Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 1

Trang 1

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 2

Trang 2

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 3

Trang 3

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 4

Trang 4

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 5

Trang 5

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 6

Trang 6

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 7

Trang 7

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 8

Trang 8

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 9

Trang 9

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 189 trang Hà Tiên 19/06/2024 650
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019

Luận án Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 2017-2019
s for Reporting Diagnostic accuracy studies) 
gồm 30 mục để đánh giá tính giá trị chẩn đoán. 
- Bộ công cụ DEPICT 27 (Descriptive Element of Pharmacist Intervention 
Characterization Tool) gồm 11 mục cho các báo cáo nghiên cứu can thiệp lĩnh 
vực Dược. 
Nghiên cứu đã tiến hành dịch 7 bộ công cụ và Việt hóa các bộ công cụ này. 
Đánh giá sự phù hợp, chấp nhận, khả thi về chính trị trong việc áp dụng 
quy trình/tiêu chí mới được xây dựng 
Sự phù hợp, chấp nhận, khả thi về chính trị là tiêu chí quan trọng trong việc 
áp dụng một chính sách mới. Nếu như quy trình/tiêu chí được xây dựng trong đề tài 
này không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo cơ sở/đơn vị và các bên liên quan đến 
quản lý và tiến hành NCKH trong cơ sở/đơn vị, bộ quy trình/tiêu chí sẽ không thể 
được áp dụng chính thức, rộng rãi. Tiêu chí chính trị thường được sử dụng trong 
phân tích chính sách công là: khả năng được chấp nhận, tính thích hợp/hợp pháp, và 
tính công bằng. Tiêu chí về công bằng xem xét việc áp dụng bộ quy trình/tiêu chí 
mới xây dựng có tác động một cách công bằng tới phần lớn các nhóm đối tượng 
chịu tác động từ việc áp dụng bộ quy trình/tiêu chí mới hay không. Tiêu chí công 
bằng được đánh giá qua câu hỏi liệu việc triển khai quy trình mới sẽ tạo được nhiều 
lợi ích cho tổ chức và cá nhân người làm NCKH không. 
Lĩnh vực lâm sàng (bao gồm các bộ công cụ: CONSORT, STROBE, CARE, 
STARD và PRISMA) 
Bảng 3.19 thể hiện đánh giá của 284 đối tượng trong lĩnh vực lâm sàng về 
tính phù hợp, sự chấp nhận, khả thi về khía cạnh chính trị khi áp dụng bộ quy trình. 
Có đến 80% số đối tượng trong lĩnh vực lâm sàng đồng ý với việc bộ quy trình phù 
hợp với mục tiêu, tầm nhìn, định hướng phát triển NCKH của tổ chức. Tuy nhiên tỷ 
5
6
7
https://www.equator-network.org/reporting-guidelines/ensuring-consistent-reporting-of-clinical-pharmacy-
services-to-enhance-reproducibility-in-practice-an-improved-version-of-depict/ 
76 
lệ đồng ý với 3 khía cạnh còn lại (lợi ích khi triển khai quy trình cho tổ chức và cá 
nhân người làm NCKH, nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan và của lãnh đạo 
đơn vị) chỉ khoảng 53 - 55%. 
Bảng 3.12. Đánh giá của đối tƣợng trong lĩnh vực lâm sàng (n=284) về các khía 
