Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 218 trang Hà Tiên 29/03/2024 1130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam

Luận án Tích hợp mô hình IO trong phân tích dòng chất thải rắn từ các ngành kinh tế Việt Nam
 quy định, một số công ty vẫn trực tiếp trao đổi, mua bán chất thải nguy hại mà không thông qua công ty thu gom chất thải. 
3.2.2.2. Lượng thu gom chất thải rắn của các ngành kinh tế
Thông qua kĩ thuật phân tích chuỗi cung ứng kết hợp với suất thu gom chất thải rắn, nghiên cứu đã xác định được lượng thu gom CTR trực tiếp và gián tiếp của các ngành kinh tế (Bảng 3.5). Trong năm 2018, lượng CTR được thu gom của các thành phần kinh tế ở Việt Nam là 410.897.214 tấn. Tổng lượng CTR được thu gom trực tiếp (122.664.395 tấn) và gián tiếp (288.232.820 tấn) trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Kết quả cho thấy, tổng lượng chất thải rắn thông thường được thu gom - NW (381.809.347 tấn) và tổng lượng chất thải rắn nguy hại được thu gom – HW (29.087.867 tấn). Kết quả chi tiết về số lượng thu gom CTR cho tất cả các ngành được trình bày trong Bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5. Lượng thu gom chất thải rắn thông thường và nguy hại của các ngành kinh tế Việt Nam, năm 2018
Mã
Tên các ngành
Tổng NW
(tấn)
Tổng HW
(tấn)
Đặc điểm của chất thải 
thông thường
S1
 Nông nghiệp và dịch vụ 
45,572
1,289
WC, WL, A
S2
 Lâm nghiệp và dịch vụ
24,963
734
WI
S3
 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 
12,601
367
WI
S4
 Than cứng và than non 
34,758,612
2,101,368
WM, WI 
S5
 Dầu thô khai thác 
52,779,032
14,218,240
WM, WI 
S6
 Khí tự nhiên dạng khí hóa lỏng 
49,776,745
4,688,183
 WM, WI

S7
 Khai khoáng
90,517,918
2,793,959
WM, WI
S8
 Chế biến thực phẩm 
14,844,391
436,412
WF, WI
S9
 Sản xuất sản phẩm thời trang 
11,653,715
378,954
WR, WI 
S10
 Các sản phẩm gỗ, tre, nứa 
2,997,358
85,112
WW, WI
S11
 Sản phẩm giấy và dịch vụ 
5,473,092
158,381
WR, WI
S12
 Than cốc
13,649,340
386,222
WI, S 
S13
 Dầu và xăng, dầu mỡ 
12,104,288
519,569
WI
S14
 Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ 
116,649
3,512
WI 
S15
 Hóa chất
18,717,115
546,970
R, WI
S16
 Nhựa
3,394,481
104,298
WR, WI
S17
 Vật liệu xây dựng 
4,205,127
123,137
B, WI
S18
 Sản xuất kim loại 
23,948,355
689,273
S, WI 
S19
 Sản xuất thiết bị điện và điện tử 
14,537,999
434,664
WB, WI
S20
 Sản xuất đồ dùng, máy móc và thiết bị 
4,924,007
148,450
WI 
S21
 Sản xuất các phương tiện vận tải 
2,024,976
62,474
WI 
S22
 Thiết bị y tế 
16,342
473

S23
 Sản xuất và phân phối điện 
9,097,721
416,365
WR (A), WI
S24
Khí đốt và dịch vụ phân phối khí
810,432
26,539
WI 
S25
 Nước
1,301,769
39,159
S, WI 
S26
Dịch vụ thoát nước và XLNT
368,982
11,414
WI 
S27
Dịch vụ thu gom và XLCTR, tái chế phế liệu
740,766
22,902
WI 
S28
Dịch vụ xử lý ô nhiễm khác 
21,587
611
WI
S29
Xây dựng công trình 
75,129
2,195
WI 
S30
Dịch vụ sửa chữa 
1,281,770
38,142
WI 
