Luận án Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
012, 2018, 2020) Cùng với gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, doanh thu bình quân trên 1 ha đất sản xuất cũng tăng nhanh từ 65 triệu đồng/ha (năm 2006); lên 502 triệu đồng/ha (năm 2018); tăng 7,7 lần so với năm 2006. Đặc biệt, một số mô hình sản xuất cho doanh thu trên 1 ha rất cao như hoa lan, hoa kiểng đạt trung bình là 700 – 1.000 triệu đồng/ha. 75825.0 73962.0 72552.0 70738.0 68842.0 66623.30 65569.0 3142.90 5624.70 7130.90 9931.40 11760.30 13464.20 14899.80 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp (ha) (tỉ đồng) (năm) 84 Bản đồ 3.1. Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp ở TPHCM năm 2018 85 3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất SXNN của TPHCM giảm nhanh nhưng giá trị SXNN vẫn tăng mạnh. Chính sự CDCCKT trong ngành nông nghiệp cùng với việc lựa chọn đối tượng sản xuất phù hợp đã góp phần tạo nên những thành tựu vượt bậc này. Hình 3.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị SXNN ở TPHCM giai đoạn 2006 -2018 Nguồn: Xử lý từ (Cục thống kê TPHCM, 2008, 2012, 2018, 2020) Giai đoạn 2006 – 2018, cơ cấu GRDP trong ngành nông nghiệp phản ánh rõ nét lợi thế SXNN ở THCM. Nhìn chung, ngành chăn nuôi luôn chiếm tỉ trọng cao nhất với 52,5% có thế mạnh cung cấp thịt, trứng, sữa cho cư dân đô thị; ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao thứ 2 với 36,1% có thế mạnh là sản xuất rau, hoa kiểng ở vùng ven đô; tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp đứng thứ 3 chiếm tỉ trọng là 11,4% (năm 2018). Mặc dù qua các năm tỉ trọng của ngành nông nghiệp ở TPHCM có sự biển đổi do ảnh hưởng từ yêu cầu thị trường, dịch bệnh trên đàn vật nuôi,nhưng nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp thể hiện rõ vị trí của một nền nông nghiệp ở đô thị lớn nhất cả nước. 3.1.2. Tình hình sản xuất một số nông sản chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh 3.1.2.1. Ngành trồng trọt a. Sản xuất rau Ở TPHCM, cây thực phẩm có điều kiện phát triển để đáp ứng cho nhu cầu hơn 12 triệu dân thành phố. Trong cơ cấu cây thực phẩm thì quan trọng hàng đầu là sản xuất rau. Rau là các loại cây trồng cung cấp giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, các loại rau này khó vận chuyển xa và bảo quản lâu. Vì vậy, việc trồng và cung cấp rau xanh tại TPHCM sẽ thuận lợi hơn so với các nơi khác do gần thị trường tiêu thụ. 43.1 32.1 37.9 36.5 33.3 33.0 36.1 47.0 60.0 54.7 55.7 58.8 58.0 52.5 9.9 7.9 7.3 7.8 7.9 9.0 11.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp (năm) 86 - Về diện tích: Hình 3.3. Diện tích và sản lượng rau ở TPHCM giai đoạn 2006 -2018 Nguồn: Xử lý từ (Cục thống kê TPHCM, 2008, 2012, 2018, 2020) Trong giai đoạn 2006 – 2018, diện tích rau ở TPHCM nhìn chung có sự thay đổi do tác động của quá trình ĐTH và nhu cầu thị trường. Năm 2006, thành phố có 9.235 ha đến năm 2014 là 10.012 ha đất trồng rau, đây là kết quả của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì diện tích rau đã giảm đi 23,1% (-2.319 ha) do tác động của quá trình ĐTH nhanh chóng làm diện tích trồng rau ở các quận ven đô giảm mạnh Bảng 3.1. Diện tích rau phân theo quận, huyện năm 2006 và năm 2018 STT Đơn vị hành chính Năm 2006 Năm 2018 Chênh lệch (ha) (ha) (%) (ha) (%) Toàn thành phố 9.235 100 7.693 100 -1.542 1 Quận 2 50 0,54 4 0,05 -46 2 Quận 8 51 0,55 - 0,00 -51 3 Quận 9 154 1,67 52 0,68 -102 4 Quận 12 894 9,68 535 6,95 -359 5 Tân Phú 19 0,21 - 0,00 -19 6 Bình Thạnh 15 0,16 - 0,00 -15 7 Gò Vấp 206 2,23 46 0,60 -160 8 Thủ Đức 535 5,79 59 0,77 -476 9 Bình Tân 46 0,50 10 0,13 -36 10 Củ Chi 2.848 30,84 3.666 47,65 +818 11 Hóc Môn 1.231 13,33 1.013 13,17 -218 12 Bình Chánh 3.129 33,88 2.255 29,31 -874 13 Nhà Bè 5 0,05 9 0,12 +4 14 Cần Giờ 52 0,56 53 0,69 +1 Nguồn: Xử lý từ (Cục thống kê TPHCM, 2008, 2020) Năm 2018, rau được trồng ở 11 quận, huyện của thành phố; trong đó, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12 là nơi trồng nhiều nhất. Riêng 4 địa 9235.0 9186.0 9203.0 9892.0 10012.0 7962.0 7693 176146.0 204567.0210903.0 237555.0 254174.0 222401.0 243093 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Diện tích Sản lượng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năm 87 phương này chiếm đến 97,1% tổng diện tích trồng rau ở thành phố. Đứng đầu là Củ Chi với 3.666 ha, kế đến là Bình Chánh 2.255 ha, Hóc Môn là 1.013 ha, Quận 12 là 535 ha, các quận còn lại có diện tích nhỏ hơn 100 ha. Do quá trình ĐTH tác động đến diện tích đất nông nghiệp nên diện tích trồng rau ở mỗi địa phương lại có sự biến động khác nhau. So với năm 2018, diện tích trồng rau ở Quận 8, Tân Phú và Bình Thạnh không còn nữa. Một số địa phương có diện tích rau giảm đáng kể như Thủ Đức (- 88,9%), Gò Vấp (- 77,7%), Quận 9 (-42,4%). Ngược lại, một số địa phương lại có diện tích rau tăng đáng kể như Củ Chi (+28,7%) do quá trình chuyển dịch sản xuất ra các vùng xa đô. - Về năng suất: sản xuất rau ở TPHCM có năng suất tương đối cao, đạt 316 tạ/ha năm 2018, cao hơn so với các vùng sản xuất rau xung quanh thành phố như Long An 235 tạ/ha (Cục thống kê TPHCM, 2020 và Cục thống kê tỉnh Long An, 2020). Năng suất tăng là kết quả của việc ứng dụng KHCN như hệ thống tưới tự động, phun sương, sản xuất trong nhà màng, nhà kính. - Về sản lượng: mặc dù diện tích giảm nhưng do năng suất rau tăng nên sản lượng rau trên địa bàn thành phố cũng tăng từ 176.146 tấn năm 2006 lên 243.093 tấn năm 2018, tăng 1,37 lần. * Rau an toàn: Năm 2018, thành phố có 1.103 tổ chức, cá nhân sản xuất rau, củ, quả đạt chứng nhận Viet GAP (thực hành SXNN tốt) với tổng diện tích gần 900 ha, chiếm khoảng 11,7% diện tích canh tác rau, củ, quả toàn thành phố (năm 2006 có khoảng 285 ha rau an toàn). Nhìn chung, diện tích trồng rau an toàn ở TPHCM trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, theo đó giá trị, sản lượng và năng suất ngày càng tăng. Điều đáng chú ý là sự chuyển biến của ngành trồng rau an toàn đang hướng đến đảm bảo về chất lượng nhằm cung cấp rau an toàn cho thị trường thành phố và xuất khẩu. b. Sản xuất hoa kiểng Ở TPHCM, việc phát triển hoa kiểng đã tạo nên một nét đặc trưng rất riêng biệt trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp ở đô thị. Đó là nền nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giải trí, thưởng thức của người dân đô thị. Sản phẩm của lĩnh vực này tích tựu hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, diện tích canh tác không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. - Về diện tích: Đất dành cho trồng hoa kiểng dù chiếm diện tích nhỏ trong tổng diện tích đất SXNN (chỉ chiếm 3,6% năm 2018) nhưng đang tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2006, diện tích đất trồng hoa kiểng chỉ khoảng 750 ha, năm 2010 