng thời, Luật quy định rõ: tùy 
theo cấp độ, phạm vi của đồ án quy hoạch đô thị sẽ có hình thức thu thập ý 
kiến cộng đồng tương ứng. 
- Luật di sản văn hóa 2009, (được sửa đổi bổ sung 2009) 
Trong luật di sản 2009ghi rõ việc khuyến khích phát triển và bảo vệ các 
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, như: di tích, danh lam, cổ vật, các lễ 
hội truyền thống  Tuy nhiên đối với di sản đô thị như trường hợp KPC Hà 
Nội, là đối tượng rất cần được quản lý và nghiên cứu thì lại chưa được đề 
cập đầy đủ. 
- Luật Xây dựng năm 2014, ngày 18 tháng 06 năm 2014 
Tại Điều 17 Luật Xây dựng, quy định rõ ràng, như Luật Quy hoach đô 
thị: “Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch 
chung được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư 
bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có 
 63 
trách nhiệm tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về 
thực hiện dân chủ ở cơ sở”. 
- Pháp lệnh Dân chủ cơ sở số 34/2007/PL-UBTVQH11, 20/4/2007[11] 
Pháp lệnh quy định quyền được tham gia trong một số lĩnh vực liên quan 
đến quy hoạch xây dựng, như: Công khai quy hoạch để nhân dân biết, tiến độ 
thực hiện, phương án đền bù, kế hoạch sử dụng đất, 
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về Quản lý không gian, kiến 
trúc, cảnh quan. Nay sau khi Luật Kiến trúc ra đời, Nghị định 38 hết hiệu lực 
và thay bằng Luật Kiến trúc (2019) với Nghị định số 85/2020/NĐ-CP. 
Trong Nghị định 38, Chính phủ thống nhất quản lý và phân cấp quản lý 
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. UBND thành phố, thị xã, thị trấn (sau 
đây gọi là chính quyền đô thị) quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh 
quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Cơ quan có 
chức năng quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị ở địa phương có trách nhiệm 
giúp chính quyền đô thị quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. 
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo 
quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô 
thị. Đối với những khu vực đô thị, tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, 
thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thì thực hiện việc 
quản lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng được cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với các quy định trong 
Nghị định này. 
Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị 
đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan 
đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập 
 64 
quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản 
sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị. 
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải căn cứ vào 
quy hoạch, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được 
chính quyền đô thị quy định cụ thể bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến 
trúc đô thị. 
- Nghị định chính phủ số 29/2007/NĐ-CP về Quản lý kiến trúc đô 
thị[12]. 
Trong đó quy định về Giám sát cộng đồng về kiến trúc đô thị. Cộng 
đồng thực hiện quyền giám sát bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua 
Ban thanh tra nhân dân. 
- Thông tư 07/2008/TT-BXD, Ngày 7/4/2008 [6] 
Trong đó có (phần III) hướng dẫn việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án 
quy hoạch xây dựng. 
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013. 
- Nghị định “Quy định về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị 
“số 38/2010/ND-CP [13]. 
Quy định về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị có các mục 
liên quan tới nghiên cứu của luận án gồm Chương II. Điều 6. Quy định chung 
đối với không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị. Điều 12, Điều 14, Điều 16. 
- Nghị địnhchính phủ số 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô 
thị[14]. 
Các nội dung liên quan đến luận án thể hiện ở: Chương III – Điều 17. 
Đối với cây xanh được bảo tồn trong đô thị - Là một trong những vẫn đề nổi 
cộm của KPC, có tác động đến hình thái cảnh quan kiến trúc đặc trưng. Tuy 
 65 
nhiên, trong nghị định mới đề cập chung chung, chưa nói rõ tới các công việc 
bảo tồn, kể cả những hình dáng vốn có tạo nên nét riêng biệt, đặc sắc của 
khung cảnh. Trong khi cây xanh có ảnh hưởng mang tính hình ảnh đô thị, 
mang lại những giá trị cảnh quan kiến trúc mà luận án đề cậ 
- Luật Kiến trúc (2019) và Nghị định số 85/NĐ-CP về Quy định chi tiết 
một số điều của Luật Kiến trúc. Trong đó, Điều 8 có quy định về lập quy chế 
quản lý kiến trúc. Quy chế này bao trùm cả nội dung quản lý không gian, kiến 
trúc, cảnh quan đã được quy định tại Nghị định 38 trước đây. 