cạnh chính trị sau khi áp dụng bộ quy trình 
Nội dung 
Không 
đồng ý (%) 
Không chắc 
chắn (%) 
Đồng ý (%) 
Việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của lãnh đạo đơn vị 
2,5 42,6 54,9 
Việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của các bên liên quan đến quản lý 
và tiến hành NCKH 
4,9 42,6 52,5 
Bộ quy trình phù hợp với mục tiêu, 
tầm nhìn và định hướng phát triển của 
đơn vị 
2,5 17,6 79,9 
Triển khai bộ quy trình mới tạo nhiều 
lợi ích cho tổ chức và cá nhân 
3,2 41,5 55,3 
Lĩnh vực YTCC (bao gồm các bộ công cụ: STROBE, CARE, CHEERS, 
STARD và PRISMA) 
Đối với 284 đối tượng trong lĩnh vực YTCC, tỷ lệ đối tượng đồng ý với việc 
bộ quy trình phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, định hướng phát triển NCKH của tổ 
chức cao hơn với tỷ lệ ở nhóm đối tượng trong lĩnh vực lâm sàng (khoảng 88%). 
Bên cạnh đó tỷ lệ đồng ý với 3 khía cạnh còn lại cũng ở mức khá cao (xấp xỉ 70%). 
Khía cạnh nhận được ít sự đồng ý nhất của các đối tượng trong lĩnh vực YTCC là 
việc triển khai quy trình được sự ủng hộ của các bên liên quan đến quản lý và tiến 
hành NCKH. 
77 
Bảng 3.13. Đánh giá của đối tƣợng trong lĩnh vực YTCC (n=209) về các khía 
cạnh chính trị sau khi áp dụng bộ quy trình 
Nội dung 
Không 
đồng ý (%) 
Không chắc 
chắn (%) 
Đồng ý (%) 
Việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của lãnh đạo đơn vị 
0,5 29,2 70,3 
Việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của các bên liên quan đến quản lý 
và tiến hành NCKH 
1,4 36,8 61,8 
Quy trình phù hợp với mục tiêu, tầm 
nhìn và định hướng phát triển của đơn vị 
0,5 12,0 87,5 
Triển khai quy trình mới tạo nhiều lợi 
ích cho tổ chức và cá nhân 
1,0 29,2 69,8 
Lĩnh vực Dược (bao gồm các bộ công cụ: CONSORT, STROBE và DEPICT) 
Đối với các đối tượng công tác trong lĩnh vực Dược (n=121), xu hướng tương 
tự cũng được tìm ra khi tỷ lệ đối tượng đồng ý cao nhất đối với nhận định về việc bộ 
quy trình phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, định hướng phát triển NCKH của tổ chức 
(khoảng 86%) và thấp nhất đối với nhận định về việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của các bên liên quan đến quản lý và tiến hành NCKH (khoảng 56%). 
Bảng 3.14. Đánh giá của đối tƣợng trong lĩnh vực Dƣợc (n=121) về các khía 
cạnh chính trị sau khi áp dụng bộ quy trình 
Nội dung 
Không 
đồng ý (%) 
Không chắc 
chắn (%) 
Đồng ý (%) 
Việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của lãnh đạo đơn vị 
0,8 37,2 62,0 
Việc triển khai quy trình được sự ủng 
hộ của các bên liên quan đến quản lý 
và tiến hành NCKH 
4,1 39,7 56,2 
Quy trình phù hợp với mục tiêu, tầm 
nhìn và định hướng phát triển của đơn vị 
0,8 13,2 86,0 
Triển khai quy trình mới tạo nhiều lợi 
ích cho tổ chức và cá nhân 
2,5 35,5 62,0 
78 
 Phỏng vấn sâu các lãnh đạo và nhà quản lý cho thấy các lý do để lãnh đạo và 
các bên liên quan ủng hộ việc triển khai quy trình kiểm soát chất lượng nghiên cứu 
bao gồm: 
- Hoạt động nghiên cứu là thường quy, cần thiết trong việc phát triển kiến 
