Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 185 trang Hà Tiên 24/10/2024 770
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam

Luận án Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam
ền sở 
hữu tài sản của tư nhân được pháp luật bảo hộ, không tổ chức và cá nhân nào được 
quyền xâm phạm. Khi con người có được tài sản tư hữu nhất định thì mức độ quan 
tâm của con người đối với xã hội cũng vì thế tăng lên, nguyện vọng tham gia vào 
các hoạt động xã hội cũng theo đó tăng lên; theo đó mức độ tự do của con người 
dần tăng lên, cơ hội phát triển toàn diện cũng sẽ ngày một tăng lên. 
Thứ tư, nhanh chóng thích ứng với kinh tế toàn cầu hóa. Trước làn sóng 
toàn cầu hóa về kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã thích ứng bằng nhiều biện pháp 
nhằm thúc đẩy hiệu quả quá trình thị trường hóa nền kinh tế toàn cầu, trong đó có 
tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 1999. Kinh tế toàn cầu hóa 
được hình thành trên cơ sở tự do kinh tế, là kết quả tất yếu của tự do kinh tế, đồng 
thời kinh tế toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy và bảo đảm tự do kinh tế tồn tại và phát triển 
rộng rãi hơn và đi vào chiều sâu. Việc Trung Quốc nhanh chóng thích ứng với 
kinh tế toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sẽ làm gia 
tăng ý thức về tự do, dân chủ, công bằng, chính nghĩa của công dân, thúc đẩy sự 
phát triển toàn diện của con người. 
So sánh với hình thái kinh tế trước đây, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 
càng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng có lợi cho việc tăng thêm 
giá trị thặng dư, do đó tạo ra thời gian tự do và không gian rộng lớn hơn cho sự 
phát triển toàn diện của con người. Thực tế đã chứng minh, trong nền kinh tế thị 
trường xã hội chủ nghĩa, thời gian mà con người được tự do chi phối ngày càng 
nhiều hơn, thời gian theo đuổi khoa học, nghệ thuật cũng ngày càng nhiều hơn. 
Đồng thời, phương thức hoạt động của con người thể hiện sự đa dạng, mối liên hệ 
giữa người với người ngày càng mật thiết, phạm vi và không gian giao lưu ngày 
 84 
càng mở rộng. Có thể nói rằng, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt nền 
móng và tạo cơ sở kinh tế và điều kiện vật chất cho sự phát triển toàn diện của con 
người. 
3.1.2. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện chính trị 
Kể từ khi cải cách mở cửa, nhân dân Trung Quốc đã lấy xây dựng văn 
minh chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm mục tiêu, theo đuổi và 
thực hiện sự phát triển toàn diện của con người, thể hiện ở các nội dung chủ yếu 
sau: 
Thứ nhất, vai trò chủ thể của nhân dân tiếp tục được củng cố. Trung Quốc 
xây dựng thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ chuyên chính dân chủ 
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm cho con người 
không còn bị tha hóa trong kinh tế và tạo điều kiện về chính trị để con người được 
phát triển toàn diện. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy 
định: “Tất cả quyền lực của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều thuộc về 
nhân dân”. Tôn trọng nhân dân là yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của xây dựng nền 
chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung 
tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một trong những chiến lược cơ bản của tư 
duy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới được ghi vào Hiến 
pháp. Tư tưởng này thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân. 
Thứ hai, quan niệm về nhân quyền được xác lập trong Hiến pháp. Con 
người là linh hồn của vạn vật. Quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền sở hữu của 
con người, quyền bình đẳng, quyền được an toàn, quyền được giáo dục, quyền 
theo đuổi những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa chính đáng đều cần được tôn 
trọng và thỏa mãn. Sau cải cách mở cửa, quan niệm về nhân quyền dần nhận được 
sự quan tâm của xã hội, nhận được sự công nhận và tôn trọng của xã hội. Tháng 3 
năm 2004, Hội nghị lần thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X đã 
chính thức đưa điều khoản “Nhà bảo vệ nhân nước tôn trọng và bảo vệ quyền con 
người” vào Hiến pháp (Điều 33). Sự kiện này đã đặt cơ sở chính trị, pháp luật cho 
sự phát triển toàn diện của con người. 