S31
Thương mại
942,162
29,490
WI
S32
Vận tải 
87,635
2,454
WI 
S33
Dịch vụ bưu điện 
1,784
49
WI
S34
Khách sạn và nhà hàng 
667,028
18,658
WD
S35
Dịch vụ biên tập và truyền thông
27
0
WD
S36
Dịch vụ tài chính và bảo hiểm
18
1
WD
S37
Dịch vụ bất động sản
72,183
30,851
WD
S38
Hoạt động kinh doanh khác 
5,786,310
492,834
WD
S39
Hành chính và giáo dục
15,746
73,542
WD
S40
Các dịch vụ cộng đồng, xã hội và cá nhân khác
15,621
619
WD
 
Tổng
381,809,347
29,087,867

Chú thích: WC: Chất thải từ trồng trọt (Rác hữu cơ dễ phân hủy, thu gom một phần); WL: Chất thải từ chăn nuôi (Chất thải hữu cơ dễ phân hủy, thu gom một phần); WM: Chất thải từ khai thác; WF: Chất thải công nghiệp thực phẩm (Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học); WR: Tái chế chất thải (Chất thải ngành dệt may, chất thải ngành da giày, chất thải ngành giấy, chất thải ngành nhựa); WW: Chất thải ngành gỗ; WB: Chất thải ngành pin (chất thải thu hồi và tái chế); WI: Chất thải công nghiệp thông thường (các loại bao gồm phế thải bao bì, thu gom để xử lý); WD: Chất thải sinh hoạt; B: Bụi mịn; BT: Bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải; A:Tro; S: Xỉ từ lò hơi/lò nung công nghiệp; R: cao su.
Do tính chất của các ngành công nghiệp, lượng CTR thông thường được thu gom có ​​sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm ngành. Thật vậy, các lĩnh vực khai thác và năng lượng (Than cứng và than non (S4), Dầu thô (S5), Khí tự nhiên hoặc LPG (S6), Sản xuất và phân phối điện (S23)); Các ngành công nghiệp ((Thiết bị điện tử (S19), Chế biến thực phẩm (S8), Sản xuất giấy và dịch vụ (S11), Sản phẩm nhựa (S16), Sản xuất thời trang (S9)) là những ngành có mức thu gom cao hơn nhiều so với các ngành khác (Bảng 3.6). Vì chất thải công nghiệp phần lớn là nguyên liệu thô và sản phẩm hỏng từ quá trình sản xuất nên rất dễ được phân loại ngay từ nguồn để thu hồi và tái chế triệt để. Theo đó, chất thải có khả năng tái sử dụng được sử dụng ngay làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất của chính nhà máy, chất thải không thể tái sử dụng nhưng có thể làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thứ cấp được thu gom, phân loại và bán cho các cơ sở tái chế khác. Phần chất thải còn lại được chuyển đến kho chứa phế liệu của các cơ sở sản xuất và được các đơn vị thu gom đưa đi tiêu hủy. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa và giảm thiểu CTR công nghiệp một cách có hệ thống như sản xuất sạch hơn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Việt Nam [11]. Về khả năng tái chế và tái sử dụng CTR, cần lưu ý đến các ngành sản xuất/chế biến và ngành công nghiệp năng lượng tạo ra chất thải có thể tái chế (WR) như chất thải hữu cơ dễ phân hủy của ngành Chế biến thực phẩm (S8), Sản xuất giấy và dịch vụ (S11), Sản phẩm nhựa (S16) và phế liệu may mặc/phế liệu da của ngành sản xuất thời trang (S9), tro của ngành Sản xuất và phân phối điện (S23).