thức chuyên môn, nâng cao và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc, đẩy mạnh thực 
hành dựa vào bằng chứng, hay tăng cường hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc 
sức khỏe. 
“Yêu cầu của ngành y tế nói chung là phải đẩy mạnh công tác nghiên 
cứu khoa học ở tất cả các khối, cơ sở y tế, đặc biệt là tại các bệnh viện. 
Đặc biệt là đổi mới, thay đổi thực tế Việt Nam mình chủ yếu là nghiên 
cứu để nghiên cứu, bằng cấp hay thi đua. Nhưng quan trọng là xuất phát 
từ thực tiễn, khám chữa bệnh phát hiện những vướng mắc, vấn đề gì và 
thế giới làm chưa. Từ đó đưa ra vấn đề cần nghiên cứu. 
Vấn đề thứ hai nữa tôi nói đến y học chứng cứ, do đó sở y tế thành phố 
khuyến cáo lựa chọn vấn đề thực tiễn, tham khảo nghiên cứu trước, dựa 
trên y học chứng cứ đấy khuyến cáo những vấn đề cần nghiên cứu 
thêm thì làm cái đó”. 
(Cán bộ lãnh đạo, Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh) 
“Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của đơn vị, trong 
chiến lược trường có chiến lược NCKH. Đây là nhiệm vụ phục vụ cả 
trong giảng dạy, yêu cầu của công việc”. 
(Cán bộ NCKH, trường Đại học Y Thái Nguyên) 
- Cần áp dụng các công cụ chuẩn hóa quốc tế để đảm bảo cho việc tổ chức 
nghiên cứu đạt chất lượng cao: 
 “Từ trước tới giờ mình đánh giá chả theo tiêu chí nào cả, mình cũng 
là người phản biện các bài báo, đọc các luận văn, luận án không có 
tiêu chí đánh giá. Còn với bọn mình làm xuất bản quốc tế thì cái này là 
bắt buộc, mình phải theo không thì các reviewers người ta không chấp 
nhận không cho qua PRISMA, STROBE là bắt buộc”. 
(Cán bộ nghiên cứu, Viện VSDTTƯ) 
79 
- Quy trình đề xuất hiện tại đã đưa ra các điểm phù hợp để các đơn vị có thể 
lồng ghép vào quy trình quản lý nghiên cứu khoa học tại cơ sở hiện tại: 
 “Lãnh đạo Bộ hay bệnh viện sẽ ủng hộ nhưng cần lộ trình để áp dụng 
phù hợp với những tiêu chí trên”. 
(Cán bộ QLNCKH, Bệnh viện Bộ Nông nghiệp) 
“Quy trình đề xuất thực ra phần lớn cũng giống mẫu chung đã làm, các 
đề xuất hợp lý và thuận lợi cho cán bộ nghiên cứu. Có bộ công cụ tiêu 
chí cụ thể, chi tiết, không khó làm cho các kiểu nghiên cứu thường gặp”. 
(Cán bộ nghiên cứu, Bệnh viện Bộ Nông Nghiệp) 
“Sau này trung tâm phát triển riêng một quy trình nghiên cứu của trung 
tâm thì cũng sẽ đưa các nội dung trong quy trình này vào”. 
(Cán bộ quản lý NCKH, TTYTDP Hà Nội) 
“Có thể áp dụng được đối với lĩnh vực Y, có thể tận dụng đưa vào hướng 
dẫn hiện tại”. 
(Cán bộ Quản lý NCKH, Sở KHCN Cần Thơ) 
Chiến lược NCKH của các tổ chức cơ sở đều nhấn mạnh tầm quan trọng của 
việc nâng cao chất lượng NCKH và tăng số xuất bản phẩm quốc tế. 
“Một trong những yêu cầu của thành phố là tiến tới đăng tải quốc tế, rất 
cần chuẩn mực nghiên cứu quốc tế”. 
(Cán bộ lãnh đạo, Sở y tế TP. Hồ Chí Minh) 
“Khoa học là phải sòng phẳng, sòng phẳng ở chỗ là sản phẩm của khoa 
học phải đảm bảo chất lượng, một trong những tiêu chí ấy là đăng được, 
mà đăng được là đăng được quốc tế. 
Trong hoạt động NCKH hay chiến lược của đơn vị rất quan tâm đến xuất 
bản quốc tế... ví dụnăm nay trường anh cần phải có ít nhất 2 bài quốc 
