Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ứng dụng Topology trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam
.39. - Tổ hợp hình thức Topology: Khám phá các biểu hiện bên ngoài của cấu trúc 68 Hình 2.32. Sơ đồ minh họa tổ hợp không gian kiểu tập trung và Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Cao Hùng / Mecanoo [105] Hình 2.33. Sơ đồ minh họa tổ hợp không gian tuyến tính [45] và Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Thanh Đảo / Steven Holl Architects [105] Hình 2.34. Sơ đồ minh họa tổ hợp không gian tuyến tính [45] và tổ hợp không gian kiểu tán xạ của bảo tàng nghệ thuật đương đại (MICA) [105] Hình 2.35. Sơ đồ minh họa tổ hợp không gian theo cụm và Công trình Galaxy SOHO / Zaha Hadid [105] Hình 2.36. Sơ đồ minh họa tổ hợp không gian theo lưới và nghiên cứu biến đổi khối theo lưới của Zaha Hadid [121] 69 Topology bằng cách xác định, lựa chọn, kết hợp, bố trí, sắp đặt các hoạt động biến đổi Topology như gấp, uốn cong, vặn xoắn, kéo dãn, vuốt, làm mịn, tác động lên các yếu tố của cấu trúc Topology như điểm, đường, khung dây, mặt, khối nhằm tạo ra các hình thức đa dạng khác nhau mà không làm thay đổi cấu trúc Topology gốc. + Khi tổ hợp hình thức cần lưu ý hai thành phần: Các hoạt động biến đổi và các yếu tố bị tác động của biến đổi. Các hoạt động biến đổi được minh họa theo hình 2.39. Các yếu tố bị tác động của biến đổi gồm: Điểm, đường, khung dây, mặt và khối. + Khi thực hiện các hoạt động biến đổi Topology tác động lên một cấu trúc Topology, các yếu tố Topology như điểm, đường, khung dây, mặt, khối sẽ bị biến đổi về hình dạng, kích thước, tỉ lệ, vị trí, nhưng mối quan hệ giữa các yếu tố đó được bảo toàn. Ví dụ, cấu trúc Topology gồm 1 mặt phẳng liên tục dưới các hoạt động biến đổi Topology khác nhau sẽ có nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhưng vẫn bảo toàn tính liên tục của mặt phẳng (hình 2.40). + Cách tạo ra các tổ hợp hình thức đa dạng từ một cấu trúc Topology gốc được minh họa trong hình 2.41. 2.1.3. Phương pháp, quá trình thiết kế và giai đoạn thiết kế ý tưởng kiến trúc 2.1.3.1. Phương pháp thiết kế kiến trúc truyền thống PPTK truyền thống hay có thể gọi là PPTK dựa trên trực giác, cảm xúc, kinh nghiệm, PPTK bằng bản vẽ hoặc phương pháp “thử và sai”. Đây là phương pháp sáng tạo cơ bản được đa số các kiến trúc sư sử dụng. Có thể coi đó là phương pháp mà người thiết kế không thể giải thích một cách thức hay quy trình rõ ràng nào khi thực hiện việc thiết kế. Họ chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và sự dẫn đường của trực giác để tìm kiếm các giải pháp và ý tưởng thiết kế bằng cách lặp lại nhiều lần phép “thử và sai” cho đến khi tìm được giải pháp phù hợp [17][34]. Thực tế, các cảm nhận, quyếth định xuất phát từ trực giác không hề ngẫu nhiên, lộn xộn, ước đoán mà bắt nguồn từ cách tư duy đặc biệt của người thiết kế có được thông qua quá trình tôi luyện, rèn giũa, học tập trải nghiệm về cả lý thuyết và thực hành [48]. PPTK truyền thống cũng gắn liền với đặc điểm cá nhân, tính cách, khả năng sáng tạo, nền tảng kiến thức, trải nghiệm của mỗi người thiết kế. Nhìn chung, ý tưởng thiết kế vẫn xuất phát từ một nhiệm vụ thiết kế xác định và gắn với một địa điểm xây dựng cụ thể. 70 Hình 2.37. Cấu trúc Topology Hình 2.38.a. Các yếu tố Topology gồm mặt phẳng, điểm, đường được sắp xếp theo các mối quan hệ kề cận, liên tục, kết nối, số lỗ rỗng để tạo nên một cấu trúc Topology. Hình 