Luận án Triết học chính trị - Xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Triết học chính trị - Xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Triết học chính trị - Xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó
từ việc lựa chọn được khoái lạc, con người mới có thể cân nhắc và dự đoán được xu hướng kết quả của hành động theo nguyên tắc công lợi và John Stuart Mill khẳng định tất cả những công việc đều được tiến hành dựa vào kinh nghiệm đã được tìch lũy trong một khoảng thời gian dài mà ông gọi là “chặng đường đã qua” của lịch sử nhân loại [Xem: 109, tr.33]. Bởi vậy, ông nhấn mạnh vai trò của giáo dục, tự tu dưỡng và trải nghiệm để hính thành nên một cá nhân có đầy đủ phẩm chất và điều kiện để hiểu và áp dụng đúng nguyên tắc công lợi vào thực tiễn hành động. Như vậy, nguyên tắc công lợi của John Stuart Mill phân biệt sự khác nhau về chất lượng của các khoái lạc còn với Bentham, mọi khoái lạc đều tương tự nhau. Nói cách khác, ông chủ trương một chủ nghĩa khoái lạc vô ngã và mục đìch của ông là hướng tới một những quyết định công bằng và không thiên vị cảm nhận khác nhau của mỗi người về khoái lạc hay khổ đau, do đó không có sự khác biệt nào giữa thơ ca và trò chơi ghim của trẻ con cả. Tuy nhiên, John Stuart Mill nhấn mạnh rằng trì tuệ của con người làm nên sự khác biệt và tầm quan trọng so với các loài vật khác, do đó, con người không chạy theo khoái lạc một cách mù quáng mà có sự phân biệt về chất lượng giữa chúng. Đây chình là điểm có giá trị trong quan niệm của John Stuart Mill về nguyên tắc công lợi khi ông đề cao con người khác với Bentham chú trọng vào tình chặt chẽ của nguyên tắc. Tuy nhiên, John Stuart Mill không tránh khỏi những hạn chế nhất định về mặt tư tưởng khi gặp phải những trở ngại không hề nhỏ do ông đã đi chệch khỏi tiền đề về tình hữu ìch của hành động mà nguyên tắc công lợi của Bentham đã thiết lập. Nói cách khác, John Stuart Mill đã xuất phát từ ý tưởng về nhân phẩm con người để có thể xác định được mặt chất lượng của các khoái lạc, nhưng nhân 86 phẩm con người là một cái gí đó hoàn toàn độc lập với ham muốn của chúng ta, tức là chúng ta chọn những hạnh phúc lớn hơn, những khoái lạc cao cấp hơn không phải ví ta thìch chúng hơn mà ví ta biết chúng có giá trị hơn. Chẳng hạn, chúng ta đánh giá cao tình nghệ thuật của kịch Shakespeare không hẳn ví ta thìch vở kịch này hơn các chương trính giải trì đơn giản, mà ví nó khuyến khìch phẩm hạnh và trì tuệ của chúng ta. Có thể nói, bằng cách viện dẫn tới tình cách, nhân phẩm, John Stuart Mill đã bảo vệ được nguyên tắc công lợi trước những lý lẽ phản bác. Tuy nhiên, đó lại là những ý tưởng hoàn toàn độc lập với tình hữu ìch – là cốt lõi của nguyên tắc công lợi. John Stuart Mill không thể đưa ra một cơ sở chắc chắn nào ngoại trừ niềm tin rằng, chỉ cần con người được bồi dưỡng tốt về trì tuệ, tâm hồn, biết quên mính ví người khác thí xã hội sẽ tiến bộ nhanh chóng và có được hạnh phúc trường kỳ. Lịch sử hai cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh khác đã cho thấy rằng những phẩm chất mà John Stuart Mill tin tưởng như trên là chưa đủ để đảm bảo cho tương lai tốt đẹp của toàn nhân loại [Xem: 57, tr.12]. Nhín chung, nguyên tắc công lợi của John Stuart Mill có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác như kinh tế, chình trị, xã hội,bởi liên quan đến vấn đề giá trị và lợi