88 là 1.910 ha và năm 2018 là 2.395 ha. Tập trung vào sản xuất hoa nền với 840 ha, chiếm 35,1%; mai vàng với 610 ha chiếm 25,5% ha; bonsai và kiểng với 570 ha, chiếm 23,7%; hoa lan với 375 ha, chiếm 15,6%; còn lại là một số hoa kiểng khác với 0,1% diện tích (UBND TPHCM, 2019). Năm 2018, diện tích trồng hoa kiểng (thương mại) phân bố ở 18 quận, huyện của thành phố. Trong đó, nhiều nhất là huyện Củ Chi với 597 ha (chiếm 23,9%), Bình Chánh là 546 ha (chiếm 22,7%), Quận 12 là 343 ha (chiếm 14,3%), Hóc Môn là 195 (chiếm 8,1%), Thủ Đức là 133 ha (chiếm 5,5%), còn lại là các địa phương khác (UBND TPHCM, 2019). Nhìn chung, diện tích hoa kiểng trên địa bàn TPHCM tăng lên nhưng ở một số địa phương quỹ đất canh tác giảm do quá trình ĐTH làm cho diện tích hoa kiểng giảm như Thủ Đức (-117ha), Quận 2 gần như không còn diện tích hoa kiểng. - Về giá trị: Quỹ đất dành cho trồng hoa kiểng không nhiều nhưng giá trị kinh tế mà nó mang lại khá cao. Năm 2006, giá trị trồng hoa kiểng là 950 tỉ đồng nhưng đến năm 2018 đạt 1.930 tỉ đồng, gấp 2 lần so với năm 2006. Hiệu quả canh tác trung bình mỗi ha trồng hoa kiểng lên đến 800 – 900 triệu đồng/ha (trung bình mỗi ha trồng lúa chỉ đạt khoảng 40 triệu/ha tại thành phố). Ngoài việc trồng hoa kiểng phục vụ cho thị trường, một số hộ còn liên kết lại để phát triển du lịch sinh thái làng nghề trồng hoa kiểng đã và đang mang lại hiệu quả rất cao. c. Sản xuất cây lương thực So với các tỉnh, thành ở khu vực phía Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long thì TPHCM không có thuận lợi cho phát triển cây lương thực do đất nghèo dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, với nền SXNN ở ven đô thị thì điều kiện phát triển cây lương thực lại càng bị hạn chế nên diện tích, sản lượng, giá trị ngày càng hẹp dần. Năm 2018, tổng diện tích cây lương thực là 17.695 ha (trong đó lúa là 16.919 ha), chiếm 26,9% tổng diện tích đất SXNN; so với năm 2006 diện tích cây lương thực giảm đi 53,1% (- 20.038 ha). * Cây lúa: Do cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp nên trong những năm qua diện tích lúa giảm khá nhanh. Năm 2006, diện tích trồng lúa là 36.256 ha; đến năm 2018 chỉ còn 16.919 ha, giảm đi 53,3% (-19.337 ha) so với năm 2006. Về năng suất, mặc dù năng suất lúa ở TPHCM có sự gia tăng từ 40 tạ/ha năm 2006 lên 46,8 tạ/ha năm 2018 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (54,6 tạ/ha năm 2018) (Tổng cục thống kê, 2020). Do diện tích giảm nhanh và năng suất lúa thấp nên sản lượng cũng giảm khá nhanh từ 104.212 tấn năm 2006 xuống còn 79.119 tấn năm 2018, giảm đi 24,1%. 89 Xét theo không gian sản xuất, TPHCM có 10 địa phương trồng lúa; Củ Chi (12.344 ha), Bình Chánh (3.988 ha) và Hóc Môn (1.820 ha) là 3 huyện chiếm diện tích lúa lớn nhất với 94,6%. Trong khi đó Thủ Đức, Quận 2, Nhà Bè còn diện tích lúa rất ít (nhỏ hơn 100 ha). Như vậy, lúa là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất nhưng lại suy giảm nhanh chóng dưới tác động của quá trình ĐTH và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao thì sự chuyển đổi này là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu SXNN ở TPHCM. d. Sản xuất công cây nghiệp hàng năm Trong những năm qua, diện tích và sản lượng cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh do chịu tác động bởi nhiều nhân tố như thị trường, quá trình ĐTH,... Năm 2006, diện tích cây công nghiệp