Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 1

Trang 1

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 2

Trang 2

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 3

Trang 3

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 4

Trang 4

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 5

Trang 5

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 6

Trang 6

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 7

Trang 7

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 8

Trang 8

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 9

Trang 9

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 165 trang Hà Tiên 12/09/2024 550
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị

Luận án Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị
9 2,02 
NĐ_HL_A 56 0 0 4 2 90,32 0 0 6,45 3,23 
NĐ_GL_A 53 1 0 4 0 91,38 1,72 0 6,9 0 
Đất cát 
ngập nước 
định kỳ 
NNĐK_VB_H
L_TP 
25 8 1 26 9 36,23 11,59 1,45 37,68 13,04 
NNĐK_VB_G
L 
15 2 0 16 3 41,67 5,56 0 44,44 8,33 
NNĐK_NĐ_H
L 
17 5 3 27 7 28,81 8,47 5,08 45,76 11,86 
Đất cát 
ngập nước 
thường 
xuyên 
NN_NĐ_HL 8 3 1 13 3 28,57 10,71 3,57 46,43 10,71 
NN_VB_VL 0 0 0 5 0 0 0 0 100 0 
Đất cát di 
động trong 
nội địa 
DĐ_NĐ_VB_
HL_TP 
0 0 0 3 1 0 0 0 75 25 
DĐ NĐ_VL 0 0 0 1 0 0 0 0 100 0 
Đất cát di 
động ven 
biển 
DĐ_VB_HL_
TP 
3 0 1 2 2 37,5 0 12,5 25 25 
DĐ_VB_VL 1 1 1 2 1 16,67 16,67 16,67 33,33 16,67 
DĐ_VB_GL 2 0 1 0 1 50 0 25 0 25 
70 
Ở vùng đất cát di động cây chồi ẩn, cây chồi trên và cây thân thảo một năm lại 
chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ dạng sống cây chồi ẩn (Cr) cao nhất với 37,5% tiếp đến là cây 
chồi trên với 25% và cây thân thảo một năm là 20,83%. Trong khi đó ở vùng đất cát 
cố định, tỷ lệ dạng sống cây chồi trên đạt đến 54,88% tiếp đến là cây chồi ẩn (19,53%) 
và cây thân thảo một năm (17,51%). Như vậy, đặc điểm chung về dạng sống của cả 
đất cát cố định và di động là sự ưu thế về số lượng loài của cây chồi trên (Ph), chồi ẩn 
(Cr) và cây thân thảo một năm (Th) ở vùng đất cát cố định, cây chồi ẩn (Cr) và cây 
thân thảo một năm (Th) lại có tỷ lệ cao hơn ở vùng đất cát di động. 
Đối với vùng đất cát ngập nước định kỳ hay đất cát ngập nước thường xuyên, tỷ 
lệ cây chồi ẩn cao, tỷ lệ cây chồi trên có tỷ lệ khá thấp. Ở vùng đất cát ngập nước định 
kỳ tỷ lệ cây chồi trên (Ph), cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ bằng nhau với 37,86% tiếp đến là 
cây thảo một năm (Th) là 12,62%. Ở vùng đất cát ngập nước thường xuyên tỷ lệ cây 
chồi ẩn (Cr) đạt đến 53,13%, tiếp đến là cây chồi trên 25%. 