ìch. Chình ví vậy, những luận điểm cơ bản trong nguyên tắc công lợi của John Stuart Mill sẽ là nội dung quan trọng và cần thiết để nghiên cứu các tư tưởng khác của ông, đặc biệt là mối quan hệ giữa công bằng và công lợi, giữa công lợi, tự do và quyền bính đẳng. 3.2.2. Quan niệm về công bằng Trong tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill đã đưa ra cách hiểu của mính về công bằng thông qua việc phân tìch nó trong sự đối lập với khái niệm “bất công”. Theo ông, chúng ta hầu như đều xem “bất công” là tước đoạt của ai đó một điều gí đấy, chẳng hạn như tự do cá nhân, tài sản hoặc bất kí thứ gí mà luật pháp quy định thuộc về anh ta. Chình ví vậy, ông cho rằng công bằng là sự 87 tôn trọng, còn bất công là sự vi phạm các quy định pháp luật về quyền lợi của một người nào đó [109, tr.64]. Tuy nhiên, John Stuart Mill cũng chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ phát sinh do các cách hiểu khác nhau về “công bằng” và “bất công”, cụ thể như sau: Thứ nhất, một người bị tước đoạt quyền lợi có thể sẽ phải trả giá cho chình những quyền lợi mà người đó bị tước đoạt. Điều này được thể hiện rõ nhất qua quan điểm về “khế ước xã hội” khi mỗi người chấp nhận trả một phần quyền của mính và đổi lại là được xã hội bảo hộ. Thứ hai, những quyền hợp pháp mà một người bị tước đoạt có thể là những quyền lợi không nên thuộc về anh ta. Nói cách khác, thứ luật pháp ban cho anh ta những quyền lợi này có thể là một đạo luật xấu, hoặc vốn đã lỗi thời và cần thay đổi. Một số người cho rằng công dân không nên chống lại luật pháp dù cho nó có xấu đến thế nào đi nữa và nếu có chống đối thí chỉ nên ở mức độ nỗ lực khiến những điều luật đó được thay đổi từ phìa những người có chức trách và thẩm quyền. Những người ủng hộ ý kiến này muốn bảo vệ pháp luật dựa trên dựa trên tầm quan trọng về lợi ìch chung của nhân loại trong việc đảm bảo tính cảm phục tùng pháp luật. Trong khi đó, một số khác theo đuổi quan điểm hoàn toàn trái ngược khi cho rằng không thể khiển trách một người nếu họ bất tuân theo một đạo luật xấu, kể cả khi nó không được đánh giá là bất công nhưng lại được cho là xấu ví không mang lại một lợi ìch nào cả. Theo đó, chúng ta sẽ có một số ý kiến cho rằng tất cả các đạo luật không thiết thực đều là bất công, ví bản chất luật pháp đều buộc phải hạn chế quyền tự do tự nhiên của nhân loại, những hạn chế này được thừa nhận chỉ ví nó nỗ lực nhằm giữ gín điều thiện cho con người. Tuy vậy, John Stuart Mill cho rằng điều cốt lõi nhất để kết luận một đạo luật là bất công chỉ khi nó xâm phạm vào quyền lợi của ai đó, tương tự như vậy khi người ta nói vi phạm luật pháp là bất công. Trong trường hợp này, ví đạo luật đã xâm phạm đến quyền lợi chình đáng của con người nên ta không 88 thể gọi nó là “quyền lợi hợp pháp” được, ví vậy, nó sẽ được “khoác lên mính” một danh hiệu khác được gọi là “quyền tinh thần (moral rights)” [109, tr.65]. Bởi vậy, chúng ta có thể nói rằng một tính huống nữa của bất công là việc tước đoạt hoặc ngăn cản ai đó có được quyền tinh thần của mính. Thứ ba, có ý kiến đồng tính rằng công bằng là khi mỗi người đạt được thứ mà họ xứng đáng nhận được (dù đó là điều tốt hay xấu); và bất công là khi mà họ phải hứng chịu những tai họa mà họ không đáng phải nhận. Có lẽ, đây là cách rõ ràng và dễ hiểu nhất để nhận thức về khái niệm “công bằng”. Tuy nhiên, khi viện dẫn đến quan điểm “thưởng