 85 
Thứ ba, hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dần 
hoàn thiện. Muốn bảo đảm thiết thực cho sự phát triển toàn diện của con người 
cần xây dựng nhà nước pháp quyền. Quản lý đất nước bằng pháp luật không những 
nhấn mạnh bất cứ người nào, bất cứ cơ quan nào cũng phải nghiêm túc làm việc 
dựa trên pháp luật, thực hiện các công việc hành chính theo pháp luật, mà còn 
nhấn mạnh bất kỳ người nào, bất kỳ cơ quan nào cũng không thể vượt qua hoặc ở 
trên pháp luật, mỗi người đều là chủ thể hành vi bình đẳng và độc lập, mọi người 
đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này được nêu trong Hiến pháp nước Cộng 
hòa Nhân dân Trung Hoa như sau: “Mọi công dân của nước Cộng hòa nhân dân 
Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 33). Thông qua việc xây dựng 
hệ thống pháp luật, thực hiện quản lý đất nước bằng pháp luật, Trung Quốc kiên 
quyết xóa bỏ hiện tượng đặc quyền, bảo đảm quyền cơ bản của toàn thể nhân dân 
là được phát triển toàn diện. 
Thứ tư, quần chúng nhân dân được hưởng quyền được biết về tình hình chính 
trị ngày càng rộng rãi. Con người là động vật chính trị. Đời sống chính trị là bộ phận 
cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, cũng là lĩnh vực quan trọng không thể thiếu 
trong quá trình phát triển toàn diện của con người. Kể từ khi cải cách mở cửa đến 
nay, Đảng và Chính phủ Trung Quốc thông qua việc xây dựng nhiều cơ chế, áp dụng 
nhiều biện pháp khác nhau, làm cho nhân dân có thể hiểu được đường lối, phương 
châm, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự phát triển và biến đổi của tình 
hình trong nước, quốc tế; quần chúng nhân dân được hưởng quyền hiểu biết về chính 
trị ngày càng rộng rãi hơn. 
Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khái niệm văn minh chính trị bắt đầu chính 
thức xuất hiện ở Trung Quốc; đến năm 2002, xây dựng văn minh chính trị lần đầu 
tiên được Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định là một nhiệm vụ trọng 
tâm bên cạnh xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Văn minh chính trị 
thực chất là dân chủ và pháp quyền, nhằm mục đích bảo đảm quyền làm chủ của nhân 
dân được thực hiện. Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân về cơ bản bảo đảm nhân dân 
làm chủ đất nước, có tính chất cơ bản trong hệ thống chính trị quốc gia, có vị trí cơ 
 86 
bản trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Trong hệ thống nhân dân làm chủ 
đất nước, chế độ đại hội đại biểu nhân dân đóng vai trò chủ đạo, bảo đảm quyền quyết 
định cao nhất và quyền giám sát cuối cùng của nhân dân, bảo đảm tương lai và vận 
mệnh của đất nước ở trong tay của người dân. Đây là sức mạnh cơ bản và quan trọng 
nhất để nhân dân làm chủ đất nước. 
3.1.3. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện xã hội 
Trung Quốc theo đuổi triết lý phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, nỗ lực 
giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm nhất, nâng cao một cách hiệu quả 
ý thức về quyền lợi và hạnh phúc của người dân và đã đạt được nhiều kết quả to 
lớn trong việc phát triển con người toàn diện trên phương diện xã hội. Những 
thành tựu trên phương diện xã hội là kết quả của thành tựu trên phương diện kinh 
tế và chính trị đã nêu trên, một xã hội phát triển là điều kiện để con người được 
phát triển toàn diện mọi khả năng của mình. 