2.3.2. Văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố Hà Nội. 
- Luật thủ đô số 25/2015/QH13[30] 
- Quy chế quản lý KPC Hà Nội. 
Đánh giá tổng kết 2 năm triển khai thực hiện quyết định 6398/QĐ-
UBND ngày 24/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về Quy chế quản lý 
Quy hoạch - Kiến trúc khu Phố cổ Hà Nội đã nêu rõ được những mặt mạnh và 
tính hiệu quả của quy chế này. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý 
của Thành phố trong triển khai.Sự ủng hộ và quan tâm từ phía cộng đồng rất 
tích cực và được sự đồng thuận cao.Việc bảo tồn và trung tu các di sản cũng 
được triển khai với sự ủng hộ cao từ phía cộng đồng. 
- Kế hoạch 63/KH-UBND ngày 26/3/2020 về Triển khai công tác chuẩn 
bị lập “Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 
2045”. Nội dung của Kế hoạch đề cập đến sắp xếp, phân bố không gian các 
hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với việc phát triển kết 
cấu hạ tầng, trong đó có liên quan đến KTCQ KPC Hà Nội, đồng thời đề cập 
đến sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố để sử 
dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời 
kỳ 2021 – 2030 và những năm tiếp theo. (Phụ lục II.2) 
 66 
2.4. Cơ sở thực tiễn 
2.4.1. Lịch sử tham gia cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan khu 
phố cổ Hà Nội 
Sự TGCĐ trong quản lý KTCQ KPC Hà Nội có lịch sử lâu đời, được thể 
hiện qua các hình thức, như: 
2.4.1.1. Quá trình phát triển cộng đồng trong lịch sử 
a. Tổ chức xã hội làng – xã truyền thống 
Về lịch sử TGCĐ ở nước ta, GS Vũ Quốc Thúc trong cuốn “Nền kinh tế 
công xã Việt Nam” cho rằng, cho đến trước 1945, cấu trúc quan hệ trong các 
làng ở Bắc Bộ theo kiểu “công xã nguyên thủy” về mặt kinh tế, xã hội, văn 
hóa, thể hiện qua chế độ ruộng công, chế độ bầu cử, hương ước ở từng làng. 
Pierre Gourou, một học giả Pháp khẳng định: Rất khác với cách tổ chức xã 
hội của người Trung Hoa, làng Việt là một cộng đồng tự trị theo kiểu dân chủ 
đại diện. Dân làng bầu ra người đứng đầu (tộc trưởng, trưởng thôn/ bản) với 
bộ máy và Hương ước riêng để điều chỉnh các mối quan hệ. Kết cấu cộng 
đồng làng xã như thế đã tồn tại trong lịch sử bất chấp các biến cố chính trị, 
chiến tranh và thiên tai. Đến thời thuộc Pháp (1884-1954), mô hình tự quản 
làng xã vẫn được giữ nguyên. [97,88] (Hình 2.1) 
Hình 2.1: Bức tranh Hà 
Nội thế kỷ XIX (trước khi 
người Pháp đến), họa sĩ 
Nguyễn Thế Khang cho 
thấy Kẻ Chợ còn mang 
nhiều hình ảnh của làng 
quê.[20] 
 67 
Với Thăng Long – Hà Nội, đất Kinh kỳ, nơi trung tâm hội tụ của dân cư 
bốn phương đến làm ăn sinh sống. Mối quan hệ cộng sinh giữa các cư dân 