Dạng sống của thực vật có mối liên hệ gần gũi với các nhân tố trong môi trường 
và chiến lược thích nghi của thực vật trong việc thu nhận vật chất, năng lượng từ môi 
trường sống tránh những tác động bất lợi từ môi trường [64]. Đặc điểm của khí hậu 
được biểu hiện thông qua phổ dạng sống của thực vật của một vùng nhất định được 
gọi là khí hậu thực vật. Thông qua dạng sống chủ yếu (chiếm tỷ lệ cao) trong phổ 
dạng sống có thể phản ánh đặc điểm khí hậu của nơi thực vật phân bố. Vùng nhiệt 
đới, nơi thường có lượng mưa lớn thì tỷ lệ của cây chồi trên chiếm tỷ lệ cao. Trong 
khi đó, vùng sa mạc khô hạn lại đặc trưng bởi dạng sống là cây thân thảo một năm, 
vùng ôn đới mát đặc trưng bởi cây chồi nữa ẩn trong khi vùng lạnh lại được đặc trưng 
bởi cây chồi sát đất [97]. Như vậy, dạng sống của thực vật là đặc điểm thích nghi của 
chúng đồng thời thể hiện đặc điểm sinh thái của môi trường sống nơi chúng phân bố. 
Thực vật chồi trên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị cao hơn so với phổ chuẩn của 
Raunkiaer (46%) tuy vậy lại thấp hơn so với hệ thực vật Việt Nam (54,6%) (Bảng 
3.10) [5],[105]. Tỷ lệ này cũng thấp hơn vùng nhiệt đới ẩm (61%) và cao hơn so với 
vùng bắc cực (1%), vùng ôn đới (15%) và nhiệt đới khô hạn (9%) [107]. Điều này cho 
thấy rằng kiểu khí hậu thực vật ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị là kiểu Phanerophytic, 
71 
hay mang tính chất nhiệt đới. 
Bảng 3.10. Phổ dạng sống Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, một số nơi 
trong nước và trên thế giới 
Stt 
Vùng đất cát 
P
h 
C
h 
H
e 
C
r 
T
h 
Kiểu khí hậu 
thực vật 
Tham 
khảo 
1 SB đất cát Quảng Trị 50,8 2,9 18,3 9 19 Phanerophytic 
2 Phổ chuẩn Raunkiaer 46 9 26 6 13 Phanerophytic [105] 
3 Việt Nam 54,6 10 21,4 10,6 5,6 Phanerophytic [5] 
4 Bắc cực (Arctic) 1 22 61 15 1 Hemicryptophytic 
[107] 
5 Ôn đới (Temperate) 15 2 49 22 12 Hemicryptophytic 
6 
Nhiệt đới ẩm (Tropical 
moist) 
61 6 12 5 16 Phanerophytic 
7 
Nhiệt đới khô hạn 
(Tropical arid) 
9 14 19 8 50 Therophytic 
8 Phong Điền 66,6 6,5 7 14,9 9,5 Phanerophytic [26] 
9 
Cát ven biển Tây Nam 
Caspian Iran 
9,9 0,9 24,4 22 42,7 Therophytic [106] 
10 
Cát ven biển Nam 
Caspian Iran 
7,5 2,5 17,5 10 62,5 Therophytic [96] 
11 
Cát ven biển Tây Hy 
Lạp 
6 10 19 13 52 Therophytic [116] 
12 
Cát ven biển 
Luskentyre Bắc 
Scotland 
0 6,5 54,3 13 26,1 Hemicryptophytic 
 [64] 
13 
Cát vien biển St. Cyrus 
Bắc Scotland 
2,4 7,9 57,2 11 21,3 Hemicryptophytic 
So sánh với các vùng đất cát khác ở Việt Nam và trên thế giới, tỷ lệ cây chồi 
trên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị lại thấp hơn vùng đất cát nội đồng huyện Phong 