Thứ nhất, đời sống nhân dân có những sự thay đổi to lớn, thu nhập của người 
dân Trung Quốc cả ở thành thị và nông thôn đã đạt mức khá giả. Suốt 40 năm cải 
cách mở cửa, Trung Quốc đã có những cải cách về chế độ phân phối thu nhập, đưa 
ra một loạt biện pháp nhằm làm tăng thu nhập của người dân, cải thiện tiêu dùng 
của người dân. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, thu nhập của người dân Trung 
Quốc đã tăng lên đáng kể, cứ gần mười năm lại tăng lên gấp đôi. Năm 1978, thu 
nhập của người dân Trung Quốc chỉ đạt 171 Nhân dân tệ, đến năm 2009 vượt qua 
con số hàng chục nghìn, đến năm 2019, đạt 30.733 Nhân dân tệ, tăng 22,8 lần so 
với năm 1978, bình quân tăng 8,5%/ năm. 
Khi thu nhập được cải thiện nhanh chóng, tỷ lệ nghèo ở Trung Quốc cũng 
giảm rất nhanh. Bộ mặt nông thôn Trung Quốc đang từng ngày thay đổi, tạo nên 
kỳ tích trong lịch sử xóa đói giảm nghèo của nhân loại. Dân số nghèo nông thôn 
của Trung Quốc giảm từ 770,39 triệu người vào năm 1978 xuống còn 5,51 triệu 
người vào năm 2019 và tỷ lệ nghèo ở nông thôn giảm từ 97,5% vào cuối năm 1978 
xuống còn 0,6% vào cuối năm 2019 [122]. 
Thứ hai, hệ thống an sinh xã hội từng bước được đổi mới ngày càng hoàn 
thiện. Trung Quốc xây dựng hệ thống an sinh xã hội gắn với mục tiêu xây dựng 
 87 
xã hội khá giả toàn diện nhằm thực hiện công bằng, chính nghĩa, thu hẹp khoảng 
cách giàu nghèo, xóa bỏ phân cực xã hội, làm cho con người không còn bị “tha 
hóa” trong lao động. Ngay từ những năm đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa, Đảng 
và Chính phủ Trung Quốc đã từng bước thiết lập hệ thống an sinh xã hội mới và 
hệ thống an sinh xã hội cơ bản không ngừng được cải thiện; hệ thống bảo hiểm 
hưu trí, y tế, thất nghiệp, thương tật và thai sản ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện 
nay, số người tham gia bảo hiểm ở Trung Quốc đã vượt con số 930 triệu người, số 
người được bảo hiểm y tế cơ bản đã vượt con số 1,35 tỷ người, cơ bản thực hiện 
bảo hiểm y tế toàn dân. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương 
tật, bảo hiểm thai sản đều đạt khoảng 200 triệu người, bao phủ hầu hết các nhóm 
nghề [52]. Mức lương hưu cơ bản tối thiểu của người dân thành thị và nông thôn, 
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương tật và các chế độ bảo hiểm xã hội khác đều 
được nâng lên tương ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cải thiện dân sinh 
là một phần quan trọng của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa và tiếp 
tục giải quyết các vấn đề dân sinh là quá trình thúc đẩy sự phát triển toàn diện của 
con người. 