đến từ nhiều vùng nông thôn với nghề nghiệp khác nhau đã tạo nên sự đa 
dạng về văn hóa cư trú. Điều đó đã được mô tả trong Văn bia ở Vĩnh Ninh, 
Yên Ninh: “Nay thiết tưởng làng ta quần cư, vốn là người không có điền thổ 
căn cước bốn phương đến làm nhà cư trú tại đấy, thành ra lạc giao, chọn được 
làng nhân đức, nguyện nhập hương ẩm hội lễ”. Và cũng đúng như các ngạn 
ngữ phổ biến như “Phép vua thua lệ làng” hay ” Bán anh em xa mua láng 
giềng gần” cho thấy các quy tắc ứng xử giữa trong cộng đồng đã tạo nên tính 
cố kết bền vững của hình thức tổ chức xã hội ở Thăng Long – Hà Nội có 
nguồn gốc từ nông thôn.[37] 
b. Tổ chức cộng đồng mới 
Cùng với sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, xuất hiện 
nhiều tổ chức cộng đồng mới, có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động xã hội, 
trong đó có công tác quản lý KTCQ KPC Hà Nội. Đó là các cộng đồng hàng 
phố, phường hội nghề nghiệp, cộng đồng trí thức, viên chức, cộng đồng tôn 
giáo,...[64] 
Sau tiếp quản Thủ đô, chính sách quản lý nhà đất mới hình thành: Mỗi 
hộ gia đình được sử dụng không quá 200m2. Những gia đình có nhà đất diện 
tích lớn hơn được vận động hiến cho nhà nước quản lý để cho thuê. KTCQ 
KPC Hà Nội, vì thế có nhiều biến đổi: Một số cơ sở kinh doanh, nhà ở tư 
nhân, cơ sở tôn giáo thành các cơ sở sản xuất hay trụ sở cơ quan, trường 
học, Hoạt động cộng đồng, chủ yếu thông qua các phong trào lao động 
XHCN, cứu trợ,(Bảng 2.2) 
Giai đoạn 2007-2018, đánh dấu sự trở lại của cộng đồng trong quản lý, 
duy tu và khai thác KTCQ KPC. Những dự án thành công trong bảo tồn 
 68 
đình, chùa, hội quán hay chỉnh trang không gian đi bộ, cho thấy sự 
TGCĐ hiệu quả đã làm nên sức sống mới cho không gian KTCQ KPC Hà 
Nội. 
Những năm gần đây, cộng đồng dân cư KPC Hà Nội đang biến đổi 
mạnh với sự xuất hiện nhiều chức năng mới theo hướng dịch vụ, thương mại 
hướng tới du lịch. Các cộng đồng cư dân mới có tiềm lực tài chính, có mối 
quan hệ xã hội rộng đang trở thành những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp, 
có tính quyết định đến quy hoạch và quản lý KTCQ KPC Hà Nội. 
Bảng 2,2. Biến đổi thành phần cộng đồng dân cư trong KPC Hà Nội 
 69 
2.4.1.2. Hương ước – Bộ luật tục của làng- xã 
Hương ước là văn bản pháp luật của làng bên cạnh các bộ luật phong 
kiến chính thống nhằm đáp ững nhu cầu tự thân của các cư dân trong làng, xã. 
Hương ước do tầng lớp Nho sĩ, trí thức bình dân ở làng làm nên. 
Hương ước điều chỉnh các mối quan hệ để tạo dựng và củng cố tính bền 
vững trong cố kết cộng đồng làng xã. Hương ước cũng là văn bản thể hiện sự 
đồng thuận – sức mạnh chính yếu của các cộng đồng thị dân ở Thăng Long - 
Hà Nội. 