Đối với lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp (S1), lâm nghiệp và dịch vụ (S2) và đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (S3), mức thu gom thấp vì đối với nhóm này, các sản phẩm phụ như trấu hoặc lõi ngô được thu gom cho tái chế và các chất thải khác do hộ gia đình tự xử lý như đốt hoặc làm phân trộn. Thực tế, có một số loại CTR không được thu gom mà vẫn được lưu giữ tại các bãi chứa của các nhà máy như tro xỉ tại các nhà máy sản xuất nhiệt điện than. Các ngành dịch vụ (S30 - S40) cũng là nhóm có lượng thu gom CTR thông thường thấp, chất thải được thu gom chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. 
Liên quan đến việc thu gom CTR trong chuỗi cung ứng trực tiếp và gián tiếp, có sự khác biệt lớn trong đóng góp của việc thu gom CTR gián tiếp trong các lĩnh vực công nghiệp (Hình 3.2).
Hình 3.2. Thu gom trực tiếp và gián tiếp chất thải rắn thông thường của các ngành kinh tế
Kết quả định lượng cho thấy hầu hết các ngành công nghiệp có tỷ lệ thu gom CTR thông thường gián tiếp cao hơn so với thu gom trực tiếp, ngoại trừ một số ngành như chế biến thực phẩm (S8), sản xuất thời trang (S9). Những ngành có chuỗi cung ứng dài, bao gồm Dầu và xăng, dầu mỡ (S13), Hóa chất (S15), Sản xuất giấy và dịch vụ (S11), Sản phẩm nhựa (S16), Sản xuất kim loại (S18) có tỷ lệ thu gom CTR gián tiếp cao hơn so với các nhóm ngành công nghiệp sơ cấp như ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản (S3), Than cứng và than non (S4), và những ngành có chuỗi cung ứng ngắn (Xây dựng công trình (S29)).
Hình 3.3. Thu gom trực tiếp và gián tiếp chất thải rắn nguy hại của các ngành 
kinh tế
Đối với lĩnh vực thu gom CTR nguy hại, chủ yếu tập trung vào các ngành Than cứng và than non (S4), ngành dầu thô (S5), ngành Khí thiên nhiên hoặc LPG (S6), và các nhóm này cũng là những ngành có lượng CTR được thu gom lớn hơn các ngành khác. Lượng CTR nguy hại được thu gom từ dầu thô (S5) chiếm 48,88% tổng lượng trong năm 2018 và tiếp theo là Khí thiên nhiên hoặc LPG (S6) chiếm 16,12%. Trong đó, ngành S5 và S6, phần lớn chất thải rắn của các giàn khoan ngoài khơi được Tập đoàn Dịch vụ Dầu khí thu gom hàng tuần. Điện (S23) hàng năm tạo ra một lượng lớn tro xỉ (80-85% tro bay và 15-20% xỉ đáy lò) [11]. Tuy nhiên, lượng tro, xỉ đáy lò này mới chỉ được thu gom với số lượng nhỏ để sản xuất vật liệu xây dựng, phần lớn được lưu giữ tại các kho chứa phế thải của các nhà máy nhiệt điện than, đây là thách thức rất lớn trong thời gian tới. Việc thu gom CTR nguy hại từ các ngành công nghiệp thuộc khu vực kinh tế còn hạn chế.
Chất thải rắn nguy hại của ngành nông nghiệp (S1) chưa được thu gom và xử lý, một lượng lớn bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thải ra môi trường, ngoài ra còn tồn đọng khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật [11]. Đối với CTR nguy hại từ các ngành công nghiệp thường được bán hoặc thuê bởi các cơ sở được cấp phép, một số CTR nguy hại được thu gom để tái chế. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến kiểm soát CTR nguy hại phía sau hợp đồng không được thực hiện tốt, nguy cơ CTR nguy hại rò rỉ ra môi trường rất cao.
