Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 1

Trang 1

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 2

Trang 2

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 3

Trang 3

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 4

Trang 4

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 5

Trang 5

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 6

Trang 6

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 7

Trang 7

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 8

Trang 8

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 9

Trang 9

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 181 trang Hà Tiên 22/10/2024 220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Luận án Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
, thu lợi nhuận 
nhanh, chỉ cần khai thác triệt để cây cam trong 3 - 5 năm sau đó phá bỏ vườn 
và trồng mới lại, do đó có đến 60% vườn cam được trồng với mật độ cao, từ 
200 – 300/1000 m2 (Hình 4.4). Trong khi mật độ trồng cam khuyến cáo là 110 
cây/1.000 m2 (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). 
 Hình 4.4 Mật độ cây cam Sành 
 55 
4.1.5 Tình hình xử lý ra hoa trên vườn cam Sành 
Kết quả trình bày ở Hình 4.5 cho thấy số vườn cam bắt đầu xử lý ra hoa 
ở độ tuổi 2 đến 4 năm chiếm tỷ lệ 84%. Trong đó cao nhất là nhóm 2 đến 3 
năm tuổi (50,7%). Nhóm cây xử lý ra hoa ở độ tuổi sau 4 năm chiếm tỷ lệ rất 
thấp (4,5%). Như vậy, thời điểm xử lý ra hoa lần đầu trên vườn cây cam Sành 
tại Tam Bình là sớm hơn một năm so với khuyến cáo. Theo kết quả nghiên 
cứu trước đây cho thấy, tuổi cây cam Sành chỉ phù hợp cho xử lý ra hoa khi 
cây đạt 5 năm tuổi trở lên (Rabe, 2000; Iglesias et al., 2007). Thời điểm xử lý 
ra hoa trên cây cam được thực hiện từ tháng 8-12 hàng năm. Trong giai đoạn 
này người trồng cam quản lý nước và phân bón nhằm thúc đẩy sự ra hoa tập 
trung trên cây cam Sành. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón N, P, K rất khác 
nhau giữa các vườn cam Sành. 
Hình 4.5 Tình hình xử lý ra hoa trên vườn cam Sành 
4.1.6 Sử dụng phân hữu cơ trên đất liếp vườn cam 
Kết quả khảo sát cho thấy các vườn cam được cung cấp dưỡng chất chủ 
yếu là phân vô cơ. Lượng phân hữu cơ sử dụng cho vườn cây cam Sành rất 
thấp, trung bình cao nhất 1,13 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo là 10 
tấn/ha (Võ Thị Gương và ctv., 2016), bón chủ yếu ở giai đoạn tuổi cây nhỏ 
hơn 1,5 năm tuổi. Nguồn phân hữu cơ nông dân sử dụng dựa vào nguồn có sẵn 
tại địa phương như phân chuồng, phân hữu cơ tổng hợp. Việc bón phân hữu cơ 
cho cây cam Sành có liên quan đến độ tuổi của cây. Hai nhóm tuổi cây dưới 
1,5 năm và trên 8 năm có tỷ lệ số hộ sử dụng phân hữu cơ cao nhất (25%). 
Nhóm tuổi cây 1,5 - 4 năm tuổi có số vườn sử dụng phân hữu cơ rất thấp, chỉ 
khoảng 15% (Hình 4.6). Bón phân hữu cơ là biện pháp hiệu quả giúp tăng 
lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất vật lý và hóa học đất, tăng 
 56 
cường hoạt động vi sinh vật (Võ Thị Gương và ctv., 2010; Krull et al., 2004; 
Trần Bá Linh và ctv. 2008; Chotte, 2015) 
Hình 4.6 Tình hình sử dụng phân hữu cơ trên vườn cam Sành 
4.1.7 Sử dụng phân vô cơ trên đất liếp vườn trồng cam 
- Phân đạm: Số liệu trình bày ở Hình 4.7 cho thấy chỉ có 12% số vườn 
cam bón phân N phù hợp với khuyến cáo, có đến 78% số vườn cam bón phân 
N thấp hơn hoặc cao hơn mức khuyến cáo 250 g N/cây/năm ở thời kỳ mang 
trái (Võ Thị Gương và ctv., 2016). Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, bón 
