Luận án Thực trạng tổ chức và quy trình hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và hiệu quả can thiệp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng tổ chức và quy trình hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và hiệu quả can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng tổ chức và quy trình hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và hiệu quả can thiệp
ghiên cứu Quyền của IRB liên quan đến quyết định phương thức thẩm định, yêu cần báo cáo dữ liệu liên quan đến nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền dừng nghiên cứu, tạm dừng nghiên cứu, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung đề cương nghiên cứu, các tài liệu cung cấp cho người tham gia nghiên cứu. Nguyên tắc hoạt động của IRB Xem xét năng lực của nghiên cứu viên chính; Dịnh kỳ ít nhất một lần/năm thẩm định đối với nghiên cứu TNLS. Giấy chứng nhận chấp thuận có mã số của Hội đồng được cấp. Hoạt động của IRB phải là hoạt động phi lợi nhuận. Tài liệu IRB thẩm định Hồ sơ nghiệm thu kết quả nghiên cứu; Văn bản của tổ chức quản lý điểm nghiên cứu đồng ý cho phép thực hiện nghiên cứu. Các SOP của IRB Có danh mục tên 34 SOP liên quan đến các hoạt động của Hội đồng từ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ đến khi kết thúc nghiên cứu. Với quy định cụ thể trong Thông tư 45/2017/TT-BYT, từ sau 2017 các Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh cấp cơ sở tuân thủ theo các tiêu chí này để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng khi thành lập và hoạt động. 75 3.2.2. Tập huấn quản lý chất lượng, xây dựng quy trình thực hành chuẩn để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng đạo đức Tài liệu tập huấn để nâng cao chất lượng của Hội đồng đạo đức được xây dựng với nội dung gồm 15 chủ đề được triển khai cho 10 IRB được lựa chọn trong nghiên cứu can thiệp của mục tiêu 2 và cũng mở ra cho tất cả các IRB nếu có nhu cầu được tập huấn. Hình 3.1. Các lớp tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng đạo đức, 2016-2018 Để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Đạo đức, có 08 khóa tập huấn đã được triển khai cho 21 đơn vị có IRB gồm 6 Viện nghiên cứu, 6 trường Đại học và 9 Bệnh viện tuyến tỉnh/tuyển cuối. Các lớp tập huấn được tổ chức theo nhiều đợt tổ chức. Đợt 1 có 7 IRB tham dự bao gồm: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Trường Đại học Dược Hà Nội, Khoa Y Dược Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Thực phẩm chức năng, Viện Sốt rét–Côn trùng–Ký sinh trùng Trung ương. Đợt 2 có 7 IRB tham dự bao gồm: Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện 103, Bệnh viện 76 E, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đợt 3 có 10 IRB tham dự bao gồm: Khoa Y Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Pháp y Quốc gia, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương. Trong 15 chủ đề tập huấn về các quy trình thực hành chuẩn cho IRB có 14 chủ đề tương ứng với các chủ đề tập huấn của FERCAP cho các IRB, có bổ sung chủ đề thứ hai Tổng quan quy định của Việt Nam đối với IRB để cập nhật các quy định của Việt Nam đối với IRB, đặc biệt là làm rõ những khác biệt cơ bản của IRB so với Hội đồng khoa học xét duyệt duyệt đề cương nghiên cứu vốn đã rất quen thuộc ở Việt Nam, từ đó làm rõ những khó khăn, thách thức đối