Luận án Xây dựng hệ điều khiển phụ tải nhiệt phục vụ vận hành tối ưu nhà máy nhiệt điện đốt than áp suất cận tới hạn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng hệ điều khiển phụ tải nhiệt phục vụ vận hành tối ưu nhà máy nhiệt điện đốt than áp suất cận tới hạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng hệ điều khiển phụ tải nhiệt phục vụ vận hành tối ưu nhà máy nhiệt điện đốt than áp suất cận tới hạn
[50] kết quả đạt được , ,P i dk (xem tại phụ lục phụ lục I). 52 2.5.2.2. Hệ điều khiển công suất phát phía tuabin - máy phát Nhà máy nhiệt điện thường làm việc ở chế độ phát công suất theo lượng đặt, giả thiết tần số lưới ổn định, mạch vòng điều khiển hơi tái nhiệt ổn định. Nhiệm vụ tổng hợp bộ điều khiển công suất phía tuabin - máy phát ba phần sau: Tổng hợp bộ điều khiển công suất GCN Tổng hợp bộ điều khiển Feedforward công suất đặt GFN Tổng hợp bộ điều khiển Feedforward phi tuyến tĩnh g(∆P) để bù tác động xen kênh của áp suất. Tổng hợp bộ điều khiển công suất GCN Đối tượng của bộ điều khiển công suất GCN là tổ hợp tuabin - máy phát, động học của nó đã được trình bày trong chuyên đề 1 với chế độ vận hành phát theo công suất đặt, bộ điều khiển công suất là PI được lấy theo số liệu [4]. Hàm truyền đối tượng tuabin - máy phát được nhận dạng từ [4] như sau: (s) (s) 1719.48(1 2.35 )( ) s*(7,85 1)*(150,53 1)TF t N seG s s s Các tham số của hàm truyền được nhận dạng dựa vào dữ liệu vận hành của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và sử dụng công cụ nhận dạng Identification Toolbox của Matlab&Simulink (chi tiết được trình bày trong phụ lục I). Tham số bộ điều khiển GCN được thiết kế dựa trên công cụ PID tuner trên matlab, ta có được tham số như sau: kp= 0.0928917799877752; ki= 0.00530545260247294 a) Tổng hợp bộ điều khiển Feedforward công suất đặt GFN Để công suất phát bám công suất đặt, điều khiển feedforward được tính theo [11][48] ta có: 1 ( ) FN pTF G G s . Trong đó GpTF(s) là hàm truyền đối tượng tuabin- máy phát. Ta chọn GFN là bộ điều khiển Feedforward tĩnh như sau: N FN FN TF kG k k Trong đó: - kN là hệ số tỷ lệ, kN =0.8; - kTF là hệ số khuếch đại của hệ tuabin-máy phát, kTF =1719.48; b) Tổng hợp bộ điều khiển Feedforward phi tuyến tĩnh g(∆P) bù tác động xen kênh của áp suất Khâu bù áp suất có đặc tính trên hình 2.28, ta cần xác định ba tham số: δ vùng chết, ∆uPmax giới hạn điện áp cực đại và kbp hệ số khuếch đại. Để tổng hợp khâu g(∆P), ta sử dụng số liệu thực tế vận hành tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng [4], kết hợp với chỉnh định qua mô phỏng. 53 P pu maxpu minpu p p Hình 2.28 Đường đặc tính của g(∆P) Từ đường đặc tính trên, ta cần xác định các tham số: δ là vùng chết được lấy bằng 0.03% áp suất đặt (tức khi sai lệch áp suất lớn hơn 0.03% thì khâu g(∆P) mới tác động). maxPu là tín hiệu điều khiển bù áp suất lớn nhất, có giá trị là 10% của tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển công suất (|∆ܷ௫| ≤ 10%ݑே), ứng với áp suất khi tăng công suất từ 70% đến 100%. kbp là hệ số khuếch đại được tính theo công thức: maxpbp uk p Để thiết kế tham số này cần phải khảo sát và chỉnh định đến khi đáp ứng đưa ra đạt được như mong muốn