Điền, tỉnh ThừaThiên Huế (66,55%) trong khi đó cao hơn rất nhiều so với hệ thực vật 
vùng đất cát miền bắc Scotland, Hy lạp và Iran (Bảng 3.10) [26],[64],[96],[106],[116]. 
Kết quả phân tích cụm (cluster) theo hệ số khác biệt Bray-Curtis cho thấy phổ dạng 
sống của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, vùng cát nội đồng huyện Phong 
Điền, phổ dạng sống của hệ thực vật Việt Nam, phổ dạng sống chuẩn của Raunkiaer và 
phổ dạng sống của thực vật vùng nhiệt đới ẩm có mối quan hệ gần gũi với nhau (Hình 
3.8, Bảng 3.10). Hệ thực vật vùng đất cát miền bắc Scotland với ưu thế của cây chồi 
72 
nửa ẩn và mang tính tính chất khí hậu thực vật vùng ôn đới và bắc cực 
(Hemicryptophytic) [64]. Hệ thực vật vùng đất cát ở Hy lạp và Iran với ưu thế của cây 
thảo một năm, mang tính chất khí hậu nhiệt đới khô hạn (Therophytic) [96],[106],[116]. 
Hình 3.8. Mối quan hệ giữa phổ dạng sống Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng 
Trị và các vùng khác 
Ở các điều kiện sinh cảnh khác nhau thì phổ dạng sống Thực vật hạt kín ở vùng 
đất cát tỉnh Quảng Trị cũng có sự khác nhau. Vùng đất cát ẩm không ngập nước ven 
khe, hồ, trằm và vùng đất cát cố định khô là nơi có tỷ lệ dạng sống cây chồi trên cao 
nhất. Các vùng đất cát ngập nước có tỷ lệ cây chồi trên lại rất thấp trong khi đó cây 
chồi ẩn và cây thảo một năm lại có tỷ lệ cao (Bảng 3.9). Kết quả nghiên cứu này 
cũng phù hợp với nghiên cứu của San Martín và cs., Kamrani và cs. [79], [110]. San 
Martín và cs. khi nghiên cứu ở hồ nước nhân tạo vùng núi ven biển Chile cũng cho 
thấy ở vùng đất ngập nước này có tỷ lệ cây chồi ẩn, chồi nửa ẩn và cây thân thảo 
một năm chiếm ưu thế [110]. Kamrani và cs. nghiên cứu thực vật vùng đất cát ngập 
nước ở phía tây núi Alborz, bắc Iran cũng thể hiện sự ưu thế của cây chồi ẩn và cây 
thân thảo một năm [79]. Qua đó cho thấy, thích nghi với điều kiện sinh cảnh đất 
ngập nước chủ yếu là thực vật thân thảo chồi ẩn và thân thảo một năm, rất ít cây 
chồi trên. Do tính chất ngập nước gây ra sự thiếu hụt oxi trong đất nên tác động đến 
73 
đời sống thực vật, vì vậy những loài có thể thích nghi với điều kiện sống này mới có 
thể phân bố nơi đây [51]. Như vậy, bên cạnh yếu tố lượng mưa, nhiệt độ [97] thì 
tính chất ngập nước cũng ảnh hưởng đến phổ dạng sống của thực vật. Điều này góp 
phần giải thích được cây chồi trên chiếm ưu thế ở vùng đất cát cố định không ngập 
nước trong khi đó vùng đất cát ngập nước có tỷ lệ cây chồi trên thấp, cây chồi ẩn và 
cây thảo một năm lại có tỷ lệ cao. 
Theo Maun, đối với vùng đất cát di động, nơi chịu tác động của nhiều yếu tố như 