với IRB để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, trách nhiệm của IRB cũng như ý nghĩa của việc thiết lập, duy trì hệ thống quy trình thực hành chuẩn để quản lý chất lượng của IRB cho tất cả học viên tham gia tập huấn. Hình 3.2. Số lượng các lớp tập huấn quy trình thực hành chuẩn cho 10 Hội đồng đạo đức, 2016-2018 77 Trong số 10 đơn vị đã tập huấn SOP của IRB đã có 01 trường đại học, 02 bệnh viện đề nghị được tập huấn khóa thứ hai để nâng cao năng lực cho các thành viên Hội đồng, các chuyên gia tư vấn độc lập của Hội đồng. Bảng 3.21. Câu hỏi thường gặp khi tập huấn SOP cho các thành viên của Hội đồng đạo đức, 2016-2018 Câu hỏi Các câu hỏi về mối quan hệ giữa IRB với Hội đồng khoa học IRB có thẩm định khía cạnh khoa học không? Nếu có, IRB thẩm định khía cạnh khoa học như thế nào để bảo đảm chất lượng thẩm định? Nếu Hội đồng khoa học đã thẩm định khía cạnh khoa học rồi thì IRB có cần thẩm định lại nữa không? Hội đồng khoa học hay IRB thẩm định đề cương trước? Nếu ý kiến về đề cương nghiên cứu của Hội đồng khoa học khác với ý kiến của IRB thì sao? Hội đồng nào có vai trò quyết định? Trường hợp nào cần có ý kiến của Hội đồng khoa học, trường hợp nào chỉ cần ý kiến của IRB? Nghiên cứu triển khai tại bệnh viện nhưng phục vụ cho đào tạo học viên thì IRB của bệnh viện hay của cơ sở đào tạo có vai trò quyết định? Các câu hỏi về SOP của IRB và vai trò của các chuyên gia tư vấn độc lập IRB không ban hành SOP của mình mà sử dụng SOP của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia hoặc của IRB khác có được không? Chỉ cần các SOP về quy trình thẩm định có được không? Thời gian để đi giám sát điểm nghiên cứu rất hạn chế vậy làm sao để bảo đảm chất lượng giám sát. Tại sao người đứng đầu đơn vị không được tham gia IRB? Tại sao chuyên gia tư vấn là người có kiến thức rất sâu và sát với nội dung nghiên cứu lại không được bỏ phiếu? 78 Nhận xét: có rất nhiều vấn đề các thành viên IRB mong muốn được làm rõ trong khóa tập huấn, đặc biệt là mối quan hệ giữa IRB với Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương nghiên cứu, cũng như các câu hỏi về quy trình thực hành chuẩn của IRB và về vai trò của các chuyên gia tư vấn độc lập. 3.2.3. Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng đạo đức trong thiết lập duy trì quản lý chất lượng trên cơ sở thiết kế, xây dựng công cụ làm việc chuẩn Bảng 3.22. Thay đổi thiết kế phiếu nhận xét đề cương của Hội đồng đạo đức cấp cơ sở, 2016-2018 Tiêu chí Trước can thiệp Sau can thiệp Định dạng phiếu nhận xét đề cương Chưa thống nhất giữa các IRB Thiết kế phiếu nhận xét đề cương nghiên cứu, dùng trong các IRB ở Việt Nam. Các tiêu chí nhận xét về Khoa học, đạo đức Chưa có tiêu chí cụ thể; Thiếu tính khách quan. Dễ có khả năng bỏ sót các tiêu chí xem xét về khía cạnh đạo đức và khoa học Có tiêu chí nhận xét cụ thể; Có 13 phần nhận xét với 72 mục nhỏ. Không bỏ sót các tiêu chí cần xem xét về khía cạnh đạo đức và khoa học Tính khả thi để hoàn thành biên bản cuộc họp Khó cho việc tổng hợp để hoàn thành biên bản cuộc họp ngay trong phiên họp. Dễ dàng cho việc tổng hợp để hoàn thành biên bản cuộc trong ngày họp. Trên cơ sở thống nhất, trao đổi với thành viên của 10 IRB, mẫu phiếu nhận xét đề cương nghiên cứu được thiết kế mới với bố cục của phiếu nhận xét, ngoài phần thông tin chung về nghiên cứu và về