Từ tất cả những phân tích như trên có thể thấy, ngành nhựa và ngành giấy là hai nhóm ngành có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Đồng thời, với những phân tích về phát sinh và thu gom chất thải rắn của hai ngành này cho thấy tiềm năng của hai ngành này trong tiến trình thực hiện nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Thêm vào đó, hai ngành giấy và nhựa là hai ngành có thể tái sử dụng và tái chế vật liệu nhiều lần [18],[19]. Do đó, nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu điển hình dòng chất thải rắn của ngành giấy và ngành nhựa. Kết quả này sẽ cung cấp bức tranh toàn diện về dòng chất thải rắn của giấy và nhựa trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý chất thải hiệu quả về tài nguyên trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
3.3. Nghiên cứu điển hình dòng chất thải của ngành giấy và ngành nhựa
Nghiên cứu tích hợp bảng IO và LCI trong phân tích phát thải (trực tiếp, gián tiếp) trong vòng đời sản phẩm của ngành nhựa và giấy theo sơ đồ phương pháp Hình 3.4. 
Hình 3.4. Phương pháp tích hợp IO và LCI
Trong đó bảng IO được khai thác để xác định nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy và nhựa, đồng thời bảng IO được sử dụng để xác định hiện trạng sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm giấy và nhựa của các ngành kinh tế, phân tích dòng vật liệu cho ngành giấy và ngành nhựa. LCI được khai thác để xác định hệ số phát sinh chất thải rắn và khí nhà kính trong vòng đời của các sản phẩm nhựa và giấy. Tích hợp IO và LCI nghiên cứu xác định được gánh nặng môi trường của các sản phẩm nhựa và giấy tới các ngành kinh tế khác. Đồng thời nghiên cứu xác định dòng vật liệu trong chu trình sản phẩm chủ đạo của ngành giấy và ngành nhựa bằng bảng IO. 
Các sản phẩm nhựa và giấy có sự khác nhau trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và khả năng phân hủy sau tiêu dùng. Do đó, trong nghiên cứu này tập trung phân tích phát thải trực tiếp và gián tiếp (chất thải rắn và khí nhà kính) trong vòng đời của sản phẩm nhựa và giấy. Trong đó, ngành nhựa được tập trung phân tích kĩ hơn về dòng vật liệu trong chu trình của sản phẩm nhựa nói chung và sản phẩm nhựa PET nói riêng thông qua mối quan hệ liên ngành với các ngành kinh tế. Ngành giấy được tập trung phân tích đóng góp phát thải trực tiếp và gián tiếp tới các ngành kinh tế khác, đặc biệt là đóng góp phát thải khí nhà kính. 
3.3.1. Ngành nhựa
3.3.1.1. Đặc điểm ngành nhựa
Thông qua bảng IO 2007, IO 2012, IO 2018, nghiên cứu xác định được nhu cầu tiêu dùng nhựa trên đầu người giai đoạn 2007-2018. Trong giai đoạn này, nhu cầu tiêu dùng nhựa có xu hướng tăng lên, điều này là động lực thúc đẩy ngành nhựa phát triển mạnh. Kết quả nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng nhựa tính trên đầu người giai đoạn 2007-2018 (Hình 3.5) cho thấy nhu cầu tiêu dùng nhựa tính bình quân trên đầu người tăng từ 34,93 kg/người/năm ở năm 2007 và 82 kg/người/năm vào năm 2018. Kết quả này có sự tương đồng với báo cáo ngành nhựa năm 2018 của Hiệp hội nhựa Việt Nam [19]. So với nhu cầu bình quân trên đầu người ở một số quốc gia thì nhu cầu tiêu dùng nhựa tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn (Nhật Bản: 128 kg/người/năm, Mỹ: 155 kg/người/ngày, Châu Âu: 146 kg/người/năm) [19], do đó xu hướng ngành nhựa tại Việt nam vẫn có triển vọng phát triển trong thời gian tới.