gió, sự di động của cát,... là môi trường khắc nghiệt đối với sự sinh trưởng của thực vật. 
Bởi sự vùi lấp của cát, thực vật ở đây phải sinh trưởng vươn lên cùng với sự gia tăng 
chiều cao của cồn cát hàng năm. Chính vì thế chỉ những thực vật thích nghi được với 
điều kiện khắc nghiệt này mới có thể sống ở nơi đây [91]. Từ kết quả nghiên cứu cho 
thấy phần lớn các loài phân bố ở vùng đất cát di động là cây chồi ẩn, nửa ẩn và thân 
thảo một năm. Thực vật chồi trên phân bố ở nơi đây chủ yếu là cây bụi (Na). Như vậy, 
dạng sống thích nghi với vùng đất cát di động chủ yếu là cây chồi ẩn, nửa ẩn, thân thảo 
một năm và cây bụi. 
Như vậy, phổ dạng sống của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị: SB = 
50,8%Ph + 2,9%Ch + 18,3%He + 9%Cr + 19%Th, mang đặc điểm của kiểu khí hậu 
thực vật Phanerophytic, hay mang tính chất nhiệt đới. Phổ dạng sống cây chồi trên 
của Thực vật hạt kín: Ph = 12%Me + 32,3%Mi + 30,4%Na + 3,2%Ep + 16,5%Lp + 
5,7%Pp thể hiện cây chồi trên nhỏ (Mi) và cây chồi lùn (Na) ưu thế ở vùng đất cát 
Quảng Trị. Sinh cảnh có ảnh hưởng đến dạng sống của thực vật phân bố ở đó. Vùng 
đất cát ngập nước định kỳ ưu thế bởi cây chồi trên và cây chồi ẩn, vùng đất cát ngập 
nước thường xuyên ưu thế bởi cây chồi ẩn. Vùng đất cát di động ưu thế bởi cây chồi 
ẩn tiếp đến là cây chồi trên và cây thảo một năm. Vùng đất cát cố định ưu thế bởi cây 
chồi trên đến cây chồi ẩn và cây thảo một năm. 
3.2.3. Yếu tố địa lý của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị 
Trên cơ sở thành phần loài Thực vật hạt kín được ghi nhận ở thảm thực vật tự 
nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, chúng tôi xác định yếu tố địa lý thực vật theo Lê 
74 
Trần Chấn và cs. [5]. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.11 và Hình 3.9. 
Bảng 3.11. Yếu tố địa lý Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị và ở Việt Nam 
Yếu tố địa lý 
Quảng Trị Việt Nam 
Số loài Tỷ lệ % Tỷ lệ % 
Đặc hữu Việt Nam 36 11,57 21,6 
Yếu tố Đông Dương 51 16,4 26,3 
Yếu tố Nam Trung Quốc 13 4,18 7,3 
Yếu tố Hải Nam-Đài Loan-Philippin 8 2,57 2,5 
Yếu tố Hymalaya 0 0 0,28 
Yếu tố Ấn Độ 39 12,54 12,6 
Yếu tố Malaixia 8 2,57 2,4 
Yếu tố Indonexia-Malaixia 4 1,29 1,4 
Yếu tố Indonexia-Malaixia-Úc đại dương 4 1,29 0,45 
Yếu tố châu Á nhiệt đới 56 18,01 11,6 
Yếu tố cổ nhiệt đới 13 4,18 1,8 
Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới 8 2,57 1,4 
Yếu tố Đông Á 5 1,61 2,0 
Yếu tố châu Á 16 5,14 2,3 
Yếu tố ôn đới bắc 0 0 0,15 
Yếu tố phân bố rộng 14 4,5 2,8 
Yếu tố nhập nội và di cư hiện đại 6 1,93 4,4 
Chưa xác định 30 9,65 - 
Tổng 311 100 100 
Địa lý thực vật là một nhánh của thực vật học, chúng thể hiện mối liên hệ của sự 