chuyên gia nhận xét, phiếu nhận xét đề cương nghiên cứu được chia thành 04 phần lớn gồm: khía cạnh khoa học của nghiên cứu; khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu; tính khả thi của nghiên cứu; các vấn đề khác. Các phần cần nhận xét bao gồm các nội dung và theo đúng trật tự đã được quy định trong Thông 79 tư số 45/2017/TT-BYT. Mỗi phần nhận xét chính lại được chia thành các mục nhỏ, có tổng số 13 phần nhận xét chính với 72 mục nhỏ trong phiếu nhận xét đề cương nghiên cứu thể hiện dưới dạng bảng kiểm. Bảng 3.23. Thay đổi thiết kế phiếu nhận xét báo cáo kết quả nghiên cứu để nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng đạo đức, 2013-2018 Tiêu chí đánh giá Trước can thiệp Sau can thiệp Định dạng phiếu nhận xét báo cáo kết quả nghiên cứu Không có phiếu nhận xét, hoặc có nhưng chưa thống nhất giữa các IRB Thiết kế phiếu nhận xét kết quả nghiên cứu, dùng trong các IRB ở Việt Nam Các tiêu chí nhận xét kết quả nghiên cứu về khoa học, tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu Chưa cụ thể, còn chung chung để nhận xét về báo cáo kết quả nghiên cứu. Có khả năng bỏ sót các tiêu chí cần nhận xét trong báo cáo kết quả Có 8 phần nhận xét chính với 28 mục nhỏ cụ thể để nhận xét về kết quả nghiên cứu. Không bỏ sót tiêu chí cần xem xét về khía cạnh đạo đức và khoa học trong báo cáo kết quả Tính khả thi để hoàn thành biên bản cuộc họp nghiệm thu kết quả nghiên cứu Khó cho việc hoàn thành biên bản cuộc họp ngay trong ngày họp. Dễ dàng cho việc hoàn thành biên bản cuộc họp đối với báo cáo kết quả nghiên cứu ngay trong ngày họp. Trên cơ sở trao đổi với thành viên của 10 IRB, mẫu phiếu nhận xét báo cáo kết quả nghiên cứu đã được thiết kế với các điều chỉnh bổ sung chính gồm 03 phần lớn là (1) Vấn đề, phương pháp nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu; (2) Kết quả nghiên cứu; (3) Các vấn đề khác. Phiếu nhận xét dược chia thành 08 phần nhận xét chính với 28 mục nhỏ trong phiếu nhận xét báo cáo kết quả nghiên cứu. Việc thiết kế các lựa chọn này để luôn có ô phù hợp cho chuyên gia nhận xét đánh dấu. Cuối mỗi phần nhận xét chính có chỗ để ghi ý kiến nhận xét, góp ý cụ thể cho các nội dung được đánh giá 80 là không phù hợp. Việc đánh mã số riêng cho từng mục cần nhận xét giúp chỉ cần ghi mã số mà không phải nhắc lại tên nội dung cần nhận xét khi có góp ý cụ thể. Bảng 3.24. Thay đổi thiết kế phiếu đánh giá hồ sơ trình lại sau phiên họp cần giải trình, bổ sung như góp ý của Hội đồng đạo đức, 2016-2018 Tiêu chí đánh giá Trước can thiệp Sau can thiệp Định dạng phiếu đánh giá hồ sơ trình lại sau phiên họp Chưa thống nhất phiếu đánh giá hồ sơ trình lại sau phiên họp giữa các IRB Thiết kế phiếu đánh giá hồ sơ trình lại sau phiên họp để dùng chung trong các IRB ở Việt Nam Bố cục của phiếu Chưa thống nhất giữa các IRB hoặc chưa có Có bố cục của phiếu đánh giá hồ sơ trình lại sau phiên họp gồm 5 nội dung cụ thể, dưới dạng bảng kiểm Tính khả thi cho chuyên gia đánh giá hồ sơ trình lại sau phiên họp. Khó cho chuyên gia thẩm định, đánh giá hồ sơ trình lại. Thuận tiện cho chuyên gia đánh giá hồ sơ trình lại để đưa ra ý kiến chấp thuận/không chấp thuận khách quan. Đã thiết kế một mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đệ trình lại với các điều chỉnh bổ sung chính gồm 05 phần lớn như thông tin chung về nghiên cứu, thành