Hình 3.5. Nhu cầu tiêu dùng nhựa tính trên đầu người giai đoạn 2007-2018
Năm 2017, ngành nhựa đạt 15 tỷ USD chiếm 6,7% GDP Việt nam, có tốc độ tăng trưởng sản lượng mạnh đạt 11,62% trong giai đoạn 2012-2017 [19], đến 2020 ước tính tổng doanh thu toàn ngành đạt 22,18 tỷ USD tăng 10,8% so với năm 2019 [127], cơ cấu giá trị sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam được chia thành 4 phân khúc chính, bao gồm: nhựa bao bì (41%); nhựa xây dựng (24%); nhựa dân dụng (20%); nhựa kĩ thuật (15%), riêng mảng nhựa bao bì đạt 5,2 tỷ USD vào năm 2017 và tăng trưởng khoảng 11% so với 2016 [19]. Hình 3.6 cho thấy trải qua các thời kì khác nhau có sự thay đổi về cơ cấu của các phân khúc này. Giai đoạn đầu nhựa gia dụng chiếm gần 60% giá trị sản xuất, sau đó giảm dần qua các thời kì vì nhựa gia dụng được nhập khẩu về Việt Nam nhiều hơn. Từ năm 2008- 2018, ngành nhựa bao bì có sự gia tăng và ổn định trong giai đoạn này, đây là phân khúc nhựa tiềm năng vì nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và của các ngành công nghiệp với loại nhựa này là rất lớn, đồng thời ngành nhựa này là một trong những ngành nhựa có sản lượng xuất khẩu lớn nhất trong các phân khúc nhựa.
Hình 3.6. Cơ cấu ngành nhựa qua các năm
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất nhựa ở Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhựa nhập từ nước ngoài (nhựa nguyên sinh và nhựa phế liệu), hiện nay ngành nhựa Việt Nam chỉ có khả năng sản xuất bốn loại nguyên liệu là PVC, PP, PET, PS, trong đó PVC chiếm đến 51% năng lực sản xuất nhựa nguyên sinh của toàn ngành, và ngành nhựa vẫn phải nhập khẩu đến từ 60- 80% nguyên liệu. Hạt nhựa phế của Việt Nam ngoài nguồn nhập khẩu, thì nguồn cung cấp trong nước chủ yếu từ các làng nghề tái chế nhựa như làng nghề Minh Khai, Triều Khúc [19]. 
Qua quá trình khảo sát tại các làng nghề nhựa Triều Khúc và Minh Khai, nhận thấy hoạt động tái chế ở các làng nghề nhựa được phân loại thành 4 nhóm chính (Hình 3.7). Tại làng nghề, nhựa phế được nhập về theo từng kiện, tùy theo đặc điểm của từng loại nhựa mà các hộ gia đình tại làng nghề sẽ nghiền tạo mảnh nhựa hoặc tạo hạt nhựa sau đó vận chuyển tới các nhà máy sản xuất nhựa.
Hình 3.7. Đặc điểm các loại hình thu gom và tái chế nhựa ở các làng nghề
Các hoạt động thu gom và tái chế nhựa tại làng nghề nhựa tạo thành một chuỗi sản xuất cung ứng nhựa tái chế cho địa phương và các khu vực lân cận. Trong đó
Loại hình 1 (Thu gom sơ cấp): bao gồm các cơ sở chỉ có các hoạt động thu mua nhựa từ các hộ gia đình, người thu phế liệu nhỏ lẻ và bán lại nhựa phế liệu cho các cơ sở kinh doanh khác mà không phát sinh các hoạt động khác như phân loại nhựa, loại bỏ các nhãn mác dán trên nhựa.
Loại hình 2 (Thu gom thứ cấp): bao gồm các hộ gia đình, cơ sở tiến hành thu mua phế liệu tại các hộ thu gom sơ cấp trên địa bàn làng nghề và các khu vực khác. Sau đó phân loại nhựa phế liệu và bán lại nhựa sau phân loại cho các cơ sở kinh doanh khác.