phân bố của thực vật giữa hiện tại và trong quá khứ, giải thích sự phân bố của thực 
vật trên bề mặt trái đất [67]. Sự phân bố của thực vật chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm 
khí hậu, yếu tố thổ nhưỡng, sự di cư của thực vật trong quá khứ và hiện tại, sự biến 
đổi của khí hậu, sự thay đổi ranh giới tương đối giữa biển và đất liền [66]. Mỗi loài 
thực vật đều có sự phân bố nhất định trên bề mặt trái đất. Trên cơ sở đặc điểm phân bố 
này để xác định yếu tố địa lý thực vật của mỗi loài. Thông qua các yếu tố địa lý thực 
75 
vật có thể thấy được tính đa dạng của các yếu tố cấu thành hệ thực vật hạt kín vùng đất 
cát tỉnh Quảng Trị. 
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh tỷ lệ % các yếu tố địa lý của hệ thực vật 
Trong 18 yếu tố địa lý thực vật, hệ thực vật tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị 
có 16 yếu tố. Yếu tố châu Á nhiệt đới có tỷ lệ cao nhất với 18,01% tiếp đến là yếu tố 
Đông Dương (16,4%), yếu tố Ấn Độ (12,54%) và yếu tố đặc hữu (11,57%). Thực vật 
hạt kín phân bố ở thảm thực vật tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có 36 loài thực 
vật đặc hữu. Kết quả này cũng giống với hệ thực vật của Việt Nam, 4 yếu tố trên là yếu 
11.57
16.4
4.18
2.57
12.54
2.57
1.29
1.29
18.01
4.18
2.57
1.61
5.14
4.5
1.93 9.65
Đơn vị: % Đặc hữu Việt Nam
Yếu tố Đông Dương
Yếu tố Nam Trung Quốc
Yếu tố Hải Nam-Đài Loan-
Philippin
Yếu tố Ấn Độ
Yếu tố Malaixia
Yếu tố Indonexia-Malaixia 
Yếu tố Indonexia-
Malaixia-Úc đại dương
Yếu tố châu Á nhiệt đới
Yếu tố cổ nhiệt đới
Yếu tố tân nhiệt đới và liên 
nhiệt đới
Yếu tố Đông Á
Yếu tố châu Á
Yếu tố phân bố rộng
Yếu tố nhập nội và di cư 
hiện đại
Chưa xác định
76 
tố chính cấu thành hệ thực vật Việt Nam nói chung và hệ thực vật vùng đất cát tỉnh 
Quảng Trị nói riêng. Hệ thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị không có hiện 
diện của yếu tố Hymalaya và Ôn đới bắc. 
Như vậy, hệ thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị được cấu thành từ 4 
yếu tố địa lý chủ yếu: yếu tố châu Á nhiệt đới, yếu tố Đông dương, yếu tố Ấn Độ và 
yếu tố đặc hữu Việt Nam. 
3.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị 
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tra cứu 311 loài phân bố ở thảm thực 
vật tự nhiên và xác định được 136 loài Thực vật hạt kín (chiếm 43,7%) phân bố ở các 
quần xã thực vật tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có giá trị sử dụng (Bảng 3.12 và 
Hình 3.10). Có 32 loài mang nhiều giá trị sử dụng khác nhau, trong đó 28 loài có hai giá 
trị sử dụng và 4 loài có ba giá trị sử dụng (xem Phụ lục 1). Giá trị sử dụng của Thực vật 