phần hồ sơ xem xét, kết quả đánh giá, nội dung yêu cầu giải trình thêm hoặc lý do không chấp thuận khía cạnh khoa học của nghiên cứu, thông tin về chuyên gia đánh giá. Phần kết quả đánh giá được trình bày dưới dạng bảng, trong đó cột đầu tiên là phần liệt kê các yêu cầu sửa chữa, bổ sung của Hội đồng đối với hồ sơ nghiên cứu. Để tránh bỏ sót các nội dung đã được Hội đồng yêu cầu khi thẩm định hồ sơ nghiên cứu, phần này sẽ do thư ký Hội đồng điền sẵn theo kết luận trong biên bản họp thẩm định hồ sơ của Hội đồng. 81 Trong phiếu thiết kế mới được chỉnh sửa, bổ sung, mỗi nội dung cần đánh giá sẽ có 03 lựa chọn là chấp thuận, giải trình thêm và không chấp thuận; Việc thiết kế các lựa chọn này luôn có ô phù hợp cho chuyên gia lựa chọn ô để đánh giá đánh dấu vào phiếu nhận xét/đánh giá được phân công thực hiện. Sau phần kết quả đánh giá là phần nội dung yêu cầu giải trình thêm hoặc lý do không chấp thuận khía cạnh khoa học của nghiên cứu để chuyên gia đánh giá ghi các ý kiến cụ thể. Bảng 3.25. Thay đổi phiếu đánh giá đề cương xin sửa đổi sau khi được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh phê duyệt, 2016-2018 Tiêu chí đánh giá Trước can thiệp Sau can thiệp Phiếu đánh giá đề cương xin sửa đổi, bổ sung sau phê duyệt Chưa có hoặc có nhưng các mẫu phiếu khác nhau giữa các IRB. Thiết kế phiếu đánh giá hồ sơ trình lại sau phê duyệt dùng trong các IRB ở Việt Nam Bố cục của phiếu đánh giá đề cương xin sửa đổi, bổ sung sau phê duyệt. Chưa thống nhất giữa các IRB hoặc chưa có Phiếu đánh giá đề cương xin sửa đổi, bổ sung sau phê duyệt có 3 lựa chọn cụ thể là chấp thuận, giải trình thêm và không chấp thuận đối với từng nội dung sửa đổi, bổ sung. Tính khả thi cho chuyên gia đánh giá đề cương xin sửa đổi, bổ sung. Khó cho chuyên gia thẩm định, đánh giá đề cương xin sửa đổi, bổ sung sau phê duyệt. Dễ dàng cho chuyên gia đánh giá đề cương xin sửa đổi, bổ sung sau phê duyệt để đưa ra ý kiến một cách khách quan. Đã thiết kế một mẫu phiếu đánh giá đề cương sửa đổi, bổ sung với các điều chỉnh bổ sung chính gồm 05 phần lớn là thông tin chung về nghiên cứu, thành phần hồ sơ xem xét, kết quả đánh giá, nội dung yêu cầu giải 82 trình thêm hoặc lý do không chấp thuận, thông tin về chuyên gia đánh giá. Phần kết quả đánh giá được trình bày dưới dạng bảng, trong đó cột đầu tiên là phần liệt kê các nội dung sửa đổi, bổ sung được đề xuất. Mỗi nội dung cần đánh giá sẽ có 03 lựa chọn là chấp thuận, giải trình thêm và không chấp thuận. Việc thiết kế các lựa chọn này để luôn có ô phù hợp cho chuyên gia đánh giá đánh dấu. Sau phần kết quả đánh giá là phần nội dung yêu cầu giải trình thêm hoặc lý do không chấp thuận đối với đề xuất sửa đổi, bổ sung để chuyên gia đánh giá ghi các ý kiến cụ thể. Bảng 3.26. Thay đổi quy định và biểu mẫu sau can thiệp đối với văn bản thông báo quyết định của IRB, 2016-2018 Loại văn bản Nội dung đã được bổ sung vào quy định và thiết kế mục để ghi trong biểu mẫu Biên bản xét duyệt đề cương nghiên cứu Nêu rõ tất cả yêu cầu của IRB và các đề nghị sửa đổi hoặc các lý do không chấp thuận Giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu Tên của các điểm nghiên cứu Nêu rõ chấp thuận được đưa ra với dự kiến đề cương và các tài liệu liên quan được tuân thủ Khoảng thời gian có giá trị của mỗi lần chấp thuận Trách nhiệm của nghiên cứu viên Biên bản nghiệm