phạt xứng đáng”, một vấn đề phát sinh đó là điều gí tạo nên “sự xứng đáng” này. Nói rộng ra, một người được cho là xứng đáng nhận được điều tốt nếu anh ta làm đúng và nhận được tai họa nếu anh ta làm sai; nói một cách đặc biệt hơn, một người đã và đang làm việc tốt thí xứng đáng được ca ngợi, và những người đã và đang làm việc ác đáng bị trừng phạt. Châm ngôn xử thế về việc “lấy ân báo oán” sẽ không bao giờ được xem như một minh chứng của việc thực thi công bằng, nhưng sẽ được lưu tâm trong trường hợp đòi hỏi công bằng bị khước từ để tuân theo những cân nhắc khác [Xem: 109, tr.65-66]. Thứ tư, John Stuart Mill cho rằng “sẽ là “bất công” khi phá vỡ niềm tin với mọi người như: làm trái với những gí đã hứa, kể cả khi lời hứa đó là rõ ràng hay ngụ ý là sẽ làm; hoặc gây thất vọng trước những trông đợi được dựng lên do quá kỳ vọng vào cách cư xử của chúng ta, ìt ra là nếu những kí vọng này được chúng ta dựng lên một cách có dụng ý và tự nguyện” [109, tr.66]. Giống như các giao ước khác về công lý đã được nói ở trên, cách lý giải thứ tư này không thể xem tuyệt đối. Thay vào đó, nó có thể bị bác bỏ khi phải đối diện với một giao ước công lý khác mạnh hơn, hoặc khi người khác hành động theo cách mà theo đó tưởng như có thể cởi bỏ mọi trách nhiệm của mính đối với anh ta và lợi ìch từ việc người khác bỏ mặc chình là điều mà anh ta mong đợi (nói cách khác: anh ta 89 hành động theo và không muốn người khác phải quan tâm hay có trách nhiệm với mính) Thứ năm, tất cả mọi người đều thừa nhận rằng, trái với “công bằng” là “bất công”; sự không công bằng dùng để chỉ việc dành đặc ân hoặc quyền ưu tiên cho một người nhiều hơn những người khác mà vấn đề là những đặc ân hay ưu đãi đó được áp dụng không thìch đáng. Tuy nhiên, sự công bằng dường như không được xem như bổn phận tự thân mà được coi là bổn phận đến từ những người khác ví nó thừa nhận rằng đặc ân và quyền ưu tiên không phải lúc nào cũng đáng bị chê tránh, và quả thực những tính huống chúng bị chỉ trìch thường là trường hợp ngoại lệ hơn là thường lệ. Việc một người không dành sự ưu tiên đối xử tốt (như dành một công việc tốt chẳng hạn) cho người thân hoặc bạn bè anh ta so với người lạ thường bị chê trách nhiều hơn là tán thưởng, tất nhiên đây là nói ở trường hợp anh ta có thể làm điều đó mà không xâm phạm tới công việc của những người khác; và không ai nghĩ sẽ là bất công khi một người dành sự ưu tiên cho bạn bè, họ hàng thân thuộc hay người yêu của họ. Đương nhiên, anh ta sẽ phải công tâm, không thiên vị khi dình lìu đến vấn đề quyền lợi chung mà anh ta có nghĩa vụ đem lại cho tất cả mọi người (chứ không chỉ riêng người thân của anh ta) [Xem: 109, tr.66-67]. Trong tư tưởng của mình, John Stuart Mill cho rằng pháp luật không nên điều chỉnh hay sắp đặt sự công bằng. Không ai mong muốn các quy tắc và luật lệ can thiệp và đi sâu vào từng chi tiết của đời sống riêng tư; tuy nhiên, mọi người đều thừa nhận rằng một người hoàn toàn có thể nhận định đâu là công bằng hoặc bất công. Chúng ta vui và ủng hộ những điều tốt đẹp, đồng thời mong muốn những việc làm mà chúng ta cho là bất công nên bị xử phạt; mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng cho rằng mọi hành vi bất công đều nên được đưa ra cho tòa án xử lý. Chúng ta bỏ qua điều có thể khiến mính hài lòng ví những phiền phức mà nó có thể mang lại. Ta nên vui mừng khi thấy một hành động 90 