Thứ ba, giáo dục đạt được những phát triển vượt bậc. Những thành tựu 
Trung Quốc đạt được trong việc phát triển con người toàn diện trên phương diện 
giáo dục là: (1) Thực hiện phổ cập giáo dục 9 năm. Từ năm 1986, Trung Quốc thực 
hiện phổ cập giáo dục 9 năm, không thu học phí, phụ phí trên phạm vi cả nước. Việc 
thực hiện phổ cập giáo dục có ý nghĩa lớn đối với ngành giáo dục Trung Quốc, được 
coi là một dấu ấn trong lĩnh vực giáo dục từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở 
cửa đến nay. (2) Giáo dục các cấp, các loại hình phát triển vượt bậc. Năm 1978, tỷ 
lệ tiểu học lên trung học cơ sở của Trung Quốc chỉ đạt 60.5%, tỷ lệ trung học phổ 
thông vào đại học chỉ đạt 1,55%; đến năm 2019, các con số này lần lượt đạt 102,6% 
(tính cả số học sinh vào trung học không đúng số tuổi quy định) và 51,6%. Số năm 
được đến trường học của người dân Trung Quốc tăng từ 8,8 năm vào năm 1990 lên 
13,9 năm vào năm 2018 [122], hệ thống giáo dục dân lập cũng phát triển rõ rệt. (3) 
Đội ngũ giáo viên phát triển mạnh mẽ. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt 
 88 
các chính sách nhằm cải thiện đời sống của giáo viên, áp dụng biện pháp luân 
chuyển giáo viên, thống nhất biên chế giáo viên ở thành thị và nông thôn, tiến hành 
kiểm tra định kỳ trình độ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là 
giáo viên vùng nông thôn. 
Thứ tư, việc đi sâu cải cách y tế đã đạt được những kết quả đáng kể, mức 
độ bao trùm của hệ thống y tế hiện đại ngày càng rộng khắp, dịch vụ y tế ngày 
càng hoàn thiện, hiệu quả trong phòng ngừa bệnh tật ngày càng tăng lên, sức khỏe 
của người dân ngày càng tốt hơn. Trung Quốc đã tổ chức mạng lưới bảo hiểm y 
tế cơ bản phủ khắp thành thị và nông thôn và kết nối ở nhiều tuyến, thực hiện đổi 
mới toàn bộ quy trình sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc, đảm bảo việc cung 
cấp thuốc cũng như trợ giá thuốc cho trẻ em và cho những người mắc bệnh nan y 
được duy trì ổn định. Tổng số cơ sở y tế của Trung Quốc năm 1978 là 169.732 cơ 
sở, đến cuối năm 2019 đã tăng lên 1.007.545 cơ sở. Cùng với sự hoàn thiện của 
hệ thống y tế, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng lên, từ 67,8 tuổi năm 1981 
lên 77,3 tuổi năm 2019 và mức độ sức khỏe tốt hơn mức trung bình của các nước 
có thu nhập trung bình và cao [123]. 
Thứ năm, vấn đề việc làm từng bước được giải quyết. Số lượng việc làm 
tăng lên, cơ cấu việc làm liên tục được tối ưu hóa, chất lượng việc làm của người 
lao động không ngừng nâng lên, mức tiền lương của người lao động từng bước 
được nâng lên. Trung Quốc đưa ra các chính sách việc làm ngày càng hoàn thiện, 
có chiến lược ưu tiên giải quyết việc làm; chế độ việc làm từ chỗ Nhà nước bao 
cấp, phân phối chuyển sang thị trường hóa. Kết quả là dân số có việc làm tăng từ 
401,52 triệu người năm 1978 lên 774,71 triệu người năm 2019 [52], và quy mô 
việc làm tiếp tục được mở rộng. 
3.1.4. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện văn hóa 
 Văn hóa, bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là toàn bộ những 
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động 
thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong 
từng thời kỳ lịch sử nhất định. Nói đến văn hóa là nói đến khía cạnh ý thức hệ của 
 89 
văn hóa, tính giai cấp của văn hóa. Nền văn hóa của Trung Quốc được xây dựng 
dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác và nền văn hóa truyền thống của 
Trung Quốc. Những thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện 
văn hóa thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau: 
Thứ nhất, đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng đồng thời 
duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Trung Quốc. Niềm tin đối với chủ 
nghĩa Mác, niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là 
cốt lõi, linh hồn của toàn bộ nền tảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là “rường cột” 
nâng đỡ sự vững chắc của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, không thể lung lay dù. 