2.38.b.Tổ hợp khối đặc và 1 lỗ rỗng tạo nên cấu trúc Topology gồm các đường, mặt, khối, lỗ rỗng. Hình 2.38.c. Các yếu tố đường, mặt được sắp xếp theo các mối quan hệ liên tục, mở, số lỗ rỗng để tạo một cấu trúc Topology là một bề mặt mở với 1 lỗ rỗng. Hình 2.38.d. Bố trí, sắp xếp các điểm (mỗi điểm đại diện cho một không gian chức năng) theo mối liên hệ gần gũi (hai không gian kề nhau được liên kết bằng một đường thẳng) để tạo nên cấu trúc đồ thị Topology. Hình 2.38. Minh họa hoạt động tổ hợp cấu trúc từ các yếu tố Topology Hình 2.39. Các hoạt động biến đổi Topology Hình 2.40. Các tổ hợp hình thức khác nhau của cùng một cấu trúc gốc 71 TỔ HỢP CẤU TRÚC TỔ HỢP HÌNH THỨC Hình 2.41.a. Bố trí, sắp xếp các hoạt động biến đổi uốn cong, nâng, lồi, lõm tác động lên các yếu tố điểm, đường, mặt của cấu trúc Topology gốc. Hình 2.41.b. Sắp xếp các hoạt động biến đổi Topology như uốn cong, kéo dãntác động vào các yếu tố đường, mặt, khối, lỗ rỗng của cấu trúc ban đầu. Hình 2.41.c. Bố trí, sắp xếp, kết hợp các hoạt động uốn cong, kéo dãn các đường và bề mặt của một cấu trúc Topology tổ hợp từ bề mặt mở và một lỗ rỗng để thu được hình thức biến đổi mà không làm thay đổi cấu trúc đó. Hình 2.41.d. Biến đổi đối ngẫu Topology cấu trúc đồ thị Topology khi điểm được biến đổi thành không gian, đường biến đổi thành ranh giới giữa hai không gian. Hình 2.41. Minh họa cách tạo ra các tổ hợp hình thức từ một cấu trúc Topology 72 Người kiến trúc sư tiếp nhận thông tin từ nhiệm vụ thiết kế, cảm nhận địa điểm tọa lạc của công trình, dù các thông tin này có thể chưa được phân tích đầy đủ và chi tiết, sau đó phát sinh các ý tưởng dựa vào sự dẫn dắt của trực giác bằng cách vẽ đi vẽ lại các bản phác thảo rất nhiều lần trên giấy cho đến khi có một ánh sáng lóe lên trong tâm trí mà họ tin tưởng là đúng đắn (hình 2.42). Theo PPTK truyền thống, người thiết kế có thể sử dụng nhiều cách thức tìm ý tưởng kiến trúc có giá trị có thể kể đến gồm [34]: 1/ Chủ đề: Chọn một chủ đề, sử dụng các yếu tố của chủ đề được chọn để tổ chức không gian và hình khối công trình và để bắt đầu và phát triển một ý tưởng. 2/ Tương tự: Liệt kê các từ khóa liên quan đến loại hình, chức năng hoặc triết lý của công trình. Sau đó suy nghĩ về các hình dạng hoặc hình thức bên ngoài liên quan đến các từ khóa truyền cảm hứng, ví dụ nếu là công trình thư viện thì nguồn cảm hứng có thể từ văn hóa đọc sách, tri thức, từ hình dạng của cuốn sách, bút hoặc tạp chí. 3/ Ẩn dụ: Suy nghĩ về ý nghĩa, nội hàm, cảm xúc, hàm ý của các từ khóa truyền cảm hứng để mô hình hóa chúng cho ý tưởng. 4/ Trải nghiệm: Dựa trên những trải nghiệm mà người sử dụng công trình mong đợi hoặc ước muốn được sống. 5/ Biểu tượng: Các yếu tố của thiết kế được liên hệ với các biểu tượng văn hóa, tập quán, truyền thống. Sử dụng ngôn ngữ của trí nhớ và sự liên tưởng để nhắc nhở người sử dụng về các dữ kiện hoặc tham chiếu nổi tiếng khác. 6/ Bối cảnh: Ý tưởng thiết kế có thể xuất phát từ bối cảnh trực tiếp hoặc gián tiếp của công trình để hài hòa hoặc tương phản với môi trường xung quanh. Bối cảnh có thể là địa lý, thời gian hoặc văn hóa. Ví dụ: nếu công trình tọa lạc trong một khu vực di tích lịch sử, ý tưởng thiết kế có thể dựa trên bối cảnh lịch sử của đô thị hoặc cung cấp một phong cách hoàn toàn khác để làm cho thiết kế nổi bật như một thiết kế độc lập với một bản sắc duy nhất. 7/ Sơ đồ: Ý tưởng thiết kế trong phương pháp này dựa trên hình học, vật liệu, công nghệ, cảnh