chình nghĩa được thực thi và bất công thí bị trừng phạt dù chỉ là trong những điều vụn vặt nhất. Khi chúng ta tin rằng một người coi công bằng là giới hạn để làm một việc gí đó, thí nói cách khác, điều đó có nghĩa là anh ta bắt buộc phải làm điều này. Như vậy, nếu chúng ta cho rằng việc dùng luật pháp để bắt mọi người phải tôn trọng công bằng sẽ gây ra những điều bất lợi, đặc biệt là cho tự do cá nhân của mỗi người và coi sự trừng phạt dành cho bất công là tội ác, theo John Stuart Mill, điều này không thể và không nên xảy ra. Như vậy, tư tưởng về sự thúc ép và kiềm chế hành vi bằng pháp luật vẫn là ý tưởng phát sinh từ khái niệm “công bằng” sau khi trải qua vài lần biến đổi trước khi trên trở nên hoàn thiện, và nó tồn tại trong một thể chế xã hội tiên tiến [Xem: 109, tr.71]. John Stuart Mill cho rằng, đây là những đánh giá đúng về nguồn gốc và tiến trính phát triển của quan niệm “công bằng”. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận xét rằng cho đến bây giờ nó không đề cập đến bất cứ điều gí để phân biệt bổn phận với bổn phận luân lý nói chung. Sự thật là ý tưởng về khuyến khìch hính phạt – cái chình là bản chất của luật, tự ràng buộc mính vào không chỉ với khái niệm “bất công”, mà còn với quan niệm về bất kỳ hính thức nào của điều sai trái/điều bất công. Ta không gọi một điều gí đó là sai trái trừ phi có ý muốn nói rằng một người phải bị trừng phạt theo cách này hay cách khác ví đã làm điều đó; nếu không phải bởi luật lệ thí cũng bằng sự đánh giá từ đồng loại của anh ta; nếu không phải từ dư luận, thí cũng do sự trách móc từ chình lương tâm của anh ta vậy. Đây dường như thực sự là điểm đổi chiều khi phân biệt giữa luân lý và động cơ cá nhân giản đơn. Đó là một phần của khái niệm “Bổn phận”, rằng một người bắt buộc phải hoàn thành đúng đắn một điều gí đó. “Bổn phận” là cái mà mỗi người bắt buộc phải có, giống như một ai đó phải trả một món nợ [Xem: 109, tr.71]. Nếu chúng ta không nghĩ rằng đó là đòi hỏi bắt buộc ở anh ta thí không thể gọi đó là trách nhiệm được. Những lý lẽ cho sự cẩn trọng, hay ví lợi ìch của những người khác có thể thực sự cản trở việc ép buộc hành động hay 91 kêu gọi trách nhiệm; nhưng chúng ta hiểu rõ rằng một người sẽ không tự cho mính quyền than phiền. Trái lại, ở đây còn những thứ khác mà chúng ta hy vọng rằng con người sẽ làm, điều mà ta yêu thìch hay khâm phục nếu họ làm, có thể sẽ ghét hay coi thường họ ví không làm, nhưng sau đó thừa nhận rằng họ không nhất định phải làm; đó không phải là trường hợp về bổn phận hay trách nhiệm luân lý; nên chúng ta không thể đổ lỗi cho họ. Nói một cách ngắn gọn, họ không phải là những đối tượng cần trừng phạt. Để phân biệt hành động hay một việc nào đó là đáng hay không đáng bị phạt, John Stuart Mill cho rằng ngọn nguồn nằm ở khái niệm đúng và sai. Ông viết: “Khi chúng ta gọi cách một cách cư xử hay việc làm nào đó là xấu thay cho một vài cách khác gọi khác như ghét hay miệt thị” [109, tr.72]. Tùy theo cách nghĩ và đánh giá xem một người nên hay không nên bị phạt ví một điều gí đó, chúng ta sẽ nói đó là đúng khi làm thế này hoặc đơn thuần xác nhận là việc đó sẽ đáng được khen ngợi. Nói cách khác, chúng ta sẽ mong thấy một người bị thúc ép hoặc đơn giản hơn là bị thuyết phục và được cổ vũ hành động theo cách mà ta mong mỏi. Ví vậy, theo John Stuart Mill, quan niệm về việc hành động sai trái nên bị trừng phạt