hàng năm là 3.101 ha thì đến năm 2018 chỉ còn 1.984 ha (Cục thống kê TPHCM, 2008, 2020). Như vậy, giai đoạn 2006 – 2018 diện tích đã giảm đi hơn 36,0% (-1.117 ha). Ngoài quá trình ĐTH làm diện tích đất canh tác giảm nhanh chóng thì giá trị kinh tế và hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác đã làm cho cây công nghiệp hàng năm không còn là nông sản chủ yếu của thành phố. Cây công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu là mía, đậu phộng, thuốc lá, đay, cói,Tuy nhiên mía, lạc và thuốc lá là 3 loại cây chiếm diện tích nhiều nhất chiếm 99,4% năm 2018; trong đó, diện tích trồng mía chiếm tỉ lệ cao nhất với 1.783 ha, chiếm đến 89,9% tổng diện tích. * Cây mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu, giấy và công nghiệp hóa chất. Chính vì vậy, cây mía thường được trồng ở gần các trung tâm công nghiệp lớn như TPHCM. Năm 2006, diện tích trồng mía của thành phố là 2.339 ha, chiếm 75,4% diện tích cây công nghiệp hàng năm. Đến năm 2018, diện tích mía giảm còn 1.783 ha nhưng chiếm đến 89,9% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (-556 ha so với năm 2006) (Cục thống kê TPHCM, 2008, 2020). Năm 2006, TPHCM có 6 địa phương trồng mía ở Quận 12, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ; trong đó, Bình Chánh chiếm đến 77% diện tích. Đến năm 2018, huyện Nhà Bè hầu như không còn diện tích mía nên thành phố chỉ còn 5 quận, huyện có cây trồng này; trong đó Bình Chánh vẫn dẫn đầu với 86,6% diện tích. e. Sản xuất cây công nghiệp lâu năm Năm 2006, diện tích cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn thành phố là 4.266 ha với sản lượng là 11.983 tấn; đến năm 2018 diện tích giảm còn 4.160 ha, sản lượng còn 11.339 tấn. Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cao su, hồ tiêu, 90 điều,...trong đó diện tích trồng cao su là lớn nhất với 3.654 ha, chiếm 87,8% diện tích. * Cây cao su: được trồng chủ yếu trên nền đất xám phù sa cổ ở huyện Củ Chi. Năm 2006, diện tích cây cao su ở trên địa bàn là 3.674 ha với sản lượng mủ là 7.716 tấn. Năm 2018, diện tích cây cao su giảm còn 3.654 ha với sản lượng 7.318 tấn. Hiện nay, diện tích cây cao su trên địa bàn TPHCM tiếp tục giảm do hiệu quả kinh tế từ cây cao su không bằng so với các cây trồng khác. Nhiều hộ và doanh nghiệp trồng cao su đã tiến hành chặt bỏ và chuyển sang xây dựng nhà màng, nhà lưới để trồng hoa, rau, quả. f. Sản xuất cây ăn quả TPHCM có diện tích cây ăn quả vào khoảng 10.000 ha, nhưng do ảnh hưởng của quá trình ĐTH làm diện tích giảm trong thời gian qua. Diện tích cây ăn quả của thành phố phân bố ở nhiều quận, huyện với chủng loại khá đa dạng. Khu vực ven sông Sài Gòn – Đồng Nai từ Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 9 là nơi tập trung nhiều vườn trái cây thơm ngon nhất thành phố với các loại sầu riêng, măng cụt, xoài, nhãn, hồng xiêm, mận,kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn và khu du lịch. Khu vực phía Tây Nam thành phố là các vườn cây ăn trái trên đất phèn nặng như mãng cầu tháp bình bát, xoài,Khu vực phía nam thành phố giáp với đồng bằng sông Cửu Long là các vườn cây ăn trái như mận, xoài, dừa, hồng xiêm,Tại các giồng cát ở Cần Giờ cũng thích hợp cho phát triển các vườn cây ăn trái nhiệt đới như ổi, mận, xoài, nhãn. g. Sản xuất cỏ chăn nuôi Ngành chăn nuôi ở TPHCM ngày càng phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng cao trong nền