hạt kín ở vùng đất cát khá đa dạng như: cho gỗ, nguyên liệu giấy sợi, tinh dầu, dầu béo, 
cho nhựa, làm thuốc, chất nhuộm, cây cảnh, thức ăn cho người, thức ăn cho gia súc, vật 
liệu xây dựng, nhưng không có thực vật cho tanin. 
Bảng 3.12. Đa dạng giá trị sử dụng của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị 
Stt Công dụng Số loài Tỷ lệ % 
Tổng số loài có giá trị sử dụng 136 43,7 
1 Cho gỗ 27 16,07 
2 Nguyên liệu giấy sợi 5 2,98 
3 Tinh dầu 4 2,38 
4 Dầu béo 1 0,6 
5 Cho nhựa 1 0,6 
6 Làm thuốc 79 47,02 
7 Chất nhuộm 4 2,38 
8 Cây cảnh 6 3,57 
9 Thức ăn cho người 27 16,07 
10 Thức ăn cho gia súc 11 6,55 
11 Vật liệu xây dựng 3 1,79 
 Tổng 168 lượt loài 100 
77 
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số loài có giá trị sử dụng 
Các loài thực vật làm thuốc ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị phong phú nhất với 
79 loài, tiếp đến là cây cho gỗ và cây làm thức ăn cho người (27 loài), thực vật làm 
thức ăn cho gia súc gồm 11 loài, cây làm cảnh (6 loài), cây lấy sợi (5 loài), cây cho 
tinh dầu và cây cho chất nhuộm cùng có 4 loài, cây sử dụng trong xây dựng gồm 3 
loài, cây cho dầu béo và cây cho nhựa chỉ có 1 loài. 
Từ kết quả trên cho thấy giá trị sử dụng của thực vật vùng đất cát khá đa dạng. 
Đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị, có tiềm năng mang lại giá trị kinh tế đối 
với người dân địa phương. 
3.2.5. Độ thường gặp 
3.2.5.1. Phân bố độ thường gặp 
Một trong những đặc điểm phản ánh được sự phân bố của thực vật trong quần 
xã đó là độ thường gặp của chúng [68]. Những loài phổ biến là những loài có độ 
thường gặp cao trong quần xã. Sự phân bố về độ thường gặp các loài ở mỗi sinh cảnh 
được mô tả bằng biểu đồ hình hộp (Hình 3.11). 
Biểu đồ còn thể hiện tỷ lệ số loài trong mỗi quần xã ở mức 25%, 50% và 75% 
tổng số loài ở mỗi độ thường gặp. Những điểm nằm ngoài đường Whisker (còn gọi là 
16.1
3 2.4
0.6
0.6
47
2.4
3.6
16.1
6.5
1.8 Đơn vị : %
Cho gỗ
Nguyên liệu giấy sợi
Tinh dầu
Dầu béo
Cho nhựa
Làm thuốc
Chất nhuộm
Cây cảnh
Thức ăn cho người
78 
outlier) thể hiện là những loài có độ thường gặp cao vượt trội so với độ thường gặp 
của phần lớn các loài còn lại. Qua đó cho biết mức độ tập trung phần lớn độ thường 
gặp của các loài ở khoảng nào. 
Ở sinh cảnh thuộc các vùng đất cát di động, các loài có độ thường gặp khá cao. 
Ở sinh cảnh DĐ_VB_TP_HL độ thường gặp dao động từ 20% - 100%, DĐ_VB_GL 
(50 - 100%), DĐ_VB_VL, DĐ_NĐ_VB_TP_HL và DĐ_NĐ_VB_VL các loài có độ 
thường gặp đều là 100% (Hình 3.11). 
Hình 3.11. Biểu đồ hình hộp mô tả phân bố độ thường gặp ở các sinh cảnh 