thu kết quả nghiên cứu Nêu rõ tất cả yêu cầu của IRB và các đề nghị sửa đổi hoặc các lý do không chấp thuận Chứng nhận nghiệm thu kết quả nghiên cứu Thông tin tóm tắt về đối tượng, phương pháp nghiên cứu Kết luận của IRB về kết quả nghiên cứu Tất cả các nội dung của các văn bản thông báo quyết định của IRB đối với nghiên cứu còn thiếu so với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới đều đã được bổ sung trong Thông tư số 45/2017/TT-BYT. Các nội dung này cũng đều đã được nhóm nghiên cứu thiết kế bổ sung các mục để ghi thông tin trong các biểu mẫu tương ứng để các IRB tham khảo. 83 Bảng 3.27. Tên bài và mục tiêu trong chương trình tập huấn quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức TT Tên bài Mục tiêu 1 Tổng quan một số hướng dẫn quốc tế về IRB Trình bày được 4 vấn đề IRB cần đảm bảo Trình bày được vai trò, trách nhiệm của IRB 2 Tổng quan quy định của Việt Nam đối với IRB Trình bày được những điểm chính trong quy định của Việt Nam đối với IRB Mô tả được những khác biệt chính giữa IRB với Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương nghiên cứu Phân tích được khó khăn, thách thức đối với IRB 3 Tổng quan Quy trình thực hành chuẩn (SOPs) - Chuẩn bị SOP và Hướng dẫn cho IRB Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng của SOP Phân tích được vai trò của SOP và bản hướng dẫn đối với IRB Mô tả được các thành phần cơ bản, quy trình chuẩn bị, chỉnh sửa SOP và bản hướng dẫn của IRB Trình bày được 4 đặc điểm của một SOP hiệu quả 4 Thành lập Hội đồng đạo đức Trình bày được cơ cấu IRB, trách nhiệm, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, thay thế, bổ sung của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên, thư ký của IRB và vấn đề bảo mật/xung đột lợi ích Trình bày được yêu cầu đào tạo nhân viên và thành viên IRB, vai trò và quy trình lựa chọn tư vấn độc lập 5 Quy trình Mô tả được thành phần hồ sơ đệ trình lần đầu 84 TT Tên bài Mục tiêu thẩm định lần đầu Trình bày được các điểm chính trong xem xét khía cạnh khoa học, đạo đức, tính khả thi của nghiên cứu Biết cách sử dụng phiếu nhận xét đề cương nghiên cứu 6 Phương thức thẩm định Trình bày được tiêu chuẩn và quy trình thẩm định theo quy trình đầy đủ, rút gọn và họp khẩn cấp Mô tả đủ các điều kiện cần thiết để cuộc họp thẩm định theo quy trình đầy đủ hợp lệ 7 Thẩm định sau xét duyệt Trình bày được các quy trình: thẩm định hồ sơ đệ trình lại; chỉnh sửa đề cương; báo cáo định kỳ; báo cáo kết thúc nghiên cứu 8 Tiến hành cuộc họp của IRB Trình bày được các bước chuẩn bị cuộc họp; quản lý cuộc họp; ghi và phê duyệt biên bản họp; chuẩn bị và phát hành thông báo kết quả thẩm định 9 Theo dõi việc thực hiện đề cương nghiên cứu Trình bày được quy trình xử lý vi phạm, không tuân thủ đề cương Trình bày được quy trình xử lý phàn nàn của đối tượng Trình bày được quy trình xử lý biến cố bất lợi nghiêm trọng Trình bày được quy trình xử lý chấm dứt nghiên cứu 10 Giám sát điểm nghiên cứu Trình bày được quy trình giám sát điểm nghiên cứu Kỹ năng phát hiện các điểm không tuân thủ đề cương nghiên cứu, SOP, nguyên tắc GCP và quy định liên quan. 11 Quản lý hồ sơ nghiên cứu Trình bày được cách thức duy trì hồ sơ nghiên cứu đang triển khai 85 TT Tên bài Mục tiêu Mô tả được cách lưu trữ, tra cứu và bảo mật tài liệu của IRB 12 Quản lý văn phòng IRB Mô tả được thành phần