nông nghiệp, vì vậy việc trồng cây làm thức ăn chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển. Năm 2006, diện tích trồng cây làm thức ăn chăn nuôi chỉ 2.173 ha thì đến năm 2018 đạt 8.878 ha, tăng gấp 4,2 lần (+ 6.705 ha). Trong đó, cỏ làm thức ăn chăn nuôi chiếm hơn 80% diện tích. Cỏ làm thức ăn chăn nuôi có thể trồng được trên đất xấu, đất bạc màu; vì vậy nhiều nông dân đã chuyển đất canh tác lúa 1 vụ năng suất thấp sang trồng cỏ. Năm 2018, thành phố có khoảng 6.700 ha đất trồng cỏ, sản lượng lên đến 1.400 ngàn tấn, năng suất bình quân là 240 tấn/ha. Cỏ chăn nuôi chủ yếu là Ruzi và Signal; cỏ trồng cắt chủ yếu là cỏ voi, cỏ tím. Việc trồng cỏ vừa ít tốn công lại vừa có giá trị kinh tế cao gấp 2 – 3 lần trồng lúa nên diện tích không ngừng tăng lên trong những năm qua. 3.1.2.2. Ngành chăn nuôi Là một thành phố đông dân nhất cả nước, lại tiếp giáp với các tỉnh Đồng Bằng 91 Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào nên ngành chăn nuôi TPHCM có điều kiện phát triển. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi ở TPHCM luôn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị SXNN. Năm 2018, giá trị của ngành đạt 7.822,3 tỉ đồng, chiếm 52,5% giá trị SXNN; trong đó, chăn nuôi gia súc chiếm 98% giá trị của ngành chăn nuôi. Về cơ cấu vật nuôi, thành phố tập trung vào nuôi các động vật có giá trị kinh tế cao, đáp ứng cho nhu cầu cao của dân cư đô thị và xuất khẩu. Chăn nuôi gia súc chủ yếu là bò sữa rồi đến bò thịt, heo, dê,có điều kiện để phát triển nhằm cung ứng thịt và sữa an toàn. Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt để lấy thịt và trứng. Ngoài ra, việc một số nuôi động vật khác có giá trị kinh tế cao như chim yến, bò sát,cũng được nhiều hộ dân chăn nuôi. a. Nuôi bò sữa Hình 3.4. Số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở TPHCM giai đoạn 2006 - 2018 Nguồn: Xử lý từ (Cục thống kê TPHCM, 2008, 2012, 2018, 2020) Tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố năm 2006 là 67.537 con, đến năm 2018 tăng lên đến 81.280 con (tăng 13.743 con so với năm 2006). Năng suất sữa đạt 6.287 kg/con/năm năm 2018, tăng bình quân 6,13%/năm. Năm 2018, tổng lượng sữa hàng hóa là 297.460 tấn, đạt giá trị hơn 4.500 tỉ đồng, góp phần nâng cao tỉ lệ cung ứng nguyên liệu trên địa bàn thành phố là 25,7%. Dưới tác động của quá trình ĐTH, chăn nuôi bò sữa có sự chuyển dịch ra ngoại thành, trong đó tập trung chủ yếu tại Củ Chi. Theo đó, phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tiến chuồng trại, cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa cũng được triển khai theo hướng chăn nuôi tập trung; bình quân đàn bò sữa của thành phố là 15,53 con/hộ. b. Nuôi bò thịt Tổng đàn bò thịt ở TPHCM năm 2006 là 30.917 con, đến năm 2018 tăng lên đến 50.431 con (tăng 19.514 con so với năm 2006). Giống bò nuôi ở TPHCM chủ 67537 69531 75446 83369 101027 90132 81280 157957 189135 205276 225864 251787 278926 297460 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Số lượng bò sữa Sản lượng sữa Số lượng (con) Sản lượng sữa (lít) Năm 92 yếu là bò lai Sind (chiếm 85,56%), bò thịt chất lượng cao (bò hướng thịt) (chiếm 4,70%) và bò ta vàng (chiếm 9,74%). Phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, số hộ chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 75,26%, nên việc áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế. Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt hiện nay chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, rơm và các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến thực phẩm như xác mì, hèm bia. Diện tích đồng cỏ tự nhiên khoảng 1.841 ha, chủ yếu là các giống cỏ mồm, gà, lá tre, mật..., năng suất thấp, thường khan hiếm vào mùa nắng và đang dần bị thu hẹp do tốc độ ĐTH cao. Hiện nay, các hộ nuôi bò thịt đang có xu hướng chuyển dần sang nuôi theo hướng công nghiệp, nuôi nhốt trong chuồng và cung cấp thức ăn tại chỗ bằng các phụ phẩm nông nghiệp như xác mì, vỏ thơm... nhằm tăng năng suất và sản lượng thịt. c. Nuôi heo Thịt heo vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính hàng ngày cho người dân thành phố. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, gần nơi cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi và là trung tâm nhân giống vật nuôi hàng đầu cả nước nên chăn nuôi heo ở TPHCM có điều kiện phát triển. Năm 2006, thành phố có 300.965 con, đến năm 2018 là 293.367 con (chiếm khoảng 1,1% so với tổng đàn heo cả nước). Tốc độ tăng số lượng heo của thành phố trong những năm gần đây có xu hướng chửng lại và giảm dần do quá trình nuôi heo nếu không quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Về sản lượng heo hơi, thì đàn heo của thành phố có mức tăng trưởng tương đối cao, khoảng 24%/năm. Đặc biệt, tỉ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, trọng lượng bình quân heo nạc xuất chuồng là hơn 80 kg/con (cao hơn 18% so với cả nước). Mặc dù số lượng đàn heo ít hơn nhưng về chất lượng và năng suất heo thịt luôn đứng đầu cả nước. Điều này chứng tỏ ngành nuôi heo của thành phố đã ít nhiều thành công khi áp dụng những tiến bộ KHKT trong khâu tuyển chọn nhân giống, phương pháp nuôi và qui mô nuôi ngày càng cải thiện. Trong những năm gần đây, TPHCM đã và đang nhập các giống heo khỏe mạnh, năng suất cao từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như Hoa Kì, Pháp, Anh, Nhật, Canada, Bỉ,Đó là các giống heo hàng đầu thế giới như Yorkshire, Landrace với đặc điểm đẻ sai, thời gian khai thác ngắn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt,nên chất lượng heo của thành phố ngày càng cải thiện. Về phân bố theo lãnh thổ, năm 2018, toàn thành phố có 14 quận, huyện có đàn heo nuôi. Trong đó, nhiều nhất là Củ Chi với 173.778 con, chiếm 59,1%; Bình Chánh là 35.208 con, chiếm 11,9%; Hóc Môn 24.482 con, chiếm 8,1%; Quận 9 là 18.873 con, chiếm 6,1%. Riêng 4 địa phương này đã chiếm 85,2% tổng đàn heo thành phố. 93 Trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi nên số lượng đàn heo ở TPHCM giảm đáng kể và đang trong tình trạng chờ tái đàn. d. Nuôi chim yến Tổ yến là một loại thực phẩm, dược phẩm nổi tiếng ở khu vực châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, việc nuôi chim yến là hết sức khó khăn, không phải địa phương nào cũng tiến hành được. Vì những lí do trên nên giá yến sào rất đắt từ 15 – 60 triệu đồng/kg nên chúng được xếp vào h
File đính kèm:
- luan_an_to_chuc_lanh_tho_nong_nghiep_o_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf
- 2_Tóm tắt Luận án tiếng Việt_NCS Trần Quốc Việt.pdf
- 3_Tóm tắt luận án tiếng Anh_NCS Trần Quốc Việt.pdf
- 4_TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG VIET_NCS Trần Quốc Việt.pdf
- 5_TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN_TIENG ANH_NCS Trần Quốc Việt.pdf