Luận án Thực trạng, căn nguyên viêm não vi rút và chi phí điều trị trực tiếp cho người bệnh tại 3 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, 2017 - 2018
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng, căn nguyên viêm não vi rút và chi phí điều trị trực tiếp cho người bệnh tại 3 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng, căn nguyên viêm não vi rút và chi phí điều trị trực tiếp cho người bệnh tại 3 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, 2017 - 2018
ge và cộng sự từ năm 2000 – 2010 về các ca nhập viện với chẩn đoán viêm não đã ghi nhận 238.706 ca, tỷ lệ viêm não nhập viện là 7,3 ca trên 100.000 dân (95% CI: 7,1–7,6). Người ta thấy có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh từ 6,6 ca trên 100.000 dân (95% CI: 6,2–7,0) năm 2000 lên 7,6 ca trên 100.000 dân (95% CI: 7,2–8,1) năm 2010 [60]. Trong khi đó, Marjaleena Koskiniemi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các ca viêm não nhập viện trong cộng đồng 4 triệu dân tại Phần Lan trong những năm 90 của thế kỷ XX thấy trong giai đoạn 1995 – 1996 đã ghi nhận 3.231 ca viêm não nhập viện với triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi rút tiên phát của hệ thần kinh trung ương, tỷ lệ mắc dao động từ 25 – 100 người bệnh trên 100.000 dân/năm, dựa trên số liệu dân số khác nhau của mỗi khu vực [101]. Nghiên cứu của Arpita Gogoi và cộng sự, 2016 cho thấy trong 2 năm 2014 – 2015 tại khoa Nhi của 2 bệnh viện tại Ấn Độ có tổng số 10.762 bệnh nhi nhập viện với 445 ca hội chứng não cấp (AES – Acute Encephalitis Syndrome) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, chiếm tỷ lệ 4,13% [61]. Nghiên cứu tổng quan của Fidan Jmor và cộng sự năm 2008 trên 87 nghiên cứu về hội chứng não cấp cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiên cứu về định nghĩa ca bệnh, tiêu chuẩn lâm sàng, căn nguyên, phương pháp nghiên cứu. Ở các nước công nghiệp phương Tây, tỷ lệ mắc ước tính khoảng 10,5 – 13,8 ca trên 100.000 dân ở trẻ em. Trong khi đó ở người lớn tỷ lệ này thấp nhất là 2,2 ca trên 100.000 dân. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ở tất cả các nhóm tuổi dao động từ 6,34 ca – 7,4 ca//100.000 dân tuỳ theo khu vực nhiệt đới hay ôn đới [77] Như vậy, khi so sánh với tỷ lệ mắc ở các nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy tỷ lệ mắc VNVR của 3 tỉnh khu vực Tây Bắc Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2018 là cao hơn các khu vực khác trong nước và một số vùng lưu hành trên thế giới. 112 4.1.2. Diễn biến bệnh VNVR tại 3 tỉnh Tây Bắc, Việt Nam, 2017 – 2018 theo thời gian Ca bệnh phân bố ở tất cả các tháng trong năm nhưng tập trung cao vào tháng 6 – 7, đây là những tháng mùa hè, quần thể muỗi véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh có thể là điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng của bệnh. Theo kết quả nghiên cứu về viêm não – màng não năm 2012 tại các bệnh viện ở Việt Nam, tính chất mùa có tác động rõ rệt đến tỷ lệ ca viêm não nhập viện, với đỉnh dịch được xác định vào tháng 