tế, đấy là một con số rất nhỏ nhưng với trường anh nhưng cực kỳ khó 
phấn đấu. Nếu đạt được điều ấy thì bắt buộc phải theo những chuẩn 
quốc tế”. 
(Cán bộ quản lý, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định) 
80 
“Hiện nay, từ năm ngoái trong hợp đồng thực hiện đề tài bắt buộc phải có 
xuất bản, một sản phẩm gồm 1 hội đồng nghiệm thu và phải có công bố”. 
(Cán bộ quản lý NCKH, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định) 
Qua phỏng vấn sâu, lý do lựa chọn không chắc chắn còn cao do đối tượng 
phỏng vấn nhận định việc áp dụng các bộ công cụ quốc tế ở giai đoạn đầu có thể sẽ 
chỉ phù hợp với một nhóm cán bộ có năng lực tốt trong cán bộ nghiên cứu, những 
người có khả năng tiếng anh tốt, đã từng viết bài báo quốc tế, có thể ngay lập tức 
tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết kết quả phỏng vấn sâu cho 
rằng cần thiết áp dụng quy trình và các bộ công cụ, lúc đầu có thể găp khó khăn, 
nhưng các cán bộ nghiên cứu trong đơn vị sẽ bắt kịp. 
 “Theo quan điểm mình là tốt, bước đầu là khó khăn nhưng mình nên 
bắt kịp với thế giới ngay những tiêu chí này nó quan trọng lắm, nó tạo 
môi trường học thuật công bằng cho các bài báo. Mà mình soi vào đó 
cũng dễ, reviewers (phản biện), tất cả có cái chung để nói chuyện”. 
(Cán bộ nghiên cứu, Viện VSDTTƯ) 
“Mình phải tuân thủ những chuẩn mực về khoa học quốc tế; không thể 
có chuyện đề tài cấp này thì thôi xem nhẹ, đề tài cấp kia thì cao hơn, 
phạm vi lớn hơn, tiền nhiều hơn thì đánh giá kỹ hơn”. 
(Cán bộ quản lý, ĐH Điều dưỡng Nam Định) 
Về việc tạo ra lợi ích cho tổ chức, phỏng vấn sâu cũng cho thấy hoạt động 
nghiên cứu chất lượng cao, số lượng xuất bản phẩm cao là nền tảng cho sự hợp tác 
quốc tế với cơ sở nghiên cứu có uy tín, từ đó nâng cao uy tín của tổ chức và cá nhân 
người làm NCKH, tăng cường các cơ hội nhận tài trợ từ các đối tác quốc tế. 
“Mình thấy nó giúp ích nhiều cho công tác nghiên cứu và đào tạo. Có 
khuôn khổ thì mình nói chuyện sẽ tốt hơn”. 
(Cán bộ nghiên cứu, Viện VSDTƯ) 
Đồng thời, PVS cũng cho thấy quy trình quản lý chất lượng NCKH không 
nhấn mạnh vào quá trình theo dõi việc triển khai nghiên cứu mà tập trung vào việc 
lựa chọn các ý tưởng nghiên cứu tốt và kiểm soát kết quả nghiên cứu nên các cán bộ 
81 
quản lý khoa học và cán bộ làm nghiên cứu khoa học đều mong muốn giảm bớt các 
thủ tục hành chính trong làm nghiên cứu khoa học. 
“Cán bộ làm nghiên cứu họ chỉ muốn làm chuyên môn thôi, rất sợ làm 
hành chính và thủ tục thanh quyết toán....”. 
(Cán bộ Quản lý NCKH, Viện SKMT&NN) 
“Quá trình khoán kinh phí, dù đã có quy định nhưng nếu rõ ràng hơn thì 
sẽ giúp nhà khoa học giảm tải công việc hành chính cho cán bộ thực 
hiện NCKH”. 
(Cán bộ quản lý NCKH, Đại học Y Dược Cần Thơ) 
Đánh giá sự phù hợp, chấp nhận, khả thi về hệ thống tổ chức trong việc 
áp dụng bộ quy trình/tiêu chí mới 
Nhóm tiêu chí này sẽ đo lường khả năng tổ chức thực hiện quy trình kiểm 
soát chất lượng NCKH và các bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trong điều kiện thực 