phân N thấp hơn nhu cầu của cây trồng hoặc cao hơn đều gây bất lợi cho sinh 
trưởng của cây và ảnh hưởng đến đặc tính hóa học và sinh học đất 
(Zentmeyer, 1963; Nemec và Zablotowicz, 1981; Lee and Zentmeyer, 1982; 
Dandurand và Menge, 1992; Downer et al., 2013). 
 57 
Hình 4.7 Tình hình sử dụng phân N trên vườn cam Sành 
- Phân lân: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong 
(2011) thì lượng phân lân bón cho cây vào giai đoạn cho trái ổn định (4 - 5 
tuổi) khoảng 150 - 200 g P2O5/cây/năm. Qua khảo sát có đến 40% số vườn 
cam bón cao hơn so với khuyến cáo (Hình 4.8). 
Hình 4.8 Tình hình sử dụng phân P trên vườn cam Sành 
- Phân kali: Kết quả trình bày ở Hình 4.9 cho thấy nông dân trồng cam 
chưa quan tâm đến việc cung cấp phân bón kali ở giai đoạn mang trái. Theo 
khuyến cáo của Võ Thị Gương và ctv. (2016), lượng kali cần cung cấp cho cây 
cam vào thời điểm mang trái là 150 g K2O/cây/năm, có đến 75% số vườn cam 
bón phân kali thấp hơn nhu cầu để đạt năng suất và chất lượng trái tốt. 
 58 
Hình 4.9 Tình hình sử dụng phân K trên vườn cam Sành 
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các vườn trồng cam tại huyện 
Tam Bình sử dụng phân bón vô cơ không cân đối giữa các dưỡng chất N, P và 
K với đa số bón phân N và K thấp, trong khi cung cấp lượng phân P cao hơn 
so với khuyến cáo. 
4.1.8 Tình hình bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành 
Kết quả khảo sát cho thấy bệnh vàng lá thối rễ (VLTR) trên vườn cam 
Sành tại huyện Tam Bình khá phổ biến với 40% số vườn có mức độ nhiễm từ 
trung bình đến nặng, 60% số vườn ở mức độ nhẹ (Hình 4.10). 
Hình 4.10 Phân cấp bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành 
 59 
Kết quả khảo sát tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành có liên 
quan đến tuổi liếp. Vườn cam Sành có tuổi liếp ≤ 15 năm tuổi có tỷ lệ bệnh 
vàng lá thối rễ thấp (10,49%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với vườn có 
tuổi liếp trên 15 năm tuổi (21,28%) (Hình 4.11). Theo kết quả nghiên cứu của 
Võ Thị Gương và ctv. (2016) cho thấy hầu hết các vườn trồng cây cam, quýt 
có tuổi liếp trên 15 năm tuổi, đất bạc màu thể hiện qua pH và hàm lượng CHC 
trong đất thấp, nghèo N hữu cơ dễ phân hủy, N hữu dụng, cation trao đổi như 
Mg2+, Ca2+ và độ bảo hòa base đều thấp, nhất là hoạt động của vi sinh vật đất 
rất thấp. Trong nghiên cứu trước đây, trong đất có độ hoạt động của enzyme 
urease, catalase cao, mật số vi sinh vật gây bệnh trong đất giảm thấp có ý 
nghĩa so với đối chứng (Zhang et al., 2017). Khả năng hoạt động của vi sinh 
vật trong đất đóng vai trò kiểm soát sinh học bệnh hại trong đất (Sharon et al., 
2001; Howell, 2003; Kumar et al., 2007; El–Mohamedy et al., 2012; Cheng et 
al., 2020). 
Khi đất vườn cây ăn trái được bón phân hữu cơ, các đặc tính hóa lý và 
sinh học đất được cải thiện đáng kể, góp phần tăng năng suất trái (Adiaha, 
2017; Prima et al., 2018). 
Hình 4.11 Đánh giá tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên tuổi liếp 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.1.9 Năng suất trái vườn cam Sành 
Kết quả ở Hình 4.12 cho thấy năng suất trái giảm có ý nghĩa trên vườn 
cam bị bệnh VLTR. Vườn cam bị bệnh VLTR cho thấy năng suất trái thấp, 
năng suất trung bình chỉ đạt 4,02 tấn/ha, giảm đến 65% so với vườn cam 
 60 
không bệnh. Kết quả này có thể so sánh với năng suất trái giảm gần 40% khi 
cây cam bị bệnh VLTR ở mức khoảng 12% (El-Mohamedy, 1998). 
Hình 4.12 Đánh giá năng suất trái vườn cam Sành đối với bệnh vàng lá thối rễ 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