6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,001 [10]. Một số nghiên cứu năm 2015 tại tỉnh Sơn La, năm 2008 – 2016, 2004-2017 tại tỉnh Bắc Giang, và 2005-2018 tại Tây Nguyên cũng cho kết quả tương tự [14, 87, 21, 39]. Nghiên cứu ở một số nước châu Á cũng đưa ra những kết quả tương đồng. Nghiên cứu của Yogesh K. Gurav, năm 2014 tại Tây Belgan, Ấn Độ - nơi có biên giới với ba quốc gia là Nepal, Bhutan và Bangladesh cho thấy trong 398 ca hội chứng não cấp thu thập từ tháng 6 – 8 năm 2014, số mắc ghi nhận rải rác trong các tuần của tháng 6 sau đó tăng vọt vào tháng 7 với hàng trăm ca mỗi tuần, sau đó giảm nhanh vào tháng 8 [64]. Một nghiên cứu khác cũng tại Ấn Độ tiến hành thu thập số liệu các ca hội chứng não cấp trong 3 năm 2014 – 2016 cho thấy bệnh có xu hướng mùa rất rõ rệt, các ca bệnh xuất hiện không nhiều trong các tháng từ tháng 1 – tháng 6, bắt đầu có sự tăng nhẹ từ tháng 7 và đạt đỉnh vào tháng 9 hàng năm, sau đó lại giảm dần vào tháng cuối năm [75]. Nghiên cứu về VNNB tại Đài Loan của Chien-Ling Su cũng cho kết quả tương tự, các ca mắc VNNB cũng như véc tơ muỗi truyền bệnh VNNB gia tăng mạnh mẽ trong các tháng mùa hè (tháng 6 – 7 hàng năm) [126]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy VNVR nói chung có hay không có tính chất mùa tuỳ thuộc vào loại tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu tại Mỹ 11 năm cho thấy, vi rút HSV, vi rút thuỷ đậu, các vi rút Herpes khác (other HHV) lưu hành quanh năm, nhóm vi rút arbo, vi rút Tây sông Nin, VRĐR có xu hướng gia tăng trong giai đoạn tháng 7 – 9 hàng năm [60]. 113 Hình 4.1. Tính chất mùa của các ca nhập viện do VNVR theo tháng (A) và theo mùa (B) (n = 83.225) [60] Các VRĐR có sự phân bố rộng khắp thế giới và thường lưu hành nổi trội vào mùa hè ở vùng khí hậu ôn đới và vào mùa mưa ở các nước nhiệt đới. Viêm màng não do VRĐR thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu ở vùng ôn đới trong khi viêm màng não vi rút của các tác nhân khác (ví dụ vi rút quai bị) thường xảy ra vào mùa đông và xuân. NPEV là các tác nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm màng não vô khuẩn ở Mỹ, đặc biệt là vào cuối xuân và mùa thu. Trong nghiên cứu của chúng tôi tại 3 tỉnh Tây Bắc, VNVR chủ yếu do vi vút VNNB và VRĐR và vì vậy VNVR ở đây mang tính mùa rõ rệt và tăng cao vào mùa hè (tháng 6 và tháng 7). 4.1.3. Phân bố ca bệnh VNVR theo một số yếu tố dịch tễ (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn) Trong số mắc VNVR tại 3 tỉnh Tây Bắc năm 2017 - 2018, tỷ lệ nam : nữ là 1,22 : 1, khá phù hợp với kết quả các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về bệnh này. Hồ Đặng Trung Nghĩa và cộng sự năm 2007 – 2010 nghiên cứu tại các bệnh 114 viện ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc viêm não ở nam khoảng 62 – 70%, cao hơn ở nữ [142]. Điều này có thể lý giải là do đặc tính sinh hoạt của nam giới thường hoạt động, di chuyển nhiều hơn nữ giới, trẻ trai có thói quen chơi đùa, nghịch nhiều hơn trẻ gái, nên có cơ hội lây nhiễm nhiều hơn bé gái. Trong các nghiên cứu về VNNB được công bố, hầu hết đều