Tùy theo từng cộng đồng, số lượng công điền nhiều ít mà Hương ước 
định ra cách phân chia sử dụng. Công điền có thể bớt đi khi có những khoản 
chi tiêu lớn: Xây dựng đình đình, chùa, chợ, cầu, bến thuyền. Công điền có 
thể tăng thêm bởi các cá nhân trong cộng đồng hiến tặng dưới hình thức Bầu 
hậu hay Lập hậu. [32] Bầu hậu là phong tục phổ biến ở Việt Nam trong lịch 
sử. Đó là cá nhân cung tiến gia sản cho địa phương, các cơ sở thờ tự và 
phường hội, cộng đồng để được báo đáp bằng một số quyền lợi nhất định. 
Ngoài ra, còn có tục Thầu đ n – một hình thức quyên góp của cộng đồng 
hàng phố chủ yếu góp phần vào công việc tu sửa đền, chùa, miếu. Người đến 
bỏ thầu đều mong được đ n mang về để nhà có phúc, cả năm buôn bán tốt 
lành. Tục thầu đ n còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng cư dân về tinh thần cũng 
như vật chất. Tục thầu đ n mai một dần từ 1873. Ngạn ngữ và phong tục thể 
hiện văn hóa cộng cư và cách thức TGCĐ trong lịch sử KPC Hà Nội, trong đó 
khuyến khích các cá nhân tham gia đóng góp tài chính và công sức vì lợi ích 
của toàn thể cộng đồng. [1,15] 
 70 
2.4.2. Các dự án đã thực hiện tại Khu phố cổ Hà Nội 
2.4.2.1. Giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc tuyến phố Tạ Hiện 
Đây là giải pháp cho loại hình “Tuyến” trong quản lý KTCQ. Dự án cải 
tạo mặt đứng phố Tạ Hiện mang tính cộng đồng cao, là hình mẫu cho việc 
triển khai các dự án sau này nhằm bảo tồn và tôn tạo các dãy phố và gìn giữ, 
phát huy những giá trị kiến trúc trong KPC. Các dãy nhà vốn được xây dựng 
để cho thuê nên mặt đứng giống nhau. Người thuê, trong quá trình sử dụng đã 
sửa chữa tùy tiện, làm biến dạng kiến trúc. Dự án đã hợp tác với cư dân tại 
chỗ để chỉnh trang phục hồi nguyên trạng hình thức kiến trúc mặt phố. Sau cải 
tạo phố Tạ Hiện trở thành địa điểm thu hút các hoạt động thương, làm gia 
tăng giá trị kinh tế cũng như chất lượng không gian KTCQ. (Hình 2.2) 
Hình 2.2: Phố Tạ Hiện trước và sau tôn tạo nâng cấp 2014[20]. 
2.4.2.2. Giải pháp chỉnh trang KTCQ tuyến phố Lãn Ông 
Đây là giải pháp cho loại hình “Tuyến và Diện” trong quản lý KTCQ. 
Tuyến phố Lãn Ông khá đặc biệt trong KPC Hà Nội. Dự án đã hoàn thành và 
được sự ủng hộ cao từ cộng đồng. Người dân tự nguyện hoàn trả không gian 
 71 
đã lấn chiếm, tạo dựng bộ mặt tuyến phố với hiệu quả thẩm mỹ cao mà vẫn 
đảm bảo hoạt động buôn bán nghề truyền thống. (Hình 2.3,2.4,2.5,2.6,2.7) 
Dự án là một ví dụ điển hình về sự TGCĐ trong quản lý KTCQ KPC Hà 
Nội với kết quả cụ thể: 1) Đảm bảo lợi ích của người dân; 2) Tạo lập tuyến 
phố đi bộ, thu hút du lịc, góp phần phát triển kinh tế; 3) Xây dựng quy chế 
hoạt động, các kịch bản hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài của tuyến 
phố. 
Hình 2.3: Mặt bằng phố Lãn Ông và các công trình tôn tạo theo tuyến[62]. 
 72 
Hình 2.4: Mặt đứng(số chẵn) hiện trạng và chỉnh trang phố Lãn Ông[62]. 