 Loại hình 3 (Tái chế sơ cấp): bao gồm các hộ sản xuất tiến hành các hoạt động thu mua phế liệu từ các hộ thu gom thứ cấp trên địa bàn làng nghề và từ một số cơ sở khác trong thành phố. Sau đó, tiến hành các hoạt động sơ chế (phân loại, làm sạch phế liệu, xay nghiền nhựa, phơi khô, tạo hạt). Sản phẩm tạo ra cuối cùng của các hộ sản xuất này là các hạt nhựa. Các sản phẩm này sẽ được bán lại cho các cơ sở khác chịu trách nhiệm gia công và tạo hình thành các sản phẩm khác như: túi nilon, ghế
Loại hình 4 (Tái chế thứ cấp): bao gồm các hộ sản xuất tiến hành sản xuất các sản phẩm nhựa tái chế. Sản phẩm tạo ra cuối cùng của loại hình này là các sản phẩm nhựa tái chế hoàn chỉnh gồm: túi nilon, ghế, bàn, ly, cốc...
Qua khảo sát tại 45 hộ sản xuất tại làng nghề nhựa Triều Khúc và Minh Khai, định mức nguyên nhiên liệu tham gia sản xuất được trình bày trong Bảng 3.6
Bảng 3.6. Định mức sản xuất của các loại hình sản xuất nhựa ở làng nghề 
STT
Loại hình sản xuất
Nguyên nhiên liệu đầu vào
Đơn vị
Định mức sử dụng/1 tấn thành phẩm
1
Thu gom sơ cấp
Nhựa phế liệu
Tấn
1,018 
2
Thu gom thứ cấp
Nhựa phế liệu
Tấn
1,03 
3
Tái chế sơ cấp

Nhựa phế liệu 
Tấn
1,172 
Điện
Kwh
139,1 
Nước
m3
39,1
Xà phòng
kg
28,5
4
Tái chế thứ cấp
Hạt nhựa
Tấn
1,1 
Điện
Kwh
393,16 
Nước
m3
3,7

Tác động của hoạt động tái chế nhựa tại các làng nghề nhựa đã được nghiên cứu ước tính. Đối với loại hình sản xuất tái chế sơ cấp (tạo hạt nhựa phế) phát thải 137kg CO2e/1 tấn hạt nhựa phế, và hoạt động tái chế thứ cấp (tạo sản phẩm nhựa phế) phát thải 387kg CO2e/1 tấn sản phẩm nhựa phế được sản xuất từ 100% nhựa phế liệu. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước cho loại hình tái chế sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 39,1m3 và 3,7m3. Loại hình tái chế sơ cấp có nhu cầu sử dụng nước cho khâu rửa nhựa (94,6%), và nghiền nhựa (5,4%). Tái chế thứ cấp có nhu cầu sử dụng chủ yếu là nước làm mát động cơ (3,7m3/1 tấn sản phẩm nhựa). Các kết quả này có sự tương đồng với các nghiên cứu trước đây về làng nghề tái chế nhựa [16],[21]. Tuy hoạt động của làng nghề tái chế nhựa tạo ra việc làm và thu nhập cao cho người dân [128] và là nguồn cung ứng tốt các nguyên liệu hạt/mảnh nhựa tái chế cho các nhà máy sản xuất nhựa. Tuy nhiên hoạt động sản xuất tại làng nghề lại chưa chịu rằng buộc về pháp lý, hoạt động tái chế với nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhựa phế rất lớn, đi kèm với đó sẽ là sự phát thải ra môi trường nước thải, chất thải rắn, khí nhà kính. Do đó, rất cần có biện pháp quản lý hiệu quả để đảm bảo hoạt động phát triển sản xuất của làng nghề và không tạo ra các tác động xấu tới môi trường.