 Tóm lại, với hiện trạng canh tác mật độ trồng cao, không bón phân 
hữu cơ, hoặc chỉ bón với lượng rất thấp, canh tác trên đất liếp lâu năm, bón 
phân vô cơ chưa hợp lý, bệnh hại gây giảm năng suất trái vườn cam Sành, 
trong đó yếu tố bạc màu đất về đặc tính hóa lý, sinh học đất có thể là yếu tố 
quan trọng (Huber, 1990; Zucconi, 1993; Võ Thị Gương và ctv., 2010; 
Zhang et al., 2017). 
4.2 Đánh giá độ phì nhiêu đất của vườn cam Sành qua ảnh hưởng của 
tuổi liếp 
4.2.1 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến pH đất 
Kết quả phân tích ở Hình 4.13 cho thấy pH đất trên vườn cam Sành 
không có liên quan đến tuổi liếp. pH đất trên hai nhóm tuổi liếp được đánh giá 
đất có tính chua trung bình (Obreza et al., 2008). Khoảng pH đất ở mức trung 
bình thấp cho thấy độ phì nhiêu đất suy giảm (Huang et al., 2019; Zhang, 
2017). Như vậy, đất liếp vườn cam Sành canh tác qua nhiều năm cho thấy pH 
đất thay đổi không đáng kể, được đánh giá ở mức trung bình thấp. Tuy nhiên, 
với pH đất thấp dẫn đến giảm năng suất vườn cây ăn trái (Natale et al., 2012). 
 61 
Hình 4.13 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến pH đất 
Ghi chú: “ns” kiểm định các giá trị trung bình không khác biệt ý nghĩa; thanh sai số trên đồ thị biểu 
thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến chất hữu cơ trong đất 
Kết quả phân tích ở Hình 4.14 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng 
đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Vườn cam có tuổi liếp ≤ 15 năm tuổi có 
hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình (4,3%), khác biệt có ý nghĩa thống 
kê so với vườn cam trên 15 năm tuổi ở mức thấp (3,7%) (Landon, 1984). Kết 
quả cho thấy đất canh tác vườn cam lâu năm dẫn đến hàm lượng chất hữu cơ 
trong đất thấp có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu 
đất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây, các vườn cây ăn trái trên 
30 năm tuổi cho thấy độ phì nhiêu đất giảm thể hiện qua các đặc tính đất như 
pH, CHC, Nhd, Phd, Ktđ thấp (Võ Thị Gương và ctv., 2010; Pham Van Quang 
and Vo Thi Guong, 2012; Hồ Văn Thiệt và ctv., 2014). Tuy nhiên, khi đất 
vườn cây ăn trái được bón phân hữu cơ giúp cải thiện các đặc tính đất góp 
phần nâng cao độ phì nhiêu đất (Hillel, 2005; Tomašić et al., 2013; Adiaha, 
2017; Prima et al., 2018). Chất hữu cơ giữ vai trò quan trọng đến cải thiện các 
đặc tính đất (Sinabaugh et al., 1991; Liu et al., 2010; Diacono and 
Montemurro, 2010; Dương Minh Viễn và ctv., 2011; Shukla and Verma, 2011; 
Murphy, 2014; Võ Thị Gương và ctv., 2016; Sutopo and Aji, 2020; Verma et 
al., 2020), duy trì cấu trúc đất, nâng cao khả năng giữ nước và hoạt động của 
vi sinh vật trong đất (Rees et al., 2000; Krull et al., 2004; Gong et al., 2009). 
Vì vậy, trong canh tác cam Sành cần bón bổ sung phân hữu cơ giúp cải thiện 
độ phì nhiêu đất. 
 62 
Hình 4.14 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến chất hữu cơ trong đất 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.2.3 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến Nhd trong đất 
Kết quả trình bày ở Hình 4.15 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng 
đến hàm lượng Nhd trong đất trên vườn cam Sành. Đất vườn canh tác cam 
Sành trên 15 năm tuổi cho thấy hàm lượng Nhd trong đất thấp (31,2 mg/kg), 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất canh tác với tuổi liếp nhỏ hơn. Theo 
kết quả nghiên cứu trước đây, hàm lượng Nhd trong đất từ 30-50 mg/kg đáp 
ứng đủ cho nhu cầu của cây trồng ở đất có pH từ 6,5-8,0 (Angus and Peoples, 