ghi nhận tỷ lệ số mắc VNNB ở nam cao hơn nữ, ví dụ như nghiên cứu tại Campuchia, xác định tỷ lệ số mắc VNNB ở nam giới là 56% [133]. Trong nghiên cứu tại Philippines năm 2013 trong tổng số 251 ca HCVNC có 18% (44 ca) là VNNB được xác định bằng kỹ thuật ELISA, tỷ lệ số mắc nam/nữ là 1,5 [79]. Kết quả nghiên cứu về VNNB của Dương Thị Hiển, 2020, cũng cho kết quả tương tự, trong giai đoạn 2004-2017, tỷ lệ số mắc VNNB ở nam giới là 58,33% (70/120), tỷ lệ số mắc VNNB ở nữ giới là 41,67% [21]. Một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng đưa ra kết quả đa dạng về tỷ lệ nam : nữ. Nghiên cứu của Benjamin P. George và cộng sự về các ca viêm não nhập viện tại Mỹ từ 2000 – 2010 không thấy sự chênh lệnh nhiều giữa tỷ lệ nam và nữ, khoảng 53% số người bệnh viêm não là nữ [60]. Nghiên cứu trên 400 bệnh nhi viêm não nhập viện tại Tây Belgan - Ấn Độ có tỷ lệ nam : nữ là 1,5 : 1, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P = 0,654 [61]. Điều tra vụ dịch viêm não tại Ấn Độ năm 2014 lại cho thấy tỷ lệ nam: nữ là 1 : 0,6 [64]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đáng lưu ý là nhóm người trưởng thành (từ 15 - 29 tuổi trở lên) chiếm tỷ lệ khá cao, tới 24,3% trong tổng số 473 ca bệnh. Tại các tỉnh Tây Bắc nhiều năm trước đây ghi nhận tỷ lệ mắc VNVR thấp, vì vậy rất có thể có nhiều người ở tuổi trưởng thành chưa phơi nhiễm với VNVR, nên số mắc ở người lớn có tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi cao nhất, 28,6% tiếp theo là nhóm 15 – 29 tuổi (24,3%). Phân tích sâu thêm chúng tôi nhận thấy trẻ dưới 1 tuổi – nhóm chưa đến tuổi tiêm vắc xin VNNB chiếm tỷ lệ khá cao, 14,2%. Nhóm 1 – 5 tuổi chiếm 14,4%. Địa bàn nghiên cứu là các tỉnh miền núi với nhiều huyện/xã vùng sâu, vùng xa, có thể tại các khu vực này độ bao phủ của Chương trình tiêm chủng mở rộng còn thấp, việc tiếp cận dịch vụ tiêm chủng còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin VNNB trong nhóm đối tượng mắc là thấp (3,2%). Bên 115 cạnh đó sự đa dạng các tác nhân gây bệnh được phát hiện ở Tây Bắc cũng lý giải một phần về phân bố nhóm tuổi này ở các ca bệnh VNVR. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố bệnh VNNB ở Việt Nam theo nhóm tuổi cho thấy có sự khác biệt qua các giai đoạn. Theo số liệu nghiên cứu ghi nhận, từ 1985-1992 nhóm 1-4 tuổi mắc cao nhất chiếm 36,9%, sau đó là nhóm 5-9 tuổi chiếm 34,6% [33]. Nghiên cứu tại Gia Lương - Bắc Ninh năm 1993-1997 cho thấy 97,2% VNNB xảy ra ở trẻ <15 tuổi, trong đó cao nhất là nhóm 1-5 tuổi chiếm 54,3%. Trong giai đoạn 1998-1999, tỷ lệ mắc VNNB ở nhóm tuổi 1-4 trên toàn miền Bắc là 27,14%, nhóm 5-9 tuổi chiếm 45,12%, nhóm 10-14 tuổi chiếm 18,9%. Còn trong giai đoạn 2000-2001 ở cả ba miền cho kết quả tương tự, ở nhóm tuổi 5-9 chiếm 43,61%, nhóm 10-14 là 23,67%, nhóm 1-4 là 14,14%. Tại Hà Tây, giai đoạn 1998-2005 chưa sử dụng vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ mắc ở nhóm trẻ 1-4 là 21,6%, nhóm trẻ 5-9 là 43,2%, nhóm trẻ 10-14 là 27,3% và nhóm trên 15 tuổi là 7,9%. Tại Thanh Hóa, nơi được sử dụng vắc xin từ 1997, đến 