quan hoặc kết hợp các ý tưởng hiện có với nhau. Ví dụ dựa trên các hình dạng hình học cơ bản và các phép biến đổi của hình học Euclid để tổ hợp mặt bằng hoặc hình khối kiến trúc. Hoặc ý tưởng sử dụng vật liệu tái chế để thiết kế công trình. Hoặc kết hợp các ý tưởng hiện có để tạo ra một ý tưởng mới. 73 8/ Tình huống: Ý tưởng xuất phát từ một kịch bản được sắp đặt sẵn. Ví dụ, thiết kế trung tâm mua sắm đáp ứng các lễ hội mua sắm hàng năm hoặc thiết kế quảng trường phù hợp với việc tụ họp và giao lưu xã hội. 2.1.3.2. Phương pháp thiết kế kiến trúc sử dụng công nghệ máy tính Kết hợp cả phương pháp truyền thống và các kiến thức khoa học, lý thuyết hình học mới, quy trình thiết kế hợp lý; áp dụng các công cụ kỹ thuật số hiện đại vào QTTK mà vẫn phát huy khả năng sáng tạo của người thiết kế. Tùy thuộc vào kiến thức, công cụ kỹ thuật số hiện đại mà hình thành nhiều PPTK khác nhau như thiết kế tham số, thiết kế đa phương án, v.v. Mục tiêu của phương pháp là giúp thực hiện nhanh các công việc lặp đi lặp lại tốn nhiều thời gian và công sức của người thiết kế đồng thời khắc phục các nhược điểm của phương pháp thiết kế truyền thống. Người thiết kế không chỉ sáng tác ý tưởng bằng bản vẽ phác thảo trên giấy mà làm việc trực tiếp với mô hình tham số được xây dựng bởi thuật toán thỏa mãn yêu cầu, ràng buộc thiết kế. Thuật toán có hai thành phần gồm các tham số có thể biến đổi và quy tắc đáp ứng mục tiêu thiết kế nhất định. Việc biến đổi các tham số sẽ tạo ra vô số các giải pháp khác nhau về hình dạng hình học, kích thước, chiều hướng nhưng vẫn tuân theo quy tắc đã được xác lập của thuật toán. Người thiết kế làm việc với hai giao diện: giao diện thuật toán và giao diện mô hình hình học (hình 2.43), thông qua việc kiểm tra kết quả trực quan trên mô hình hình học mà điều chỉnh các tham số và thuật toán cho đến khi đạt được giải pháp phù hợp. Trong PPTK này, công cụ máy tính không chỉ có vai trò biểu diễn mà trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tác ý tưởng kiến trúc, giúp tự động tạo ra vố số các giải pháp thỏa mãn nhiệm vụ ban đầu để có thể đánh giá, lựa chọn, kết hợp các giải pháp với nhau và phát triển, tinh chỉnh các giải pháp đó. Quy trình tổng quát bao gồm: 1/ Nhận diện nhiệm vụ thiết kế, mục tiêu, ràng buộc; 2/ Xây dựng thuật toán (gồm tham số và quy tắc thỏa mãn mục tiêu); 3/ Máy tính chạy chương trình, tự động tạo ra nhiều phương án đa dạng; 4/ Đánh giá, lựa chọn, tích hợp, phát triển giải pháp (hình 2.44). 2.1.3.3. Quá trình thiết kế kiến trúc Qua phân tích, so sánh QTTK kiến trúc cho thấy QTTK kiến trúc bao gồm 6 giai đoạn tuần tự nối tiếp nhau, các nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn được trình bày trong hình 2.45. 74 - Giai đoạn 1 - Xác định nhiệm vụ thiết kế: Là giai đoạn thu thập thông tin liên quan đến công trình, gồm: Xây dựng nhiệm vụ thiết kế, xác định những yêu cầu cơ bản của công trình cần thiết kế, thu thập thông tin liên quan đến dự án; Xác định tên công trình, nhu cầu, mong muốn của chủ đầu tư, nội dung hoạt động, quy mô, cấp nhà, địa điểm xây dựng, hiện trạng khu đất, nội dung buồng phòng cùng các yêu cầu về diện tích, khối tích, bố trí thiết bị cùng các yêu cầu kỹ thuật liên quan (ánh sáng, nhiệt, ẩm, thông gió, trang âm,), kế hoạch đầu tư, [19]. - Giai đoạn 2 - Tiền thiết kế: Phân tích thông tin; phân tích địa điểm, gồm: Phân tích nhiệm vụ thiết kế; Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng khu