2012; Robert, 2015). Tuy nhiên, pH đất trên vườn có tuổi liếp trên 15 năm tuổi 
ở mức thấp (dưới 5,0) có thể dẫn đến hạn chế độ hữu dụng hàm lượng Nhd 
trong đất. Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, khi pH đất thay đổi dẫn đến 
giới hạn độ hữu dụng các dưỡng chất trong đất (Fageria and Baligar, 1999; 
Obreza et al., 2008). Vì vậy, các vườn cam có tuổi liếp trên 15 năm tuổi có thể 
thiếu hụt lượng Nhd trong đất. Trong khi, các vườn cam có tuổi liếp nhỏ hơn 
15 tuổi có hàm lượng Nhd cao trong đất (P<0,05). Theo kết quả khảo sát Hình 
4.3 có trên 45% số vườn cam có tuổi liếp thấp hơn 15 năm. Như vậy, trong 
canh tác cam Sành cần giảm lượng phân đạm đối với đất canh tác có tuổi liếp 
thấp hơn 15 năm nhằm giảm chi phí đầu tư trong phân bón. 
 63 
Hình 4.15 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến hàm lượng đạm hữu dụng trong đất 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.2.4 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến Phd trong đất 
Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.16 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh 
hưởng đến hàm lượng Phd trong đất trên vườn cam Sành. Tuổi liếp vườn trên 
15 năm cho thấy hàm lượng Phd trong đất thấp (49,6 mg/kg), khác biệt có ý 
nghĩa so với tuổi liếp vườn nhỏ hơn (77,3 mg/kg). Theo kết quả nghiên cứu 
trước đây cho thấy hàm lượng lân hữu dụng trong đất ≤ 65 mg/kg được đánh 
đất thiếu lân hữu dụng (Obreza et al., 2008). Như vậy, đất canh tác lâu năm 
(trên 15 năm) dẫn đến giới hạn độ hữu dụng lân trong đất. Hàm lượng lân hữu 
dụng trong đất thấp dẫn đến giới hạn sự sinh trưởng và năng suất cây trồng 
(IAEA, 2002; Syers et al., 2008; Zambrosi et al., 2013). Các kết quả nghiên 
cứu trước đây cho thấy, đất canh tác được bón phân hữu cơ giúp nâng cao hàm 
lượng Phd trong đất (Angelova et al., 2013; Lê Bảo Long và ctv., 2013; Võ Văn 
Bình và ctv., 2014; Võ Thị Gương và ctv., 2016; Dume et al., 2017; Aytenew 
and Bore, 2020). 
 64 
Hình 4.16 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.2.5 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến Ktđ trong đất 
Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.17 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh 
hưởng đến hàm lượng Ktđ trong đất trên vườn cam Sành. Đất vườn canh tác 
cam Sành trên 15 năm tuổi cho thấy hàm lượng Ktđ trong đất thấp (0,25 
cmol/kg), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất canh tác có tuổi liếp nhỏ 
hơn. Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng Ktđ trong đất từ 
0,15 đến 0,3 cmol/kg được đánh giá đất thiếu kali (Landon, 1984). Như vậy, 
có thể vườn cam canh tác lâu năm tuổi (trên 15 năm) dẫn đến giới hạn hàm 
lượng Ktđ trong đất. Đất canh tác thiếu kali dẫn đến cây trồng dễ mẫn cảm với 
bệnh (Palti, 1981; Erner et al., 2005; AFares, 2009). Khi đất thiếu kali, tiến 
trình lignin hóa của các bó mạch ở rễ bị hư hại, dẫn làm giảm khả năng chịu 
ngập úng của rễ cây trồng, dẫn đến rễ cây dễ bị xâm nhập của vi sinh vật gây 
hại (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2015). Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, 
bón bổ sung phân hữu cơ đã giúp cải thiện hàm lượng Ktđ trong đất, góp phần 
cải thiện sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng trái (Võ Thị Gương và ctv., 
2016; Aytenew and Bore, 2020; Tshering et al., 2020). Vì vậy, trong canh tác 
cam Sành cần có giải pháp cải thiện hàm lượng kali trao đổi trong đất giúp 
nâng cao sinh trưởng và năng suất trái vườn cam Sành. 
 65 