2006 có 93% trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm phòng vắc xin VNNB, trong nghiên cứu giai đoạn 2006-2007 cho thấy tỷ lệ mắc VNNB của trẻ 1-4 là 13,9%, trẻ 5-9 là 36,1%, trẻ 10-14 là 36,1% và trên 15 tuổi là 13,9% [40]. Tại Bắc Giang giai đoạn 2004-2017 cũng cho kết quả tương tự về VNNB ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ mắc trên 100.000 trẻ tương ứng ở trẻ 15 tuổi là 0,09/100.000 người. Tỷ lệ mắc VNNB/100.000 trẻ tương ứng ở nhóm tuổi <15 cao hơn 21 lần so với tỷ lệ mắc ở nhóm >15 tuổi, cao gấp 3,6 lần tỷ lệ mắc trung bình của cả cộng đồng [21]. Có sự thay đổi về tỷ lệ số mắc VNNB giữa các nhóm tuổi và đặc biệt có sự dịch chuyển nhóm tuổi theo chiều hướng tăng lên trong VNNB là do sự tác động của hiệu quả phòng bệnh VNNB bằng vắc xin. Cũng theo Dương Thị Hiển, 2020, tại Bắc Giang hầu hết các ca bệnh VNNB không được tiêm vắc xin phòng bệnh (64,17%), hoặc tiêm không đầy đủ (35,83%). Tỷ lệ mắc VNNB dù đã tiêm 3 liều cơ bản nhưng không tiêm liều củng cố với số mắc cao ở nhóm 5-9 tuổi (10 ca) và nhóm 10-14 tuổi (9 ca) chiếm 90% (19/21 ca) tổng số ca mắc VNNB cho thấy, cần tăng cường công tác truyền thông về việc thực hiện sử dụng vắc xin phòng bệnh VNNB đầy đủ và tuân thủ tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của nhà sản xuất để củng cố miễn dịch đảm bảo 116 hiệu quả phòng bệnh tốt nhất [21]. Trên thế giới, phân bố tuổi của bệnh VNVR cho kết quả khá đa dạng. Tại Mỹ, trong 48.598 ca viêm não nhập viện, tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm 45 – 64 tuổi với 14.107 ca, chiếm 29%; nhóm 20 – 44 tuổi với 13.688 ca ở vị trí số hai (28,2%), nhóm trẻ dưới 1 tuổi và 1 – 4 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp lần lượt là 2,5% và 3,7% [60]. Kết quả điều tra vụ dịch ở Ấn Độ có tỷ lệ trẻ dưới 10 tuổi chiếm 16,8%, vị thành niên 10 – 19 tuổi là 12,3%, tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm người trưởng thành trên 20 tuổi – chiếm tới 70,8% [64]. Tại Phần Lan tỷ lệ VNVR ở trẻ dưới 10 tuổi cao nhất (29,5%), nhóm trung bình gồm trên 71 tuổi (12%), 11 – 20 tuổi (11,3%), nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 21 – 30 tuổi (7,2%) [101]. Tại Thái Lan tỷ lệ số mắc VNNB ở các nhóm tuổi khác nhau được ghi nhận từ trẻ 6 tháng tuổi đến người lớn 57 tuổi, có 68% ca bệnh ở nhóm <20 tuổi, trong đó 46% là ở trẻ <15 tuổi. Tại Philippines, năm 2006 trong số 72 ca mắc VNNB ở Metro Manila, Luzon và Visayas có 73% số ca bệnh VNNB <17 tuổi. Năm 2013, kết quả giám sát tại 5 bệnh viện tại Philippines cho thấy 64% ca mắc VNNB ở nhóm trẻ 2-9 tuổi [139]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ở những nước trọng điểm lưu hành vi rút VNNB, hầu hết số mắc là <10 tuổi. Ở các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, một số vùng Trung Quốc, Ấn Độ số mắc VNNB đã giảm đi rất nhiều do tăng cường sử dụng vắc xin phòng bệnh, việc cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, việc thay đổi điều kiện sản xuất trong nông nghiệp, kiểm soát tốt véc tơ, giáo dục phòng bệnh ở những khu vực này, những