Trong lĩnh vực bảo vệ nền tảng tư tưởng, Đảng Cộng sản Trung Quốc coi bảo vệ 
nền tảng tư tưởng là một trọng tâm công tác của Đảng, do đó, những vấn đề nổi 
cộm, những tình huống bất lợi trong lĩnh vực tư tưởng đã nhanh chóng được đẩy 
lùi, giành được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân 
dân; củng cố quan điểm chỉ đạo của chủ nghĩa Mác và củng cố lý tưởng, niềm tin 
của toàn đảng và toàn xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan 
tuyên giáo các cấp, nâng cao đáng kể tính chủ động và hiệu quả công tác tư tưởng 
của cơ quan tuyên giáo các cấp, tạo cơ sở cho công tác tư tưởng của Đảng trong 
thời kỳ mới. Bên cạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng với cốt lõi là những nguyên lý của 
chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt chú trọng tiếp thu tinh hoa 
của nghìn năm văn hiến Trung Quốc, phát huy những nét đặc sắc của văn hóa 
truyền thống, kết hợp tinh hoa trong văn hóa truyền thống với lập trường, quan 
điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác để chỉ đạo thực tiễn và thúc đẩy phát triển. 
Thứ hai, hình thành nên môi trường văn hóa tự do. Con người không tách 
rời văn hóa, văn hóa là hạt nhân của đời sống con người. Môi trường văn hóa tự 
do là tiền đề của sự phát triển văn hóa, không có một môi trường văn hóa như vậy 
thì sẽ không có sự phát triển của văn hóa, sẽ không có đời sống văn hóa tốt hơn 
cho mọi người. Ngay từ khi bắt đầu cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc 
đã xác định kết hợp chủ nghĩa Mác với sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung 
Quốc, tìm tòi con đường cho sự phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc 
 90 
sắc Trung Quốc. Tại Hội nghị Đại biểu văn hóa toàn quốc lần thứ IV, Đặng Tiểu 
Bình nhấn mạnh chủ trương “trăm hoa đua nở”, xác định phát triển một cách tự 
do các hình thức và phong cách khác nhau trong sáng tạo nghệ thuật; trong lý luận 
nghệ thuật cho phép các trường phái và quan điểm khác nhau trong nghệ thuật tự 
do thảo luận. Trong một môi trường văn hóa tự do lành mạnh như vậy, người dân 
Trung Quốc có được điều kiện để phát triển toàn diện cá tính và năng lực của bản 
thân. 
Thứ ba, nền văn hóa đa dạng dần hình thành. Sự theo đuổi của con người 
đối với tự do là rất đa dạng, ý thức về tự do và theo đuổi tự do khác nhau dẫn đến 
hình thái văn hoá nhất định hình thành trong kết cấu tâm lý của con người, đồng 
thời trở thành phương thức tư duy, xu hướng giá trị, sở thích, cá tính không giống 
nhau ở mỗi người, từ đó hình thành nên sở thích và mục đích theo đuổi khác nhau. 
Kể từ khi cải cách mở cửa, khi phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc 
Trung Quốc, Trung Quốc luôn kiên trì thống nhất giữa phát triển dòng chính là 
nền văn hóa Trung Quốc và đề xướng tính đa dạng. Trung Quốc xây dựng một 
nền văn hóa độc lập, tự chủ, bình đẳng làm cơ sở, từ đó thúc đẩy đoàn kết dân tộc, 
tôn trọng nhân cách trong giao lưu văn hóa, tạo nên hình thức biểu hiện của một 
nền văn hóa với phong cách khác biệt, thỏa mãn nhu cầu của nhiều người khác 
nhau, hình thành nên một môi trường văn hóa “trăm hoa đua nở”, thỏa mãn cao 
nhất nhu cầu văn hóa đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. 