Hình 4.17 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến hàm lượng kali trao đổi trong đất 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
Từ kết quả đánh giá trên cho thấy tuổi liếp trên 15 năm canh tác đất bị 
giới hạn về các dưỡng chất như Nhd, Phd, Ktđ trong đất. Sự suy giảm độ phì 
nhiêu đất về mặt hóa học đất kết hợp với canh tác ít bón phân hữu cơ, bón 
phân N, P, K không cân đối có thể góp phần dẫn đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ 
cao hơn trên vườn có tuổi liếp nhiều năm tuổi. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá 
các đặc tính đất về mặt lý, hóa và sinh học đất đối với bệnh VLTR được thực 
hiện nhằm xác định các yếu tố giới hạn trong canh tác vườn cam Sành, từ đó 
đề xuất giải pháp cải thiện đặc tính đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ. 
4.3 Đánh giá sự liên hệ giữa đặc tính đất và bệnh vàng lá thối rễ trên 
vườn cam Sành 
4.3.1 Ẩm độ đất và bệnh vàng lá thối rễ 
Vườn cam Sành được khảo sát chia thành hai nhóm vườn (20 vườn có 
bệnh VLTR và 20 vườn không bệnh VLTR) nhằm đánh giá sự liên hệ giữa 
một số đặc tính đất và tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành. Kết quả 
nghiên cứu ở Hình 4.18 cho thấy nhóm vườn bị bệnh VLTR có ẩm độ đất cao 
(41,5%) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm vườn không bệnh, có ẩm độ thấp 
hơn (31,6%). Ẩm độ đất của các vườn cam được thu thập tại thời điểm vào 
tháng 11 trong năm nên ẩm độ đất tương đối cao ở hai nhóm vườn cam Sành. 
Theo Drew et al. (1979) đất có ẩm độ cao, kéo dài trong khoảng thời gian nhất 
định thường gây thiếu oxy, rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí dẫn đến 
hệ thống rễ cây hoạt động kém. Trong điều kiện yếm khí, sản sinh ra nhiều 
hợp chất polyphenol trong đất, gây hại cho tế bào rễ non, tạo điều 
 66 
kiện Fusarium sp. dễ dàng xâm nhiễm vào cây (Ownley and Benson, 1991; 
Nguyễn Minh Hiếu và ctv., 2013). 
Theo kết quả nghiên cứu của Kunta et al. (2015), với điều kiện bất lợi 
cho cây trồng như trên đã tạo cơ hội cho nấm Fusarium solani xâm nhiễm vào 
bên trong rễ cây cam. Như vậy, ở điều kiện ẩm độ đất cao, khả năng phát triển 
bệnh VLTR nặng hơn so với đất có ẩm độ thấp. 
Hình 4.18 Đánh giá ẩm độ đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.3.2 Đánh giá pH đất và tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ 
Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.19 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa 
thống kê về giá trị pH đất giữa nhóm vườn cam Sành có bệnh và nhóm vườn 
không bệnh VLTR. Tuy nhiên, chỉ số pH đất trên nhóm vườn cây bị bệnh 
VLTR có xu hướng cao hơn (pH =5,50), trong khi nhóm vườn không bệnh có 
pH đất thấp hơn (pH = 5,15). Khoảng pH đất này được đánh giá đất có tính 
chua trung bình, dẫn đến hạn chế độ hữu dụng một số dưỡng chất trong đất 
(Obreza et al., 2008), đồng thời pH đất thấp gây ra bệnh hại trên cây trồng. 
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của nấm Fusarium 
solani cho thấy sự phát triển của loài nấm này thích hợp ở pH =5,5 (Gupta et 
al., 2010; Paudel and Tyagi, 2014). 
Theo Nguyễn Minh Hiếu và ctv. (2013) bệnh vàng lá thối rễ do nấm 
Fusarium solani thường phát triển mạnh trên đất có pH tương đối thấp, nhất là 
kết hợp với điều kiện ẩm độ đất cao, kéo dài. Mặc dù chưa có mối liên hệ giữa 
pH đất và tỷ lệ bệnh VLTR trong nội dung nghiên cứu này. Tuy nhiên, pH đất 
 67 
canh tác các vườn cam Sành ở mức trung bình thấp, có thể cho thấy độ phì 
nhiêu đất suy giảm (Zhang, 2017; Huang et al., 2019), nên trong canh tác cam 