ca VNNB chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người lớn [143]. Như vậy, có thể thấy phân bố các ca VNVR theo nhóm tuổi rất đa dạng ở các vùng địa lý và quốc gia, phụ thuộc vào sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh và hiệu quả chương trình tiêm phòng bằng vắc xin. Các ca VNVR ở khu vực Tây Bắc năm 2017 – 2018 thuộc nhiều dân tộc khác nhau, ở mỗi tỉnh lại có đặc trưng riêng. Sơn La ghi nhận số mắc chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Về mặt phân bố dân cư, dân tộc Thái chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh Sơn La và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam, vì vậy số mắc VNVR ở tỉnh này ở nhóm người Thái cũng dễ hiểu. Tương tự, tại Điện Biên và Lào Cai, dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất. Về mặt phân bố dân cư, dân tộc H’Mông chiếm 34,8% dân số 117 toàn tỉnh Điện Biên và 16,0% tổng số người H’Mông tại Việt Nam; trong khi đó tại Lào Cai dân tộc H’Mông chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh, 13,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam. Ngoài ra Lào Cai ghi nhận số ca mắc đáng kể là người dân tộc Dao - dân tộc chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam. Do ở các tỉnh khu vực Tây Bắc, nhóm dân tộc thiểu số chiếm đa số, nên tỷ lệ mắc VNVR ở nhóm này cao hơn (số liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Liên quan tới nghề nghiệp của người bệnh VNVR, tại Sơn La, các ca mắc tập trung vào nhóm nghề nông (41% số mắc), và học sinh (30,2% số mắc). Trẻ nhỏ dưới tuổi đi học và các nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tại tỉnh này, sau vụ dịch VNVR 2014, phần lớn trẻ dưới 5 tuổi đã được tiêm vắc xin VNNB, vì vậy nhóm trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc thấp. Trong khi đó, Điện Biên ghi nhận tới 48,9% số ca trong nhóm trẻ nhỏ dưới tuổi đi học, đặc biệt chỉ ghi nhận 1 ca là nông dân. Nhóm nghề nghiệp khác (buôn bán, tự do, nhân viên văn phòng, ) chiếm tỷ lệ đáng kể với 28 ca tương đương 31,1%. Tại tỉnh Lào Cai nghề nghiệp của các ca VNVR khá tương đồng với Điện Biên khi có tới 57,4% số ca mắc trong nhóm trẻ nhỏ dưới tuổi đi học và 22,1% trong nhóm học sinh. Nông dân và các nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp. Về trình độ học vấn 35,7% thuộc nhóm trẻ chưa đến tuổi đi học, nhóm học sinh THPT 29,2%, có tỷ lệ nhỏ số ca bệnh có trình độ đại học/cao đẳng và mù chữ. 4.2. Một số tác nhân vi rút gây viêm não và muỗi truyền bệnh Viêm não Nhật Bản tại 3 tỉnh Tây Bắc, 2017-2018 4.2.1. Một số tác nhân vi rút gây viêm não tại 3 tỉnh Tây Bắc, 2017-2018 Căn nguyên gây HCVNC liên quan nhiều nhất đến vi rút gây bệnh, nhưng cũng có thể gặp các căn nguyên vi sinh khác như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấmvà cả những ca viêm não vô khuẩn. Những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật y sinh học hiện đại như kỹ thuật nuôi cấy phân lập, kỹ thuật khuếch đại chuỗi PCR để xác nhận sự hiện diện của các vi sinh vật đã giúp rất nhiều cho việc chẩn đoán căn nguyên gây HCVNC. Tại Anh và xứ Wales trong giai đoạn 2004-2013 đã xác định tỷ lệ mắc HCVNC tăng lên từ 0,6/100.000 dân trong năm 2004 lên đến 3,9/100.000 118 dân trong năm 2013, việc tăng cường sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xét nghiệm đã góp phần làm tăng 7 lần số ca bệnh HCVNC được xác định nguyên nhân [81]. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học và phương pháp sinh học phân tử xác định tác nhân vi rút trong các mẫu bệnh phẩm của người bệnh VNVR tại 3 tỉnh khu vực Tây Bắc năm 2017-2018 cho tỷ lệ dương tính chung với các tác nhân vi rút là 28,5%. Theo kết quả xét nghiệm tại từng tỉnh, tỷ lệ dương tính dao động từ 18,4% đến 57,4%. Tỷ lệ dương tính ở khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2017-2018 thấp hơn so với ở khu vực miền Bắc năm 2015 (44,4%) [16] và tỷ lệ dương tính trung bình khu vực miền Trung giai đoạn 2015-2017 (47,3%) [25]. Sự khác nhau về tỷ lệ dương tính này có thể là do định nghĩa ca bệnh VNVR, loại mẫu bệnh phẩm thu thập và loại tác nhân xét nghiệm trong các nghiên cứu là khác nhau. Nghiên cứu tại Mỹ từ 2000 – 2010 có tỷ lệ dương tính với vi rút của các ca viêm não và 25,6% [60]. Tỷ lệ này ở nghiên cứu tại Phần Lan là 20,4% [97]. Trong các tác nhân gây VNVR, vi rút VNNB có vai trò quan trọng ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam [145]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tác nhân vi rút VNNB có tỷ lệ dương tính là 22,4% (bao gồm mẫu dương tính với VNNB và mẫu đồng nhiễm VNNB – VRĐR), kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của P.T.C.Hà và cs năm 2015 tại Sơn La (49,4%) [16]; tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ dương tính với tác nhân VNNB ở khu vực miền Trung trong 3 năm 2015-2017 là 12,68% [25]. Sự khác nhau về tỷ lệ dương tính với tác nhân VNNB có thể do sự lưu hành của vi rút này khác nhau giữa các năm, khác nhau về khu vực địa lý, dân cư, và tuỳ theo mức độ bao phủ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin VNNB ở cộng đồng dân cư. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở khu vực Tây Bắc, vi rút VNNB mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, vẫn là một trong những tác nhân phổ biến gây VNVR ở khu vực này. Trong tổng số 105 mẫu dương tính với VNNB, có 3 ca tiêm đủ 3 mũi vắc xin vẫn mắc bệnh, có thể liên quan đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cá thể, kỹ thuật tiêm chủng hoặc do quá trình vận chuyển bảo quản vắc xin ở các vùng sâu vùng xa cần được tiếp tục rà soát và hoàn thiện. Nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2014 – 2015 tập hợp số liệu từ 407 bệnh nhi mắc hội chứng não cấp theo định nghĩa của Tổ chức 119 Y tế thế giới, tỷ lệ dương tính với vi rút VNNB khá cao là 43,2% [61]. Tại Việt Nam, tỷ lệ xác định căn nguyên VNNB trong số các ca HCVNC là 26%-49% [12], [31], [33], [115], [129]. Nghiên cứu tại Bắc Giang tỷ lệ xác định căn nguyên vi rút VNNB gây HCVNC là 20,20%. Tỷ lệ mắc VNNB tại Bắc Giang thấp hơn tỷ lệ mắc VNNB ở miền Bắc cũng như giai đoạn trước do sự bao phủ vắc xin trên 99% ở trẻ 1-5 