thì dừng lại. Việc này trong [12] mới chỉ đề xuất phương pháp còn chưa chỉ rõ được giá trị như thế nào là phù hợp, do đó tác giả đã nghiên cứu, tiến hành khảo sát, chỉnh định và kết quả thu được như trong ba trường hợp trong hình 2.29 dưới đây tương ứng với đáp ứng của độ mở van tuabin và đáp ứng công suất ứng với ba trường hợp đó là: kbp1 = 0.5 , kbp2 = 2, kbp3 = 2.9. Trong đó, thông số kbp3=2,9 cho đáp ứng tốt nhất. a) 54 b) Hình 2.29 Đáp ứng công suất khi chỉnh định kbp (a) và độ mở van tuabin (b) Cụ thể: Đường số 1 (hình 2.29a) sử dụng g(∆P) có vùng chết ±δ bằng 2% áp suất đặt và có hệ số khuếch đại bù kbp1 = 0.5. Ta thấy đáp ứng công suất bị quá điều chỉnh lớn. Thời điểm có độ quá điều chỉnh lớn nhất là 3,6%, tương đương 11MW và độ mở van tuabin bị dao động mạnh (đường 1, hình 2.29b). Đường số 2 (hình 2.29a) sử dụng g(∆P) có vùng chết ±δ bằng 2% áp suất đặt và có hệ số khuếch đại bù kbp2 = 2. Ta thấy đáp ứng công suất nhanh hơn đường số 1 nhưng vẫn bị có độ quá điều chỉnh lớn là 2,3%, tương ứng 7MW và độ mở van tuabin vẫn bị dao động lớn (đường 2, hình 2.29b). Đường số 3 (hình 2.29a) sử dụng g(∆P) có vùng chết ±δ bằng 2% áp suất đặt và có hệ số khuếch đại bù kbp3= 2.9. Ta thấy đáp ứng công suất đã bám tốt, độ quá điều chỉnh nhỏ, chỉ khoảng 0,2% tương ứng với 0,6MW, có thể coi như không có quá điều chỉnh và van tuabin cũng không bị dao động. Mô phỏng và đánh giá cấu trúc điều khiển phối hợp mới với các cấu trúc 2.5.3 khác và với hai cấu trúc điều khiển đơn biến của hệ phụ tai nhiệt Mục tiêu: Mô phỏng để thấy được đáp ứng tại thời điểm làm việc ổn định và chịu tác động ảnh hưởng của nhiễu lên hệ thống. Qua đó đánh giá chất lượng điều khiển, chỉ tiêu vận hành tối ưu của chế độ điều khiển phối hợp mới mà luận án đã xây dựng so với hai cấu trúc điều khiển đơn biến còn lại của hệ phụ tải nhiệt là cấu trúc điều khiển theo lò hơi và cấu trúc điều khiển theo tuabin. Điều này đã được tác giả trình bày chi tiết trong công bố số 2 trong danh mục các công trình công bố của luận án này. Ngoài ra, trong phần này tác giả cũng tiến hành mô phỏng đánh giá cấu trúc điều khiển phối hợp mới được đề xuất với hai cấu trúc điều khiển phối hợp: Cấu trúc điều khiển phối hợp của nhà máy và cấu trúc điều khiển phối hợp của Flynn [12]. 55 2.5.3.1. Thông số mô phỏng Các thông số mô phỏng được lấy tại thời điểm làm việc ổn định (tải từ 230MW đến 300MW) của một tổ máy có công suất 300MW của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Thể tích buồng lửa: 8485 m3 Nhiệt độ khói thoát từ buồng lửa: 1047 ºC Tốc độ quạt khói: 620 RPM Tổng lưu lượng gió cấp vào lò hơi: 295.486 Kg/s Nhiệt dung riêng của gió: 1005 J/Kg.K Lưu lượng than cấp: 28.3 Kg/s Nhiệt dung riêng của nhiên liệu: 1260 J/Kg.K Tỷ lệ khói/gió: 1.1 Tỷ lệ khối lượng nhiên liệu vào và xỉ ra: 0.2 Nhiệt độ than và gió cấp 1: 228 ºC Nhiệt độ gió cấp 2: 341 ºC Nhiệt dung riêng của nước: 4200 J/Kg.K Tốc độ bơm cấp nước: 4842 RPM Nhiệt dung riêng hơi bão hòa: 1840 J/Kg.K Lưu lượng hơi chính: 191 Kg/s Áp suất hơi bão hòa: 14.2 MPa Nhiệt độ hơi bão hòa: 340 ºC Nhiệt độ hơi chính: 541 ºC Lưu lượng nước cấp: 176 Kg/s Nhiệt độ nước cấp: 280 ºC Lưu lượng nước giảm ôn: 