tế của cơ sở/đơn vị tham gia nghiên cứu. Các tiêu chí cụ thể để đánh giá sự phù hợp, 
khả thi về mặt hệ thống tổ chức được chia thành 2 mảng lớn: sự ủng hộ của hệ 
thống tổ chức tại cơ sở/đơn vị tham gia nghiên cứu và sự phù hợp về mặt năng lực 
của cơ sở/đơn vị nghiên cứu. 
Lĩnh vực Lâm sàng (bao gồm các bộ công cụ: CONSORT, STROBE, CARE, 
STARD và PRISMA) 
Đối với mảng nội dung về sự phù hợp với hệ thống tổ chức hiện tại của cơ 
sở, hai khía cạnh nhận được sự đồng ý cao nhất của các đối tượng trong lĩnh vực 
lâm sàng đó là: việc triển khai không đòi hỏi phải thiết lập hệ thống mới, và cơ cấu 
tổ chức hiện tại có tại đơn vị là phù hợp để triển khai quy trình mới (đều chiếm tỷ lệ 
khoảng 2/3). Tỷ lệ đối tượng đồng ý thấp nhất ở khía cạnh về việc huy động được 
nhiều hơn sự tham gia hoạt động NCKH của các cán bộ. Bên cạnh đó, đối với mảng 
nội dung về sự phù hợp với năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên cứu, tỷ lệ đồng ý với 
các khía cạnh trong nội dung này đều đạt trên 53%. 
82 
Bảng 3.15. Đánh giá của đối tƣợng trong lĩnh vực lâm sàng (n=284) về các khía 
cạnh hệ thống tổ chức sau khi áp dụng bộ quy trình 
Nội dung 
Không 
đồng ý (%) 
Không chắc 
chắn (%) 
Đồng ý (%) 
Sự phù hợp với hệ thống tổ chức hiện tại của cơ sở 
Được chấp nhận trong môi trường làm 
việc của đơn vị 
7,7 41,5 50,8 
Huy động được nhiều hơn sự tham gia 
hoạt động NCKH của các cán bộ 
11,6 49,3 39,1 
Việc triển khai không đòi hỏi phải thiết 
lập một hệ thống mới 
8,5 26,4 65,1 
Cơ cấu tổ chức hiện có tại đơn vị là 
phù hợp để triển khai quy trình mới 
6,7 27,1 66,2 
Sự phù hợp về mặt năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên cứu 
Cơ chế quản lý hiện tại của đơn vị đủ 
khả năng để thực hiện quy trình mới 
7,0 32,4 60,6 
Đơn vị đủ năng lực để thực hiện quy 
trình mới 
4,2 39,8 56,0 
Năng lực của các cán bộ hiện tại đủ để 
triển khai quy trình mới 
10,2 37,0 52,8 
Số lượng của các cán bộ hiện tại đủ để 
triển khai quy trình mới 
13,4 28,9 57,7 
Lĩnh vực YTCC (bao gồm các bộ công cụ: STROBE, CARE, CHEERS, 
STARD và PRISMA) 
Trong số các đối tượng thuộc lĩnh vực YTCC, cũng tương tự như đối với các 
đối tượng thuộc lĩnh vực lâm sàng, việc triển khai bộ quy trình không đòi hỏi phải 
thiết lập một hệ thống mới, cũng như việc cơ cấu tổ chức hiện có tại đơn vị phù hợp 
để triển khai là hai khía cạnh có tỷ lệ đồng ý cao nhất (lên đến hơn 70%). Trong khi 
đó còn khá nhiều đối tượng còn e dè với nhận định về việc bộ quy trình mới sẽ huy 
động được nhiều hơn sự tham gia hoạt động NCKH của mọi người (chỉ chiếm tỷ lệ 
đồng ý khoảng 49%). 
83 
Đối với mảng nội dung về sự phù hợp với năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên 
cứu, khía cạnh có tỷ lệ phần trăm đồng ý thấp nhất trong số 4 khía cạnh là việc năng 
lực của các cán bộ hiện tại đủ để triển khai quy trình mới (chiếm tỷ lệ 57%) trong 
khi khía cạnh có tỷ lệ đồng ý cao nhất là khía cạnh về khả năng của cơ chế quản lý 
hiện tại tại đơn vị là đủ (chiếm xấp xỉ 75%). 
Bảng 3.16. Đánh giá của đối tƣợng trong lĩnh vực YTCC (n=209) về các khía 