Đối với vùng đất cát cố định ngập nước và không ngập nước, độ thường gặp khá 
đa dạng, chỉ có 2 sinh cảnh bắt gặp loài có độ thường gặp 100%, 2 sinh cảnh xuất hiện 
loài có độ thường gặp trên 90%, 3 sinh cảnh hiện diện loài có độ thường gặp cao hơn 
80%, còn lại độ thường gặp của loài cao nhất trong các sinh cảnh này đều thấp hơn 
90%. Sinh cảnh NN_VB_VL chỉ có loài với độ thường gặp là 50%. Ở sinh cảnh 
NNĐK_VB_TP_HL và NĐ_HL_K có 75% số loài ở sinh cảnh đó có độ thường gặp 
dưới 10%; sinh cảnh VB_TP_HL_K có 75% số loài có độ thường gặp dưới 15%; 
VB_VL_K là 20%. Ở sinh cảnh NNĐK_NĐ_HL, NN_NĐ_HL, VB_TP_HL_A, 
VB_VL_K có ít nhất 75% tổng số loài có độ thường gặp dưới 25%; NNĐK_VB_GL 
dưới 30%; NĐ_HL_A dưới 40%; NĐ_GL_K và NĐ_VL_K là 50% (Hình 3.11). 
79 
Bảng 3.13. Thống kê số lượng loài ở các bậc độ thường gặp theo Raunkiaer (1934), Phan Nguyên Hồng và cs. (1978) 
 Raunkiaer, 1934 Phan Nguyên Hồng và cs. 1978 
 A B C D E TG IG NN Tổng số 
loài SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
Raunkiaer 53 14 9 8 16 
A>B>C>D
<E 
VB_TP_HL_K 138 84,66 20 12,27 2 1,23 3 1,84 0 0 
A>B>C<D
>E 
3 1,84 13 7,98 147 90,18 163 
NĐ_HL_K 162 86,63 18 9,63 4 2,14 3 1,6 0 0 
A>B>C>D
>E 
3 1,6 16 8,56 168 89,84 187 
VB_GL_K 71 73,96 19 19,79 4 4,17 1 1,04 1 1,04 
A>B>C>D
=E 
4 4,17 16 16,67 76 79,17 96 
NĐ_GL_K 27 47,37 16 28,07 8 14,04 4 7,02 2 3,51 
A>B>C>D
>E 
14 24,56 16 28,07 27 47,37 57 
VB_VL_K 75 77,32 12 12,37 6 6,19 3 3,09 1 1,03 
A>B>C>D
>E 
7 7,22 12 12,37 78 80,41 97 
NĐ_VL_K 25 56,82 5 11,36 7 15,91 0 0 7 15,91 
A>B>C>D
<E 
11 25 8 18,18 25 56,82 44 
VB_TP_HL_A 69 69,7 19 19,19 9 9,09 1 1,01 1 1,01 
A>B>C>D
=E 
4 4,04 20 20,2 75 75,76 99 
NĐ_HL_A 33 53,23 18 29,03 5 8,06 5 8,06 1 1,61 
A>B>C>D
>E 
11 17,74 18 29,03 33 53,23 62 
NĐ_GL_A 41 70,69 9 15,52 6 10,34 2 3,45 0 0 
A>B>C>D
>E 
5 8,62 12 20,69 41 70,69 58 
NNĐK_VB_TP_
HL 
50 86,21 5 8,62 2 3,45 1 1,72 0 0 
A>B>C>D
>E 
2 3,45 3 5,17 53 91,38 58 
80 
 Raunkiaer, 1934 Phan Nguyên Hồng và cs. 1978 
 A B C D E TG IG NN Tổng số 
loài SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
NNĐK_VB_GL 21 67,74 4 12,9 4 12,9 2 6,45 0 0 
A>B>C>D
>E 
3 9,68 7 22,58 21 67,74 31 
NNĐK_NĐ_HL 41 70,69 11 18,97 5 8,62 1 1,72 0 
0 
A>B>C>D
>E 
2 3,45 8 13,79 48 82,76 58 
DĐ_NĐ_VB_TP
_HL 
0 0 0 0 0 0 0 0 4 100 
A=B=C=D
<E 
4 100 0 0 0 0 4 
DĐ_NĐ_VB_VL 0 0 0 0 0 0 0 0 1 100 
A=B=C=D
<E 
1 100 0 0 0 0 1 
DĐ_VB_TP_HL 3 37,5 2 25 1 12,5 1 12,5 1 12,5 
A>B>C=D
=E 
3 37,5 2 25 3 37,5 8 
DD_VB_VL 0 0 0 0 6 100 0 0 0 0 
A=BD
=E 
6 100 0 0 0 0 6 
DĐ_VB_GL 0 0 0 0 0 0 3 75 1 25 
A=B=C<D
>E 
4 100 0 0 0 0 4 
NN_NĐ_HL 19 67,86 5 17,86 2 7,14 2 7,14 0 0 
A>B>C=D
>E 