18 Kg/s Độ mở van phun nước giảm ôn: 29.42% Nhiệt độ nước giảm ôn: 25 ºC Độ mở van: 75% 2.5.3.2. Kịch bản mô phỏng Công suất đặt tăng từ 230 đến 300MW (ứng với 70% đến 100%) duy trì ổn định tại 100%, sau đó giảm về 70%. Tốc độ tăng và giảm lượng công suất đặt ±3MW/phút. Áp suất hơi được xác định từ đặc tính áp suất trượt (theo công suất đặt): 14.216.72MPa (ứng với 70% 80% Pmax [4]) Lưu lượng nhiên liệu theo thiết kế loại than cấp cho lò là WfN= 36,5 kg/s với nhiệt trị 21134 kJ/kg tương ứng 100% công suất vận hành. Khi vận hành cho tác động của nhiễu thay đổi nhiệt trị của than trong khoảng từ 20077 kJ/kg đến 23247 56 kJ/kg (ứng với 95110% WfN).Thông số thay đổi của nhiệt trị của than được cập nhật qua hàm g(N,f). Mô phỏng và đánh giá cấu trúc điều khiển phối hợp mới với các cấu trúc điều khiển phối hợp của nhà máy và của Flynn. Các đáp ứng mô phỏng 2.5.4 2.5.4.3. Đáp ứng bốn mạch vòng điều khiển lò hơi Đáp ứng của mạch vòng điều khiển mức, mạch vòng điều khiển nồng độ oxy dư, mạch vòng áp suất buồng đốt, mạch vòng nhiệt độ hơi quá nhiệt ứng với ba cấu trúc điều khiển của nhà máy và cấu trúc mới được đề xuất bởi những nghiên cứu của luận án này và cấu trúc của Flyn [12] trên hình 2.30. Hình 2.30 Đáp ứng của bốn mạch vòng điều khiển lò hơi với ba cấu trúc điều khiển phối hợp Nhận xét: Bốn mạch vòng đều ổn định và có đáp ứng đúng theo yêu cầu điều chỉnh cho các mạch vòng ở chế độ vận hành điều khiển phối hợp (Coordinated Control) của nhà máy, của cấu trúc mới đề xuất và của Flynn. Tuy nhiên, cấu trúc mới có mạch vòng điều chỉnh mức nước bao hơi tốt hơn, biên độ dao động nhỏ hơn (0,085m) so với của nhà máy (0,12m) và của Flyn (0,17m). 2.5.4.4. Đáp ứng công suất - áp suất hơi ứng với ba cấu trúc điều khiển phối hợp Trên hình 2.34 là đáp ứng mô phỏng ở tốc độ tăng tải 6MW/phút, trong đó hình 2.34a là đáp ứng công suất, hình 2.34b là đáp ứng áp suất với công suất đặt yêu cầu (N*) thay đổi từ 230300MW, tương ứng từ 76%100% công suất, P* là áp suất đặt yêu cầu. 57 Hình 2.31 Đáp ứng công suất, áp suất hơi ứng với ba cấu trúc điều khiển phối hợp Kết quả được đánh giá theo các chỉ tiêu thời gian quá độ (Tqd), độ quá điều chỉnh ( % ), sai lệch công suất, sai lệch áp suất cực đại (emax (%)) trong thời gian tăng tải, giảm tải và sai lệch tĩnh. Bảng đánh giá chất lượng đối với đặc tính công suất của ba cấu trúc điều khiển phối hợp: Cấu trúc điều khiển phối hợp mới, cấu trúc điều khiển phối hợp của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, cấu trúc điều khiển phối hợp của Flynn trong bảng 2.4 như sau: Bảng 2.1 Bảng đánh giá chất lượng của đáp ứng công suất Chế độ điều khiển phối hợp qd T (s) maxe (%) Tăng tải Giảm tải Tăng tải Giảm tải Phối hợp mới 715 891 7.85 4.67 Nhà máy 763 945 7.95 5.01 Flyn 1080 940 0 0 Bảng đánh giá chất lượng đối với đặc tính áp suất của ba cấu trúc mang ra so sánh trên hình 2.34 trong bảng bảng 2.5 như sau: Bảng 2.2 Bảng đánh giá chất lượng của đáp ứng áp suất Chế độ điều khiển phối hợp qd T (s) maxe (%) Tăng tải Giảm tải Tăng tải Giảm tải Phối hợp mới 810 1900 0.3 0.216 Factory 881 1940 0.41 0.18 Flyn 858 978 0.06 0.119 58 Nhân xét: - Đáp ứng công suất theo cấu trúc điều