đất; Phân tích các nhu cầu thiết kế thành các hệ thống số liệu cụ thể, các sơ đồ quan hệ công năng, v.v. [19]; Khảo sát hiện trạng để làm rõ các thông tin như: Vị trí, diện tích, hướng nhìn, hiện trạng khu đất; Điều điện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng; Vị trí tiếp giáp giao thông và các công trình xung quanh; Các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, môi trường, mặt trời, gió, ánh sáng, - Giai đoạn 3 - Thiết kế ý tưởng: Sáng tạo các ý tưởng về không gian và hình khối cho công trình, gồm: Phác thảo về không gian, hình khối kiến trúc; Các bản vẽ sơ phác tổng mặt bằng, mặt bằng mặt đứng, mặt cắt; Phối cảnh phác họa; Các mô hình thực tế hoặc mô hình kỹ thuật số. - Giai đoạn 4 - Thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở): Phát triển, hoàn thiện ý tưởng, gồm: Phát triển, hoàn thiện ý tưởng thiết kế cả về kích thước và tinh chỉnh chi tiết kiến trúc; Trình bày, thể hiện ý tưởng một cách chi tiết hơn thông qua các bản vẽ: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt; chi tiết thi công điển hình; phối cảnh công trình; mô hình nghiên cứu; lựa chọn vật liệu; bố trí thiết bị. - Giai đoạn 5 - Thiết kế kỹ thuật: Hoàn chỉnh thiết kế cơ sở bằng cách thiết kế chi tiết với các bộ môn kỹ thuật như công nghệ, kết cấu, điện nước, thông gió, kinh tế,, gồm: Thiết kế, trình bày các bản vẽ kiến trúc ở mức độ chi tiết; Các bản thiết kế của các bộ môn kỹ thuật khác. - Giai đoạn 6 - Thiết kế bản vẽ thi công: Thiết kế với đủ chi tiết cần thiết để có thể làm căn cứ thực hiện việc xây dựng trên công trường tiếp theo bước thiết kế kỹ thuật, gồm đầy đủ các bản vẽ, chi tiết về vị trí, kích thước, quy cách, số lượng và những lưu ý kỹ thuật cần thiết phục vụ thi công công trình. 75 2.1.3.4. Giai đoạn thiết kế ý tưởng kiến trúc: Giai đoạn thiết kế ý tưởng kiến trúc gồm 5 bước như sau (hình 2.46). - Bước 1 - Thu thập thông tin: Đây là hoạt động thu thập thông tin chung và thông tin cụ thể về vấn đề thiết kế. Các ý tưởng sơ khai ban đầu cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn này. - Bước 2 - Phân tích: Phân tích các thông tin thu được để xác định bản chất các vấn đề thiết kế. - Bước 3 - Tổng hợp: Tạo ra ý tưởng và giải pháp cho vấn đề thiết kế. Ý tưởng sáng tạo kiến trúc đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm nảy sinh những giải pháp tổ hợp không gian và hình thức cho công trình kiến trúc. Bước tổng hợp được chi tiết hóa theo hình 2.43. - Bước 4 - Đánh giá, lựa chọn: Đánh giá các giải pháp dựa trên mục tiêu ban đầu, lựa chọn giải pháp phù hợp với yêu cầu, mục đích. - Bước 5 - Phát triển giải pháp: Phát triển, tinh chỉnh giải pháp ở mức độ chi tiết hơn; trình bày, thể hiện ý tưởng; thảo luận, trao đổi giải pháp. Để sáng tạo ý tưởng và tổng hợp giải pháp cho vấn đề thiết kế cần trải qua 3 bước gồm lập ý, lập hình và chuyển thể ý tưởng (hình 2.47). 1/ Lập ý: Ý tưởng hình thành trong suy nghĩ, thể hiện ra và chuẩn xác hóa bằng ngôn ngữ. Ý tưởng có thể được tìm tòi dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau, ví dụ dựa trên chủ đề, tương tự, ẩn dụ, biểu tượng, bối cảnh, hình học, vật liệu, công nghệ, (xem mục 2.1.3.1). 