là điểm khác biệt đặc thù phân biệt không chỉ lĩnh vực công bằng mà cả đạo đức nói chung với các lĩnh vực còn lại liên quan đến “Tình có lợi” (Expediency), “Giá trị” (Worthiness) [109, tr.72]. Trong giai đoạn thế kỷ XIX, các tác gia đạo đức phần lớn chia bổn phận hay trách nhiệm đạo đức thành hai trường phái: một là, “bổn phận của nghĩa vụ hoàn chỉnh” (duties of perfect obligation) – những bổn phận, trách nhiệm với tư cách lẽ phải thuộc nghĩa vụ của một vài hoặc nhiều người nhất định, và “bổn phận của nghĩa vụ bất toàn” (duties of imperfect obligation) – những nghĩa vụ luân lý, đạo đức không tạo ra bất kỳ điều thiện nào; hai là những bổn phận mà trong đó, dù hành động là bắt buộc, nhưng trong những tính huống đặc biệt, việc có thực hiện nó hay không lại 92 tùy vào lựa chọn của chúng ta, vì dụ như bố thì hay làm từ thiện – những điều mà chúng ta quả thực sẽ làm nhưng không chắc sẽ hướng tới một ai đó cụ thể, cũng như thời gian xác định [Xem: 109, tr.72-73]. Cuối cùng, John Stuart Mill nhận định thuật ngữ “công bằng” bao gồm quyền cá nhân đòi hỏi một điều tương tự hoặc giống như một hoặc những cá nhân khác có, tương tự như những gí mà luật pháp trao cho khi nó ban hành quyền sở hữu hay quyền hợp pháp khác. Mặc dù, bất công hàm chứa trong những điều như: (1) tước đoạt đi tài sản của một người, hay (2) bội tìn với anh ta, hay là (3) đối xử tệ bạc hơn những gí anh ta đáng được nhận, hoặc (4) tệ bạc với những người khác trong khi họ không hề yêu cầu, những giả thiết về bất công này muốn hàm ý hai điều: Một là, khi điều xấu được thực hiện, và một vài người rõ ràng đã bị đối đãi bất công. Hai là, sự bất công cũng có thể được thể hiện bằng việc đối xử với một ai đó tốt hơn với những người khác; nhưng cái sai hay cái bất công trong trường hợp này là ở chỗ những đối thủ của anh ta cũng là những người được quyền thừa hưởng những đối đãi công bằng. Từ đó, John Stuart Mill cho rằng, công bằng hay công lý với tư cách công bằng không chỉ là việc đúng phải làm, cũng như không làm điều xấu, mà còn là những quyền lợi đạo đức mà cá nhân có thể đòi hỏi nhận được từ các thành viên khác trong xã hội. Ông nhìn nhận khái niệm “công bằng” có hai phần chình: một là nhận thức được một hoặc một số cá nhân nào đó là người bị hại và hai là mong muốn trừng phạt cá nhân đã gây hại [Xem: 109, tr.73-75]. Như vậy, khái niệm “công bằng” đòi hỏi hai điều: Thứ nhất, đó là quy tắc ứng xử, và việc chấp thuận quy tắc đó trên phương diện phổ biến đối với toàn nhân loại, những quy tắc này nhằm phục vụ những điều tốt đẹp cũng như lợi ìch của xã hội và loài người. Thứ hai, đó là mong muốn những người vi phạm quy tắc sẽ phải chịu sự trừng phạt. Thêm nữa, khái niệm công bằng còn bao hàm cả nhận thức của một vài người cụ thể đã phải chịu đựng sự vi phạm; những người 93 có quyền lợi (cần phải dùng sự diễn đạt riêng cho trường hợp này) bị xâm phạm bởi nó (những kẻ vi phạm quy tắc). Đối với John Stuart Mill nói riêng, công bằng có thể đại diện và thể hiện khát khao muốn đẩy lùi hay bắt những ai vi phạm phải trả giá ví đã gây tổn hại đối với bản thân, hoặc cho những người mà mính cảm thông, mở rộng nhất là bao gồm toàn thể mọi người; bằng khả năng nhân rộng sự cảm thông của con người, và quan niệm biết về quyền lợi của bản thân nơi họ. Một điểm đáng lưu ý nữa là khi bàn về công bằng, John Stuart Mill viện dẫn đến châm ngôn: “Volenti