4 14,29 3 10,71 21 75 28 
NN_VB_VL 5 100 0 0 0 0 0 0 0 0 
A>B=C=D
=E 
5 100 0 0 0 0 5 
Toàn thảm 288 92,61 16 5,15 5 1,61 2 0,64 0 0 
A>B>C>D
>E 
5 1,61 12 3,86 294 94,53 311 
Ghi chú: SL – số lượng loại; % - tỷ lệ %; TG - thường gặp; IG - ít gặp; NN – ngẫu nhiên; A – lớp A (độ thường gặp nhỏ hơn 20%); B – lớp B 
(độ thường gặp từ 20% đến dưới 40%); C – lớp C (độ thường gặp từ 40% đến dưới 60%); D – lớp D (độ thường gặp từ 60% đến dưới 80%); E – 
lớp E (độ thường gặp từ 80% đến dưới 100%)
81 
Như vậy, sự phân bố độ thường gặp ở các sinh cảnh có sự khác nhau. Ngoại 
trừ các sinh cảnh ở vùng đất cát di động và NN_VB_VL, các sinh cảnh còn lại 
có phần lớn số loài (ít nhất 75% tổng số loài ở mỗi sinh cảnh) có độ thường gặp 
dưới 50% (Hình 3.11). 
Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ thường gặp của các loài ở các sinh cảnh 
chúng tôi thống kê kết quả về số lượng loài ở các mức độ thường gặp theo Phan 
Nguyên Hồng và cs. [15], Raunkiaer [105] được thể hiện ở Bảng 3.13. Từ kết quả 
nghiên cứu cho thấy, hầu hết ở mỗi sinh cảnh thì loài bắt gặp ngẫu nhiên và loài ít 
gặp có số lượng lớn hơn những loài thường gặp ngoại trừ các cồn cát di động ven 
biển và trong nội địa, sinh cảnh đất ngập nước thường xuyên ven biển Vĩnh Linh. 
Đối với các sinh cảnh ở các vùng đất cát khô, cát ẩm không ngập nước và đất 
cát ngập nước định kỳ như: VB_TP_HL_K, NĐ_HL_K, VB_GL_K, NĐ_GL_K, 
VB_VL_K, NĐ_VL_K, VB_TP_HL_A, NĐ_HL_A, NĐ_GL_A, 
NNĐK_VB_TP_HL, NNĐK_VB_GL, NNĐK_NĐ_HL có số loài bắt gặp ngẫu 
nhiên lớn hơn loài ít gặp và số loài ít gặp lớn hơn số loài thường gặp. Tuy vậy, 
vùng đất cát nội đồng Vĩnh Linh khô (NĐ_VL_K) có số loài thường gặp cao hơn 
số loài ít gặp. 
Ở vùng đất cát di động nằm sâu trong nội địa, đất cát di động ven biển ở Gio 
Linh (DĐ_VB_GL) và Vĩnh Linh (DĐ_VB_VL) chỉ có các loài thường gặp. Trong 
khi đó, vùng đất cát di động ven biển Triệu Phong và Hải Lăng (DĐ_VB_TP_HL) 
vừa có sự hiện diện các loài thường gặp, ít gặp và ngẫu nhiên. Trong đó số loài ít 
gặp có số lượng thấp hơn loài thường gặp và ngẫu nhiên. 
Đối với vùng đất cát ngập nước thường xuyên, ở vùng ven biển Vĩnh Linh 
(NN_VB_VL) cũng chỉ có các loài thường gặp. Ở vùng đất cát nội đồng Hải Lăng có 
sự hiện diện của loài thường gặp, ít gặp và ngẫu nhiên. Số loài ngẫu nhiên c

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thanh_phan_loai_va_su_phan_bo_cua_cac_quan_xa_thuc_v.pdf
  • pdf6. TRICH YEU LUAN AN.pdf
  • pdf3. Những đóng góp của luận án - Tieng viet.pdf
  • pdf3. Những đóng góp của luận án - Tieng Anh.pdf
  • pdf2.3.TOM TAT LUAN AN- Tieng Anh.pdf
  • pdf2.1.TOM TAT LUAN AN - Tieng Viet.pdf