2/ Lập hình: Chuyển các ý tưởng trong ý nghĩ, ngôn ngữ thành các hình vẽ sơ phác. Lúc này những đường nét này còn mơ hồ, chưa rõ ràng. 3/ Chuyển thể ý tưởng: Ý tưởng dưới dạng hình vẽ phác thảo được chuyển thể thành các thành phần kiến trúc, các giải pháp tổ hợp không gian, hình khối, các bản vẽ sơ bộ 2D, 3D, mô hình. Ý tưởng không luôn là sản phẩm của phân tích mà có thể xuất hiện rất sớm, ngay ở giai đoạn tóm lược, thu thập thông tin về vấn đề thiết kế. Hoặc có thể xuất phát từ những chi tiết rất cụ thể như vật liệu, kết cấu công trình. Sau đó, ý tưởng sơ khai ban đầu này tiếp tục được phân tích, phát triển, lựa chọn. 76 Hình 2.42. Phác thảo ý tưởng của Ben Van Berkel và phác thảo Guggenheim Bilbao của Frank Gehry [121] Hình 2.43. Giao diện thuật toán và giao diện hình học trong thiết kế tham số [74] Hình 2.44. Quy trình thiết kế sáng tác kiến trúc của PPTK sử dụng máy tính Hình 2.45. Quá trình thiết kế công trình kiến trúc Giao diện thuật toán dạng sơ đồ khối Giao diện hình học – mô hình tham số 77 Hình 2.46. Sơ đồ giai đoạn thiết kế ý tưởng kiến trúc Hình 2.47. Chi tiết bước Tổng hợp giải pháp Giai đoạn Sáng tạo Thể hiện Lập ý Ý TƯỞNG Ý nghĩ, ngôn từ Lập hình SƠ PHÁC Hình ảnh trực quan, còn mơ hồ Chuyển thể GIẢI PHÁP TỔ HỢP KHÔNG GIAN / HÌNH KHỐI Bản vẽ sơ bộ, mô hình 78 2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ỨNG DỤNG TOPOLOGY TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Điều kiện địa hình, khí hậu - Về điều kiện địa hình: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền (chiếm ¾ diện tích lãnh thổ) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m). Cấu trúc địa hình khá đa dạng, bao gồm: vùng núi non hiểm trở, trùng trùng điệp điệp (vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc), vùng trung du và đồi thấp (Đông Bắc, Tây Bắc), vùng cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La, Tây Nguyên), vùng đồng bằng (đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung), vùng khô cằn địa hình phức tạp (Bắc trung bộ), địa hình gò đồi (Nam trung bộ), vùng sông nước, kênh rạch chằng chịt (Nam bộ), vùng bờ biển và thềm lục địa. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Việt Nam là nước ven biển với 3 mặt giáp biển là Đông, Nam và Tây - Nam với đường bờ biển dài hơn 3200 km với quần thể nhiều hòn đảo lớn, nhỏ. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. - Về cảnh quan thiên nhiên, thổ nhưỡng và sinh vật: Đất đai đa dạng, có độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng. Có nhiều rừng rậm, vườn quốc gia (Hoàng Liên Sơn, Cát Bà, Cúc Phương, Bạch Mã). Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đặc sắc, trải dài từ Bắc tới Nam. Nhiều danh lam, thắng cảnh đã được quốc tế công nhận (Vịnh Hạ Long, cao nguyên Sapa, Đồng Văn, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng). - Về điều kiện khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng phân thành 3 vùng khí hậu riêng biệt. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông; miền Trung có khí hậu nhiệt đới ẩm, có gió Tây khô nóng; miền Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, nóng quanh năm và chia làm hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Đặc điểm chung nổi trội về mặt khí hậu là nóng ẩm và mưa nhiều. Các yếu tố khí hậu tại Việt Nam cần lưu ý khi TKKT: Bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, chế độ gió, mưa và ánh sáng. + Bức xạ mặt trời (BXMT): Việt Nam có lượng BXMT rất lớn. Miền Bắc có tổng xạ trung bình 110-120kcal/cm2, BXMT khuếch tán 45-60%; miền Nam có tổng xạ trung bình 150-160kcal/cm2, BXMT khuyếch tán 40-45%. 