khiển phối hợp mới có thời gian xác lập nhanh hơn (800s tính từ khi bắt đầu có tín hiệu tăng tải), không có độ quá điều chỉnh và không bị dao động. Đáp ứng công suất theo cấu trúc điều khiển phối hợp mới có thời gian xác lập châm hơn (1260s tính từ khi bắt đầu có tín hiệu tăng tải), có độ quá điều chỉnh (2,5MW ~ 3,57%), và có dao động nhẹ (0,3MW). Đáp ứng công suất theo cấu trúc điều khiển của Flyn có thời gian xác lập châm nhất (1350s tính từ khi bắt đầu có tín hiệu tăng tải), không có độ quá điều chỉnh và không dao động. - Đáp ứng áp suất theo cấu trúc điều khiển phối hợp mới rất tốt, bám với công suất đặt. Đáp ứng áp suất theo cấu trúc điều khiển của nhà máy thì có độ quá điều chỉnh (0,08MPa ~ 3,17%), thời gian xác lập chậm hơn (1600s từ khi có tín hiệu tăng tải). Đáp ứng áp suất theo cấu trúc điều khiển của Flyn bám không tốt bằng hai cấu trúc trên, không có độ quá điều chỉnh và không dao động, xác lập nhanh. 2.5.4.5. Sai lệch công suất và áp suất của ba cấu trúc điều khiển phối hợp Hình 2.32 Sai lệch công suất và áp suất của ba cấu trúc điều khiển phối hợp Nhận xét: Trong giai đoạn tăng tốc, sai lệch công suất trong cấu trúc điều khiển của Flyn có sai lệch lớn nhất là 37 MW, sai lệch công suất trong cấu trúc điều khiển của nhà máy là 25.2 MW, sai lệch trong cấu trúc điều khiển phối hợp mới là 23.6 MW. Trong giai đoạn giảm tốc thì sai lệch công suất theo cấu trúc của Flyn có sai lệch khoảng 12.8 MW, còn sai lệch công suất của 2 cấu trúc điều khiển còn lại tương tự nhau là khoảng 15 MW. Trong giai đoạn tăng tốc sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển của Flyn là 0.22 MPa, sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển của nhà máy trong khoảng (-0,09 ÷ 0,092) MPa, sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển phối hợp mới trong khoảng (-0,01 ÷ 0,087) MPa. Trong giai đoạn giảm tốc, sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển của Flyn là 0,6 MPa, sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển của nhà máy trong khoảng (-0.112 ÷ 0.157) MPa, sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển phối hợp mới là -0.0368 MPa. 59 2.5.4.6. Đáp ứng của hệ khi thay đổi nhiệt trị của than Để thấy rõ ảnh hưởng của thay đổi nhiệt trị than tới công suất, áp suất và các mạch vòng trong của lò hơi, ta thay đổi nhiệt trị than khi vận hành ổn định để đánh giá các chỉ tiêu đáp ứng công suất. Khi mô phỏng nhiệt trị than thay đổi: Đối với các cấu trúc điều khiển phối hợp của nhà máy và Flynn sẽ tác động vào mô hình; Đối với cấu trúc điều khiển phối hợp mới ta sẽ tác động vào cả mô hình và hàm g(N*,f). Hình 2.33a là đường nhiệt trị than, hình 2.33b là đáp ứng của công suất và áp suất tương ứng với ba chế độ điều khiển phối hợp: đường 1 là đáp ứng công suất (áp suất) của cấu trúc phối hợp Flynn, đường 2 là đáp ứng công suất (áp suất) của cấu trúc phối hợp nhà máy, đường 3 là đáp ứng công suất (áp suất) của cấu trúc phối hợp mới do luận án thiết kế. (a) (b) Hình 2.33 Đáp ứng của các mạch vòng khi thay đổi nhiệt trị than Nhận xét: Có thể thấy như trên hình vẽ, đáp ứng công suất và áp suất theo cấu trúc của Flyn (1) không có dao động. Đáp ứng công suất và