tuổi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó, từ năm 2011 Bắc Giang đã chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh VNNB vào tháng 3, tháng 4 hàng năm cùng với việc phun thuốc diệt véc tơ truyền bệnh VNNB chủ động trước mùa dịch vào các tháng 3, 4, 5 tại các vùng trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh cũng góp phần dự phòng bệnh do muỗi truyền nói chung trong đó có phòng bệnh VNNB [18], [40, 44], [124]. Theo Dương Thị Hiển, 2020 [21], tại Bắc Giang, tổng số 594 ca bệnh HCVNC giai đoạn 2004-2017 đã xác định được 4 tác nhân vi rút gây HCVNC là vi rút đường ruột, vi rút VNNB, vi rút Banna và vi rút Nam Định. Không phát hiện được ca nào bị HCVNC do các vi rút Herpes. HSV là tác nhân chủ yếu gây bệnh ở da và niêm mạc, thường chỉ gây HCVNC thứ phát trên người bệnh suy giảm miễn dịch nên tỷ lệ HCVNC do HSV thường thấp hoặc không phát hiện ở trẻ em. Tại Bắc Giang, căn nguyên chủ yếu gây HCVNC là nhóm vi rút arbo và VRĐR. Số ca phát hiện được ít nhất một nguyên nhân trên tổng số ca mắc HCVNC là 302/594 (50,84%). Tỷ lệ phát hiện được căn nguyên vi rút gây HCVNC trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới và tại miền Nam Việt Nam, tỷ lệ phát hiện được tác nhân trong khoảng 30-60% [56], [66], [72], [115], [129]. Tại Trung Quốc tỷ lệ mắc HCVNC giao động từ 9,2-14,2/100.000 dân, trong đó VNNB trong khoảng 0,08-1,5/100.000 dân. Tỷ lệ mắc VNNB trong số các ca bệnh lâm sàng có chẩn đoán HCVNC là 9,3% [139]. Tại Campuchia, VNNB là bệnh lưu hành, ca bệnh đầu tiên tại Campuchia ghi nhận được vào năm 1965; trong những năm 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ xác định VNNB ở trẻ có HCVNC là 18-30%. VNNB là bệnh do muỗi truyền liên quan đến vùng trồng lúa, Campuchia là quốc gia thuần nông, khoảng 80% dân số sống ở vùng nông thôn và 90% trong số này sản xuất nông nghiệp là lúa nước. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI tỷ lệ xác định căn nguyên vi rút 120 VNNB trong số các ca HCVNC là 19%, dao động từ 13% đến 35% [133]. Tại nhiều quốc gia châu Á, vi rút VNNB vẫn là căn nguyên hàng đầu gây HCVNC như Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam [59], [70], [79], [108, [110]. Tại Ấn Độ, một nghiên cứu dịch tễ học và nguyên nhân gây HCVNC ở miền Bắc Ấn Độ đã phát hiện các tác nhân vi rút VNNB, vi rút Dengue, vi rút Herpes, vi rút sởi, vi rút quai bị, vi rút hợp bào đường hô hấp. Tỷ lệ phát hiện được căn nguyên vi rút gây HCVNC là 58,3%, trong số đó VNNB được phát hiện phổ biến nhất, sau đó là vi rút Dengue, Herpes, sởi, quai bị và vi rút hợp bào đường hô hấp, nhưng không có ca bệnh HCVNC nào do vi rút đường ruột. Tỷ lệ tử vong cao nhất là do vi rút VNNB, còn những người bệnh bị HCVNC do vi rút Herpes có tỷ lệ di chứng thần kinh cao. Sự phân bố ca bệnh liên quan đến tuổi, giới tính thay đổi theo địa lý và theo mùa. Vi rút VNNB và vi rút Dengue là tác nhân gây bệnh chính của HCVNC
File đính kèm:
- thuc_trang_can_nguyen_viem_nao_vi_rut_va_chi_phi_dieu_tri_tr.pdf
- 4 Tóm tắt LA TA - Vũ Vi Quốc.pdf
- 3 Tóm tắt LA TV- Vũ Vi Quốc.pdf