79 + Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Nhiệt độ trung bình cả nước vào mùa hè là 25oC. Ở miền Bắc nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Một số vùng núi phía Bắc như Sapa, Hoàng Liên Sơn nhiệt độ có thể xuống tới 0oC. Độ ẩm trung bình dao động 80%-87%. + Chế độ gió: Cơ chế gió phức tạp, khác nhau ở từng khu vực. Mùa Đông gồm 2 hệ thống gió gồm gió Bắc và gió Đông Bắc. Mùa Hè chịu ảnh hưởng bởi 3 khối gió chính: Gió phơn Tây Nam, gió mùa phía Nam và gió Nam - Đông Nam. + Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500mm-2000mm. Mùa mưa thường xẩy ra vào tháng 7, 8, 9 (lượng mưa trung bình đạt 300-500mm). + Số giờ nắng: từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Tại Miền Bắc dao động từ khoảng 1400 đến 1900 giờ/năm. Miền Nam có số giờ nắng trong năm cao hơn miền Bắc. Khi áp dụng Topology vào TKKT, vai trò của điều kiện địa hình, khí hậu ảnh hưởng bởi hai khía cạnh: - Sự phù hợp của công cụ Topology cho việc khai thác điều kiện địa hình, khí hậu. - Tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ứng dụng phép biển đổi đàn hồi Topology trong tìm ý, sáng tác kiến trúc. Topology là loại hình học đàn hồi, mềm dẻo. Nhờ vậy, nó trở thành công cụ hữu dụng để TKKT một cách linh hoạt, phù hợp với sự đa dạng, phong phú của bối cảnh tự nhiên và môi trường xung quanh, từ đó tạo lập được bản sắc riêng cho công trình kiến trúc. Bên cạnh đó, việc ứng dụng phép biến đổi đàn hồi Topology để tìm ý tưởng kiến trúc rất cần có sự nghiên cứu kỹ các điều kiện đặc trưng về địa hình, khí hậu, nắng, gió, ánh sáng và chế độ mưa của địa điểm xây dựng cụ thể ở mỗi vùng miền Việt Nam nhằm đưa ra các ý tưởng về cách thức, hoạt động, hình dạng, phương tác động của lực biến dạng lên một hình khối gốc cho phù hợp với địa hình, cảnh quan, bối cảnh tự nhiên đồng thời đáp ứng các giải pháp về che nắng, thông gió, cách nhiệt, thoát nước mưa và chiếu sáng tự nhiên. Nhờ vậy, các giải pháp đạt được có giá trị thẩm mỹ, biểu tượng, bền vững, hài hòa với tự nhiên và mang bản sắc độc đáo của dân tộc. 2.2.2. Điều kiện văn hóa Việt Nam là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, được tích lũy, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, mang đậm bản sắc của văn hóa gốc nông nghiệp khu vực Đông Nam Á. Bản sắc văn hóa Việt Nam là tính hài hòa, nhân văn, linh hoạt, ứng biến 80 như: Tôn trọng, ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên; Có lối tư duy tổng hợp, biện chứng (bao quát, đại khái, chú trọng mối liên hệ giữa các yếu tố mà không quan tâm riêng rẽ từng yếu tố); Trọng tình, trọng đạo đức, trọng văn hóa, trọng phụ nữ; Có lối sống linh hoạt, ứng biến cho thích hợp với hoàn cảnh cụ thể; Có tính cộng đồng, tập thể; Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hòa. Việt Nam với địa hình trải dài từ Bắc đến Nam và 54 dân tộc anh em sinh sống nên
File đính kèm:
- luan_an_ung_dung_topology_trong_thiet_ke_kien_truc_tai_viet.pdf
- 1. QĐ cấp trường - NTMThuy.pdf
- 3. Trích yếu LATS - Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
- 4. TomtatLATS-tieng anh-Nguyen Thi Minh Thuy.pdf
- 5. Tóm tắt LATS - tiếng việt - Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
- 6. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Việt- Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
- 7. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Anh- Nguyễn Thị Minh Thùy.pdf
- 8. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Việt- Nguyễn Thị Minh Thùy.docx
- 9. Những đóng góp mới của luận án- tiếng Anh- Nguyễn Thị Minh Thùy.docx