Thứ tư, lĩnh vực văn hóa có nhiều đổi mới. Văn hóa vừa là sự phản ánh đặc 
trưng của thời đại và nguyện vọng của nhân dân, vừa là động lực nội tại thúc đẩy 
con người theo đuổi sự phát triển toàn diện. Từ khi cải cách mở cửa, Trung Quốc 
luôn thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực văn hóa, luôn hấp thu, tiếp nhận những tinh 
hoa văn hóa khác nhau từ nền văn hóa truyền thống, từ các nền văn hóa ưu tú trên 
thế giới và từ thực tiễn của từng thời kỳ, làm tăng cường sức sống của văn hóa, 
tiếp tục nâng cao tố chất của công dân và trình độ văn minh của xã hội dựa trên 
nền văn hóa tiên tiến. Tất cả những điều này đều làm cho quyền lợi văn hóa cơ 
 91 
bản của nhân dân được bảo đảm, đời sống văn hóa xã hội càng phong phú, nhiều 
màu sắc, con đường phát triển toàn diện của người dân càng rộng mở. 
Thứ năm, dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển. Mạng lưới dịch vụ văn hóa 
ngày càng hoàn thiện, mạng lưới dịch vụ văn hóa công cộng ở thành thị và nông 
thôn bước đầu được hình thành, toàn bộ các điểm văn hóa công cộng mở cửa miễn 
phí cho người dân sử dụng. Năm 1978, cả nước Trung Quốc chỉ có 1.218 thư viện 
công cộng, đến năm 2019 số lượng thư viện công cộng tăng lên 3.189, tăng khoảng 
1,6 lần so với năm 1978 [122]. Bên cạnh đó, quy mô của ngành công nghiệp văn 
hóa ngày càng mở rộng. Năm 2018, ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc 
đạt giá trị gia tăng 4117,1 tỷ nhân dân tệ, tăng 11 lần so với năm 2004 và giá trị 
gia tăng của ngành công nghiệp văn hóa tăng từ 2,13% GDP năm 2004 lên 4,48% 
năm 2019 [122], trở thành ngành công nghiệp trụ cột quan trọng cho sự phát triển 
của nền kinh tế quốc dân. Sự mở rộng của quy mô ngành công nghiệp văn hóa có 
ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Một 
môi trường văn hóa tốt có thể nuôi dưỡng tâm hồn con người, nuôi dưỡng trái tim 
con người và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của con người. 
Việc xây dựng văn hóa của Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu thực tế của 
nhân dân, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần của nhân dân từ nhiều phương 
diện, nhiều tầng nấc, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, 
nâng cao trình độ văn hóa tinh thần của toàn thể nhân dân Trung Quốc nhằm thúc 
đẩy sự phát triển toàn diện của con người. 
3.1.5. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện 
môi trường 
Khái niệm “văn minh sinh thái” lần đầu tiên được đưa vào Báo cáo tại Đại 
hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nói đến mục tiêu xây dựng xã hội khá 
giả toàn diện. Xây dựng nền văn minh sinh thái thực chất là thực hiện phát triển 
bền vững, phát triển xanh, không để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ mai sau. 
Xây dựng nền văn minh sinh thái là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây 
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, liên quan đến hạnh phúc của nhân dân 
 92 
và tương lai của đất nước Trung Quốc, liên quan đến hai “mục tiêu một trăm năm” 
và thực hiện giấc mơ Trung Hoa về sự phục hưng của đất nước Trung Hoa. Hơn 
40 năm kể từ khi cải cách mở cửa, công cuộc xây dựng nền văn minh sinh thái của 
Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cảm giác hạnh phúc và 
cảm giác an toàn về môi trường sinh thái của người dân ngày một

File đính kèm:

  • pdfluan_an_van_de_phat_trien_con_nguoi_toan_dien_trong_qua_trin.pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdfTrang thông tin về những đóng góp mới (tiếng Anh).pdf
  • pdfTrang thông tin về những đóng góp mới (tiếng Việt).pdf