cạnh hệ thống tổ chức sau khi áp dụng bộ quy trình 
Nội dung 
Không 
đồng ý (%) 
Không chắc 
chắn (%) 
Đồng ý 
(%) 
Sự phù hợp với hệ thống tổ chức hiện tại của cơ sở 
Được chấp nhận trong môi trường làm 
việc của đơn vị 
1,9 27,3 70,8 
Huy động được nhiều hơn sự tham gia 
hoạt động NCKH của các cán bộ 
5,3 45,9 48,8 
Việc triển khai không đòi hỏi phải thiết 
lập một hệ thống mới 
5,3 24,4 70,3 
Cơ cấu tổ chức hiện có tại đơn vị là 
phù hợp để triển khai quy trình mới 
3,8 24,4 71,8 
Sự phù hợp về mặt năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên cứu 
Cơ chế quản lý hiện tại của đơn vị đủ 
khả năng để thực hiện quy trình mới 
3,8 23,0 73,2 
Đơn vị đủ năng lực để thực hiện quy 
trình mới 
6,7 34,0 59,3 
Năng lực của các cán bộ hiện tại đủ để 
triển khai quy trình mới 
5,7 37,3 57,0 
Số lượng của các cán bộ hiện tại đủ để 
triển khai quy trình mới 
7,2 26,3 66,5 
Lĩnh vực Dược (bao gồm các bộ công cụ: CONSORT, STROBE và DEPICT) 
Trong lĩnh vực Dược, các đối tượng có chung quan điểm với hai nhóm đối 
tượng còn lại trong mảng đánh giá về sự phù hợp của bộ quy trình với hệ thống tổ 
chức hiện tại của cơ sở, cụ thể: tỷ lệ đồng ý cao nhất ở khía cạnh về cơ cấu tổ chức 
84 
hiện có tại đơn vị (72,7%) và thấp nhất ở nội dung về việc huy động sự tham gia 
NCKH của cán bộ tại đơn vị (42,1%). Kết quả cũng tương tự trong mảng đánh giá 
về năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên cứu. 
Bảng 3.17. Đánh giá của đối tƣợng trong lĩnh vực dƣợc (n=121) về các khía 
cạnh hệ thống tổ chức sau khi áp dụng bộ quy trình 
Nội dung 
Không 
đồng ý (%) 
Không chắc 
chắn (%) 
Đồng ý 
(%) 
Sự phù hợp với hệ thống tổ chức hiện tại của cơ sở 
Được chấp nhận trong môi trường làm 
việc của đơn vị 
3,3 38,8 57,9 
Huy động được nhiều hơn sự tham gia 
hoạt động NCKH của các cán bộ 
9,1 48,8 42,1 
Việc triển khai không đòi hỏi phải thiết 
lập một hệ thống mới 
8,3 24,0 67,7 
Cơ cấu tổ chức hiện có tại đơn vị là 
phù hợp để triển khai quy trình mới 
5,0 22,3 72,7 
Sự phù hợp về mặt năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên cứu 
Cơ chế quản lý hiện tại của đơn vị đủ 
khả năng để thực hiện quy trình mới 
5,8 26,4 67,8 
Đơn vị đủ năng lực để thực hiện quy 
trình mới 
6,6 32,2 61,2 
Năng lực của các cán bộ hiện tại đủ để 
triển khai quy trình mới 
10,7 39,7 49,6 
Số lượng của các cán bộ hiện tại đủ để 
triển khai quy trình mới 
9,1 27,3 63,6 
Trong các bảng kết quả trên, hai tiêu chí về: (1) Việc triển khai không đòi hỏi 
thiết lập hệ thống mới; và (2) Cơ cấu tổ chức hiện tại phù hợp để triển khai đều có 
tỷ lệ đồng ý cao nhất ở cả 3 lĩnh vực do PVS cho thấy quy trình kiểm soát chất 
lượng NCKH đề xuất không phải là một văn bản đơn lẻ, cứng nhắc mà là các điểm 
gợi ý có thể lồng ghép vào hệ thống văn bản quản lý nghiên cứu khoa học hiện tại, 
do đó việc triển khai quy trình hoàn toàn dựa trên các hệ thống sẵn có của đơn vị. 
85 
“Anh thấy những đề xuất trong này là rất phù hợp, nhà trường cũng 
đang cố gắng theo những chuẩn mực này thực tế theo được đến đâu thì 