3.3.1.2. Hiện trạng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa
a. Hiện trạng sản xuất
Thông qua bảng IO 2018 và giá của nhà sản xuất các sản phẩm nhựa, nghiên cứu xác định được hiện trạng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa (Hình 3.8)

Sản lượng và tiêu dùng các sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2018

Cơ cấu tiêu dùng các sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2018
Hình 3.8. Hiện trạng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa
Nghiên cứu sử dụng bảng IO 2018 được cập nhật trên bảng IO 2012 để xác định hiện trạng sản xuất và tiêu dùng của ngành nhựa. Nghiên cứu ước tính sản lượng sản phẩm nhựa năm 2018 là 10.287.589 tấn, trong đó lượng nhựa tiêu dùng trung gian cho các ngành kinh tế khác là 7.739.069 tấn, trong khi tiêu dùng hộ gia đình là 178.916 tấn, xuất khẩu là 3.813.038 tấn và nhập khẩu là 1.503.143 tấn (Hình 3.8a). Nhu cầu tiêu dùng trung gian của các sản phẩm nhựa PP, PE, PVC là cao hơn các loại nhựa khác (Hình 3.8b). Do có tính năng ưu việt nên các loại nhựa nhiệt dẻo có khả năng sản xuất ra nhiều sản phẩm nhựa phục vụ cho các ngành công nghiệp và tiêu dùng của các hộ gia đình. Năm 2018, sản lượng sản phẩm nhựa được xuất khẩu lớn hơn 2 lần so với nhựa nhập khẩu. Các sản phẩm nhựa được xuất khẩu chủ yếu là nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm 40% (PE, PP, PET). Kết quả này có sự tương đồng với báo cáo ngành nhựa năm 2018 [19].
b. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nhựa của các ngành kinh tế 
Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nhựa (PD) của 40 ngành kinh tế của Việt Nam năm 2018 được chỉ ra trong Hình 3.9. 
Hình 3.9. Nhu cầu tiêu dùng nhựa của các ngành kinh tế của Việt Nam năm 2018
Ngành nhựa có đóng góp cho hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó các nhóm ngành công nghiệp có nhu cầu tiêu dùng nhựa nhiều hơn các nhóm ngành nông nghiệp và dịch vụ. 
Thông qua bảng IO 2018 đã được chuyển đổi về đơn vị vật lý và cơ cấu tiêu dùng các sản phẩm nhựa. Nghiên cứu đã ước tính tổng lượng nhựa tiêu dùng của các ngành kinh tế năm 2018 là 7.739 nghìn tấn. Trong đó, bảy loại nhựa được tiêu thụ bao gồm: nhựa PP (2.823 nghìn tấn), PVC (2.242 nghìn tấn), PE (1.602 nghìn tấn), PET (799 nghìn tấn), HDPE (36,9 nghìn tấn), PS (83,5 nghìn tấn), nhựa khác (152,05 nghìn tấn).
Hình 3.10. Nhu cầu tiêu dùng các loại nhựa của các ngành kinh tế năm 2018
Các sản phẩm nhựa cung cấp cho hầu hết các ngành kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nhựa của các ngành kinh tế có sự khác nhau rõ rệt giữa các loại nhựa. Nhựa PP và PE cung cấp cho nhiều ngành kinh tế trong đó chủ yếu cho các nhóm ngành nông nghiệp (S1), thời trang (S9), giấy (S11), hóa chất (S15), thương mại (S31). Đây là hai loại nhựa có tính chất ưu việt để sản xuất được nhiều sản phẩm. Ngược lại nhựa HDPE, PVC, PET và nhựa khác chỉ cung cấp cho một số ngành nghề đặc trưng. Cụ thể là nhựa HDPE có khả năng chịu lực, chống ẩm, chịu nhiệt tốt nên được sử dụng để sản xuất các loại bao bì nhựa có khả năng đựng các vật liệu nguy hiểm, do đó nhựa n

File đính kèm:

  • docxluan_an_tich_hop_mo_hinh_io_trong_phan_tich_dong_chat_thai_r.docx
  • pdf1. Ket qua phan bien kin Luan an.pdf
  • docx2. CD-Ban trich yeu luan an.docx
  • docx2. CD-Thongtindualentrangweb.docx
  • docx2. CD-Tom tat Luan an 17.8.docx
  • pdf2. CD-Tom tat Luan an 17.8.pdf
  • pdf3. Tuyen tap cong trinh 15.08.21.pdf
  • pdf5. Luan an sau PBK 18.8.21.pdf