Sành cần tăng cường bổ sung phân hữu cơ để cải thiện pH đất và các dưỡng 
chất hữu dụng khác trong đất (Butterly and Tang, 2010; Liu et al., 2010; Võ 
Thị Gương et al., 2010a) 
Hình 4.19 Đánh giá pH đất và bệnh vàng lá thối rễ 
Ghi chú: “ns” kiểm định các giá trị trung bình không khác biệt ý nghĩa; thanh sai số trên đồ thị biểu 
thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.3.3 Chất hữu cơ trong đất và tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ 
Chất hữu cơ trong đất đóng vai trò rất quan trọng đến cải thiện các đặc 
tính đất về mặt vật lý, hóa học và sinh học đất, một trong những tiêu chí để 
đánh giá chất lượng đất (Krull et al., 2004; Amlinger et al., 2007; Sarwar et 
al., 2008; Liu et al., 2010; Sutopo and Aji, 2020; Verma et al., 2020). Kết quả 
phân tích cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ trên nhóm vườn cam bị bệnh 
VLTR được đánh giá nghèo chất hữu cơ trong đất (2,48%) (Landon, 1984). 
Trong khi, nhóm vườn cam không bệnh có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn 
(3,25%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm vườn cam bị bệnh 
VLTR (Hình 4.20). Nhìn chung, hàm lượng chất hữu cơ trên cả hai nhóm 
vườn cam điều thấp. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp do hầu hết nông 
dân không cung cấp hoặc cung cấp rất ít phân hữu cơ cho cây trong quá trình 
canh tác. Phân hữu cơ tuy có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng có vai trò 
quan trọng trong giúp cải tạo đặc tính vật lý, hóa học và sinh học đất, giúp 
thay đổi dụng trọng, độ xốp đất, khả năng giữ nước của đất theo chiều hướng 
có lợi cho cây trồng, đồng thời tăng hàm lượng dưỡng chất trong đất và tăng 
 68 
hoạt động sinh học trong đất so với đất không được bổ sung chất hữu cơ 
(Reeves, 1997; Võ Thị Gương và ctv., 2010; Brown and Cotton, 2011; Demir 
and Gülser, 2015; Gülser et al., 2015; Hazarika and Aheibam, 2019). Phân 
hữu cơ rất cần cho cây có múi, trong quá trình canh tác nên bón kết hợp phân 
bón hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh có chứa nấm Trichoderma sp. 
(Nguyễn Minh Hiếu và ctv., 2013; Võ Thị Gương và ctv., 2016). Theo 
Thomas và Morgan (2017) hàm lượng chất hữu cơ trong đất khoảng 5% là 
thích hợp cho cây cam sinh trưởng tốt. 
Hình 4.20 Đánh giá CHC trong đất và bệnh vàng lá thối rễ 
Ghi chú: Các chữ cái a,b,ctrên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và 
thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD). 
4.3.4 Đánh giá Nhd và tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ 
Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất tạo ra các dưỡng chất đáp 
ứng nhu cầu sinh trưởng của cây trồng, hàm lượng chất hữu cơ cao dẫn đến 
nâng cao hàm lượng Nhd trong đất (Hồ Văn Thiệt, 2014; Võ Văn Bình và ctv., 
2014; Tshering et al., 2020). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Hình 4.21 
cho thấy hàm lượng Nhd trên vườn cam không bệnh khá cao (126,6 mg/kg), 
cao gấp hơn ba lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với vườn cam bị bệnh 
VLTR (36 mg/kg). Theo kết quả nghiên cứu của Robert (2015), cho rằng hàm 
lượng đạm hữu dụng đ

File đính kèm:

  • pdfluan_an_su_dung_phan_huu_co_vi_sinh_tu_nguon_nam_phan_lap_tr.pdf
  • doc~$ONG TIN LUAN AN -TIENG VIET - Nguyen Ngoc Thanh.doc
  • pdfQĐCT_Nguyễn Ngọc Thanh.pdf
  • docTHONG TIN LUAN AN -TIENG ANH - Nguyen Ngoc Thanh.doc
  • docTHONG TIN LUAN AN -TIENG VIET - Nguyen Ngoc Thanh.doc
  • pdfTom tat Tieng Anh LA-Nguyen Ngoc Thanh.pdf
  • pdfTom tat Tieng Viet LA Nguyen Ngoc Thanh.pdf