non fit injuria” [109, tr.85] (Điều gí đã ưng thuận thí không thể xem như là bị tổn hại). Ông nhấn mạnh rằng kể cả khi sự tán thành không phải chỉ trong tưởng tượng, câu châm ngôn này cũng không có quyền hạn đứng trên những điều có thể được mang đến để thay thế nó. Nhưng trên thực tế, ngay cả tòa án cũng không có khả năng tuân thủ nhất quán châm ngôn này ví chúng cho phép cam kết tự nguyện để đặt chân cả những tính huống mà trong đó sẽ có thể xảy ra sự nhầm lẫn hoặc sai lệch thông tin. Một lần nữa, khi tình hợp pháp của hính phạt tra tấn được thừa nhận, bao nhiêu quan niệm xung đột nhau về công bằng sẽ được đưa ra ánh sáng trong thảo luận về việc phân bổ hợp lý các hính phạt dành cho hành vi phạm tội. Trên thực tế, vấn đề hính phạt và cân đo đong đếm hính phạt với nhận thức đạo đức không phải là một vấn đề đơn giản. Khi nhìn nhận mối liên hệ giữa công bằng và công lợi (utility), John Stuart Mill cho rằng luôn có nhiều ý kiến khác nhau về việc nhận định thế nào là công bằng. Theo đó, mỗi cá nhân khi xét đoán về vấn đề công bằng và lợi ích đều dễ sa vào xu hướng chủ quan cá nhân. Chẳng hạn như, đứng trước việc trừng phạt một người, John Stuart Mill chỉ ra ba luồng ý kiến khác nhau về công bằng. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc trừng phạt một ai đó chỉ để làm gương sẽ là không công bằng và nếu chúng ta buộc phải trừng phạt một ai đó thí mục đìch duy nhất là nhằm đem lại lợi ìch cho người bị hại. Quan điểm thứ hai gần 94 với nguyên tắc tổn hại hơn khi cho rằng việc trừng phạt ai đó ví muốn tốt cho họ là không công bằng và chỉ được phép trừng phạt một ai đó ví mục đìch ngăn ngừa điều xấu cho những người khác nhằm thực thi quyền tự bảo hộ. Quan điểm thứ ba theo học thuyết Owen cho rằng trừng phạt nói chung trong bất cứ trường hợp nào cũng là bất công nếu tội ác hay sai phạm mà gây ra có liên quan đến hoàn cảnh sống, nuôi dưỡng và giáo dục một người trở thành kẻ tội đồ [Xem: 109, tr.82]. Về cơ bản, ba quan điểm như trên đều dựa trên nguyên tắc công bằng, đều có điểm hợp lý và được thừa nhận là đúng. Do đó, John Stuart Mill khẳng định khi thực thi nguyên tắc công bằng của riêng mính thí chúng ta sẽ đụng chạm thậm chì phải phủ nhận quan niệm công bằng của những người khác. Để giải quyết vấn đề này, ông chỉ ra rằng cách thức dễ thực hiện nhất là thiết lập giao ước, theo đó, các thành viên trong xã hội cam kết tuân thủ pháp luật và quy chuẩn chung, đồng thời chấp thuận bị trừng phạt nếu vi phạm. Theo John Stuart Mill, ngay cả khi xã hội đạt được một sự đồng thuận như trên, việc thực thi nguyên tắc công bằng vẫn sẽ mơ hồ và khó có được cách thức triệt để. Ông dẫn chứng một loạt các vấn đề khó có thể xử trì một cách công bằng, chẳng hạn như vấn đề phân bổ tiền thuế, liệu có là công bằng khi thu thuế những người có thu nhập cao nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp. Về vấn đề này, ông cho rằng công lợi hay ìch lợi xã hội mới giải quyết được vấn đề con người nên ưu tiên cho những nghĩa vụ và lợi ìch nào bởi ví nếu chỉ nhín nhận lợi ìch và công bằng theo cảm nhận riêng, chúng ta có thể sẽ vô tính ủng hộ cho sự bất bính đẳng mà đáng
File đính kèm:
- luan_an_triet_hoc_chinh_tri_xa_hoi_cua_john_stuart_mill_va_y.pdf
- TT NguyenAnhHongMinh.pdf
- TT Eng NguyenAnhHongMinh.pdf
- Trichyeu_NguyenAnhHongMInh.pdf
- NGUYEN ANH HONG MINH2.jpg
- NGUYEN ANH HONG MINH1.jpg