hồ sơ hoạt động của IRB cần lưu Mô tả được cách thức xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ 13 Đánh giá chất lượng hoạt động của IRB Trình bày được quy trình đánh giá nội bộ hoạt động của IRB Mô tả được công tác chuẩn bị cho đánh giá ngoài và kiểm tra độc lập hoạt động của IRB Trình bày được quy trình, tiêu chuẩn công nhận IRB theo SIDCER 14 Nghiên cứu 02 bài tập tình huống Hoàn thiện được phiếu nhận xét hồ sơ tình huống 15 Thẩm định hồ sơ tình huống Hiểu được vai trò, nhiệm vụ khi làm thành viên IRB họp thẩm định hồ sơ Nhận ra được những thiếu sót, hạn chế khi thẩm định hồ sơ tình huống Biết cách xử lý các khác biệt về quan điểm khi thẩm định hồ sơ tình huống Đã phát triển chương trình, tài liệu đào tạo gồm 15 chủ đề liên quan đến đào tạo nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng đạo đức với các mục tiêu cụ thể cho từng chủ đề. 86 Bảng 3.28. Những thay đổi về chất lượng trong hoạt động của Hội đồng đạo đức, 2016-2018 Tiêu chí đánh giá Số IRB Trước can thiệp Sau can thiệp Tham gia tập huấn xây dựng SOP 10 0 10 Xây dựng 34 SOP sau tập huấn theo hướng dẫn của WHO 10 0 8/10 Tự đánh giá hoạt động định kỳ IRB gửi báo cáo cho Bộ Y tế 10 Không thường xuyên 10/10 Số lần kiểm tra giám sát của Cơ quan quản lý đối với các IRB 10 Rất ít khi Rất ít khi Số các IRB đăng ký tham gia kiểm định chất lượng của tổ chức quốc tế trong khu vực (FERCAP) 10 Chưa có Chưa có Trong số 10 IRB được chọn chủ đích để điều tra, can thiệp trong nghiên cứu này, sau tham gia tập huấn quy trình thực hành chuẩn của Hội đồng đạo đức, có 8/10 IRB sau tập huấn đã xây dựng được bộ 34 SOP hoạt động cho Hội đồng theo nhưng hướng dẫn quy định mới của Thông tư 45/2017, còn 2/10 IRB đang hoàn thiện bộ SOP hoạt động của đơn vị mình. Việc tự đánh giá hoạt động định kỳ hàng năm của các IRB để gửi báo cáo về Văn phòng của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế đã trở thành một vấn đề thường quy so với giai đoạn trước can thiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý đối với các IRB các minh chứng còn nghèo nàn. Cho đến thời điểm kết thúc nghiên cứu, vẫn chưa có IRB nào đăng ký tham gia kiểm định chất lượng của tổ chức quốc tế trong khu vực (FERCAP). 87 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận về thực trạng tổ chức và các quy trình hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở năm 2015 Theo chương trình công nhận của Sáng kiến chiến lược cho phát triển năng lực trong xem xét đạo đức (The Strategic Initiative for Developing Capacity in Ethical Review - SIDCER) IRB sẽ được công nhận về chất lượng của Hội đồng dựa trên năm tiêu chuẩn [105]: Tiêu chuẩn I: Cơ cấu, thành phần và kỹ năng của IRB và nhân viên phù hợp với số lượng và bản chất của nghiên cứu xem xét. Tiêu chuẩn II: Hội đồng Đạo đức có các quy trình hoạt động và quản lý phù hợp để thực hiện xem xét đạo đức tối ưu và có hệ thống. Tiêu chuẩn III: Hội đồng Đạo đức xem xét đề cương và các tài liệu hỗ trợ một cách kịp thời theo một thủ tục đã thành lập để bảo vệ quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn IV: Hội đồng Đạo đức phải
File đính kèm:
- luan_an_thuc_trang_to_chuc_va_quy_trinh_hoat_dong_cua_hoi_do.pdf
- Thông tin về kết luận mới của luận án - Hoàng Hoa Sơn.doc
- 3 Sumary of PhD Thesis- Hoang Hoa Son.pdf
- 2. Tom tat Luan an - Hoàng Hoa Sơn.pdf