cả một vấn đề, thì mình cũng cố gắng”. 
 (Cán bộ lãnh đạo, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định) 
“Với nhà trường, thì quy trình hiện nay nằm lọt trong những cái mà các em 
viết Trường mình cũng sẽ hướng tới các tiêu chí như được đề cập ở đây”. 
(Cán bộ quản lý NCKH, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định) 
 Với hai tiêu chí còn lại, tỷ lệ lựa chọn “không chắc chắn” còn cao, đặc biệt 
với nhận định “Quy trình huy động được nhiều hơn sự tham gia hoạt động NCKH 
của các cán bộ”. PVS cho thấy các cán bộ đều cảm thấy để tiếp cận chuẩn mực quốc 
tế, bước đầu sẽ chỉ có môt nhóm cán bộ đã có năng lực có thể sẵn sàng sử dụng 
được, sẽ cần có thời gian để đào tạo, chuẩn bị cho tất cả các cán bộ nghiên cứu khác 
cùng tham gia. 
 “Theo anh thì đầu tiên phải nói là phù hợp, khó khăn thì chắc chắn là 
khó khăn vì cái từ trước mình làm nó không bài bản, cũng khá là tự 
dobây giờ bắt đầu làm thì chắc chắn mọi người sẽ khó chịu một tý. Sẽ 
cần có đào tạo tập huấn cho các cán bộ có năng lực để làm”. 
(Cán bộ quản lý NCKH, Đại học Y Dược Huế) 
Các khía cạnh liên quan đến năng lực của cơ sở/đơn vị nghiên cứu ở đây được 
đánh giá thông qua: cơ chế quản lý hiện tại của đơn vị, năng lực của đơn vị, năng lực 
và số lượng của các cán bộ hiện tại trong đơn vị. Phỏng vấn sâu cho thấy hoạt động 
nghiên cứu là hoạt động thường quy của cơ sở do vậy cơ sở đã cũng bước đầu có năng 
lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Về cơ chế, hầu hết các cơ sở đều cho rằng 
cơ chế quản lý của đơn vị có thể thực hiện được quy trình bởi các bước đề ra trong 
quy trình tương đối đơn giản, thậm chí còn rút gọn hơn một số quy trình hiện tại. 
 “Các nội dung trong quy trình này cũng tương đối giống với các quy 
trình hiện nay nhưng rất rõ ràng theo từng bước, các bộ tiêu chí là mới 
nhưng rất rõ ràng để có thể sử dụng được”. 
(Cán bộ quản lý NCKH, Bệnh viện đa khoa Nam Định) 
Nhận định có tỷ lệ đồng ý thấp nhất là “năng lực của các cán bộ tại đơn vị đủ 
để triển khai quy trình”. Phỏng vấn sâu cho thấy, việc áp dụng các bộ tiêu chí đánh 
86 
giá chất lượng nghiên cứu chuẩn quốc tế giới thiệu trong quy trình mới này cần có 
thời gian, không thể ngay lập tức triển khai được mà cần có kế hoạch và thời gian 
để từng bước triển khai. Cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở cần được tập huấn để 
hiểu rõ về các bộ tiêu chí mới. Việc áp dụng chuẩn quốc tế trong các nghiên cứu tại 
cơ sở là cần thiết, năng lực cán bộ hiện tại có thể chưa thể đủ để tiến hành quy trình 
mới ngay lập tức. Tuy nhiên, thông qua tập huấn và nâng cao năng lực, cán bộ có 
thể từng bước tiến tới đạt chuẩn quốc tế 
“Cần thêm nhân lực cùng thêm tập huấn và hỗ trợ nâng cao năng lực

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tang_cuong_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_linh.pdf
  • pdfTrang thông tin Luận án - Nguyễn Đức Thành.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Nguyễn Đức Thành.pdf
  • pdfInformation of the thesis - Nguyen Duc Thanh.pdf