Hình 2.5: Mặt đứnghiện trạng (số lẻ) phố Lãn Ông 
 73 
Hình 2.6: Mặt đứng chỉnh trang (số lẻ) phố Lãn Ông 
Hình 2.7: Bảo tồn Đình Hàng Bạc, Đình Quan Đế (Hàng Buồm). 
2.5. Yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà 
Nội 
2.5.1. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng 
 Nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng luôn là thiết yếu trong đời 
sống của con người. 
Trên thế giới, các không gian sinh hoạt cộng đồng luôn được các nhà 
quản lý, KTS nghiên cứu một các kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp hợp lý 
nhất nhằm tạo ra các không gian sinh động, đa dạng và hấp dẫn. Tại các thành 
phố ở châu Âu những không gian này thường là các không gian mở trước các 
 74 
công trình lớn như: Toà thị chính, Nhà hát, trung tâm thương mại, các công 
trình đa chức năng. [26]. 
Ở Việt Nam, sinh hoạt cộng đồng vốn có nguồn gốc từ làng xã. Thời 
phong kiến, đó là Đình, Chùa, cổng làng, cây Đa bến nước, thì thời Bao cấp 
lại thêm sân kho hợp tác và ngày nay lại có thêm các nhà văn hoá. Các không 
gian này cũng được đặc biệt chú ý tại các thành phố ở Việt Nam. 
Hà Nội có các công viên, vườn hoa, quảng trường trước nhà hát lớn, 
trước Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh,... Đặc biệt là các không gian xung quanh 
những hồ nước, bên cạnh khu phố cổ là Hồ Gươm và vùng phụ cận Một địa 
điểm lý tưởng cho các sinh hoạt cộng đồng gắn kết xã hội của người dân Thủ 
đô và cả nước. 
Vai trò của các sinh hoạt cộng đồng rất quan trọng. Một không gian công 
cộng mà thiếu con người, nói cách khác là không có các hoạt động của con 
người thì đó là một thất bại trong việc tổ chức không gian, cũng như trong 
việc khai thác sử dụng các không gian đó. (Hình 2.8) 
Hình 2.8: Trẻ em chơi trên h phố 1993 và phố đêm Tạ Hiện 2016 
 75 
Như vậy có thể nói, các sinh hoạt cộng đồng có một vai trò to lớn đối với 
các không gian công cộng, nếu thiếu vắng đi các sinh hoạt cộng đồng sẽ làm 
cho các không gian công cộng đó trở nên vắng lạnh, thiếu sức sống. Ngược 
lại, nếu các sinh hoạt cộng đồng được tổ chức bài bản, thì sẽ làm tăng giá trị 
của các không gian công cộng đó. Đành rằng các không gian công cộng là 
khu vực hiệu quả nhất trong việc tạo nên các giao tiếp xã hội – thứ không thể 
thiếu của cuộc sống, thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với nhau và ảnh 
hưởng lên các hành vi xã hội của con người. Nhưng nếu như các không gian 
công cộng đó không được tổ chức các lễ hội, giao lưu, các hoạt động văn hoá, 
nghệ thuật với sự TGCĐ thì các không gian đó cũng trở nên vô nghĩa. 
Việc khai thác các sinh hoạt cộng đồng tại các không gian công cộng 
làm tăng giá trị cuộc sống của con người và làm cho các không gian đó thêm 
sống động và ý nghĩa – tạo nên giá trị của nơi chốn. 
Ví dụ: Các hoạt động trượt băng nghệ thuật trước Quảng trường Toà thị 
chính Paris, liên hoan film tại thành phố Cannes, lễ hội ánh sáng ở Lyon, lễ 
hội hoá trang Venice, hoa Anh Đào ở Tokyo, Chợ đêm ở Đà Lạt, ở KPC Hà 
Nội,... là

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_kien_truc_canh_quan_khu_pho_co_ha_noi_voi_su.pdf
  • pdfTOM TAT LA TIENG VIET.pdf
  • pdfTOM TAT LA TIENG ANH.pdf
  • pdfĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfĐÓNG GÓP MỚI CỦA LA TIẾNG ANH.pdf