áp suất theo cấu trúc điều khiển của nhà máy (2) có sự dao động nhẹ. Trong cấu trúc điều khiển phối hợp mới (3), thì đáp ứng công suất và áp suất gần như không bị ảnh hưởng khi có nhiễu nhiệt trị than thay đổi. Sai lệch công suất và áp suất ở ba cấu trúc điều khiển phối hợp khi so sánh: 60 Hình 2.34 Sai lệch công suất và áp suất của ba cấu trúc điều khiển phối hợp Nhận xét: Khi thay đổi nhiệt trị than, sai lệch công suất và áp suất theo cấu trúc của Flyn (1) hầu như không có thay đổi khi có tác động của nhiễu than. Sai lệch công suất và áp suất theo cấu trúc điều khiển của nhà máy (2) có sự dao động. Cụ thể, thời điểm bắt đầu có sự thay đổi nhiệt trị là 4000s, sai lệch áp suất theo cấu trúc điều khiển của nhà máy dao động trong dải [-0,04 0,03] và sai lệch công suất cũng dao động trong dải [-0,5 0,5]. Sai lệch công suất và áp suất theo cấu trúc điều khiển phối hợp mới (3) hầu như không có thay đổi khi thay đổi nhiệt trị. Từ những nhận xét trên cho thấy chế độ điều khiển phối hợp mới được đề xuất trong nghiên cứu này hoạt động ổn định và đã cải thiện được thời gian điều chỉnh, bám lượng đặt nhanh hơn, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn, chất lượng điều chỉnh được cải thiện tốt hơn so với cấu trúc hiện có của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và Flyn. Đánh giá ba cấu trúc điều khiển theo chỉ tiêu vận hành tối ưu 2.5.5 Trong nhà máy nhiệt điện chạy than, có rất nhiều tiêu chí đánh giá tối ưu cho quá trình vận hành của nhà máy [19-28][53][54][58][59]. Trong đó, người ta thường sử dụng bốn chỉ tiêu đánh giá [20] cho vận hành tối ưu gồm: Chỉ tiêu thứ nhất: Hệ vận hành an toàn, ổn định, đảm bảo số lần sự cố xảy ra ít nhất sao cho sản lượng MWh lớn nhất với chi phí vận hành là thấp nhất. Chỉ tiêu thứ hai: Hệ đảm bảo an toàn môi trường, việc phát thải ra môi trường các chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép với chi phí thấp nhất. Chỉ tiêu thứ ba: Hệ bám công suất đặt tốt nhất trong thời gian tăng tải, giảm tải và làm việc ổn định khi có nhiễu tác động, gọi là JN. Chỉ tiêu thứ tư: Hệ có chi phí nhiên liệu là thấp nhất, gọi là Jf. Trong nội dung nghiên cứu về điều khiển phụ tải nhiệt nên ta quan tâm nghiên cứu đánh giá theo hai chỉ tiêu JN và Jf. Ở phần này, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu vận hành tối ưu JN và Jf để khảo sát, đánh giá, so sánh cho ba cấu trúc điều khiển phối hợp: Cấu trúc phối hợp của nhà 61 máy nhiệt điện Hải Phòng và của Flyn với cấu trúc điều khiển phối hợp mới do tác giả đề xuất bằng việc lấy kết quả của hệ điều khiển phụ tải nhiệt của ba cấu trúc đó rồi tính theo công thức của JN, Jf. Các chỉ tiêu bám lượng đặt JN và chi phí nhiên liệu Jf được tính [20]: 0 0 0 0 1 . . min ( ) min ( ) t N Nt t f t f t e t J e t dt t t W t dt J N t dt Áp dụng công thức tính JN, Jf cho ba giai đoạn: tăng tải, tải ổn định có nhiệt trị thay đổi và giảm tải. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 2.3. Bảng 2.3 Giá trị các chỉ tiêu JN (%), Jf (Kg (than)/kWh) từ kết quả mô phỏng Chế độ điều khiển phối hợp JN (%) Jf (Kg/kWh) Phối hợp mới 2.4 0.4119 Nhà máy 2.92 0.413 Flyn 3.4 0.51 Nhận xét: Ta thấy, đối với chỉ tiêu bám lượng đặt công suất (JN) ở cấu trúc điều khiển phối hợp mới nhỏ hơn cấu trúc điều khiển phối hợp tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, cấu trúc Flyn là lớn nhất. Đối với chỉ tiêu chi phí nhiên liệu (Jf), ở cấu trúc điều khiển phối hợp mới cũng nhỏ hơn cấu trúc điều khiển phối hợp tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và Flyn. Điều này chứng minh được rằng cấu trúc điều khiển phối hợp mới bám lượng đặt tốt hơn và tiêu tốn ít nhiên liệu hơn so với cấu trúc phối hợp của nhà máy và Flyn. 2.6 Ứng dụng giải thuật di truyền để tối ưu hóa tham số bộ điều khiển hệ phụ tải nhiệt Các chỉ tiêu vận hành tối ưu đối với nhà máy nhiệt điện đốt than 2.6.1 Trong nội dung trên, tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu vận hành tối ưu đối với nhà máy nhiệt điện đốt than và áp dụng để xác định mức tiêu thụ nhiên liệu và thời gian bám lượng đặt cho hai bộ điều khiển công suất và áp suất của các cấu trúc điều khiển trong hệ phụ tải nhiệt. Trong nội dung của chương này, tác giả tiếp tục sử dụng các tiêu chuẩn tối ưu đó để tìm lời giải cho bài toán tiến đến giá trị nhỏ nhất thông qua việc điều chỉnh các tham số của bộ điều công suất GCN và bộ điều khiển 62 áp suất GCP trong cấu trúc điều khiển phối hợp lò hơi và tuabin - máy phát bằng giải thuật di truyền. Trong nội dung của luận án, sẽ quan tâm tới hai chỉ tiêu: JN và Jf [20]. Có rất nhiều các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu trong sản xuất mỗi MW điện, bám lượng đặt nhanh nhất [52][56][58] và nhiều chỉ tiêu khác: [53] quan tâm đến vấn đề giảm thiểu sự ảnh hưởng của việc điều chỉnh van tuabin và tốc độ cháy tới công suất máy phát; [54][55] nghiên cứu tất cả các chỉ tiêu liên quan đến từng tham số nhỏ trong quá trình vận hành cuả nhà máy nhiệt điện: lưu lượng than, lưu lượng khói, quạt ID, quạt FD, lưu lượng phun giảm ôn của quá trình quá nhiệt giảm ôn,...; Trong khi [21] lại đưa ra chỉ tiêu về thời gian tác động nhanh nhất cho các tham số điều khiển van nhiên liệu, van hơi, van nước cấp. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận án này sẽ giới hạn ảnh hưởng của các tham số trong bộ điều khiển hệ phụ tải nhiệt bằng giải pháp chỉnh định tham số bộ điều khiển theo tiêu chuẩn tối ưu vận hành bám nhanh lượng đặt và tiết kiệm nhiên liệu [20]. Các chỉ tiêu này được tính như sau: Đối với chi tiêu điều khiển bám công suất, ta áp dụng tiêu chuẩn tích phân trị tuyệt đối sai lệch công suất là cực tiểu: 0 % 0 1 min t N Nt J e dt t t (3.1) Đối với chỉ tiêu về chi phí nhiên liệu cực tiểu min (kg than/kWh), được tính: 0 0 ( ) min ( ) t f t f t e t W t dt J N t dt (3.2) Dùng giải thuật di truyền để tìm tham số tối ưu của bộ điều khiển 2.6.2 theo tiêu chuẩn JN và Jf Trong nội dung này, tác giả ứng dụng giải thuật di truyền để tìm các tham số tối ưu hai bộ điều khiển PI, PID của bộ điều khiển công suất và bộ điều khiển áp suất trong mô hình điều khiển phối hợp mới theo hai chỉ tiêu vận hành đã đề ra. Trong đó giả thiết bốn bộ điều khiển lò hơi đã được đảm bảo chất lượng đáp ứng theo tiêu chuẩn vận hành của nhà máy nhiệt điện đốt than. Việc sử dụng giải thuật di truyền (GA) để tìm tham số tối ưu cho các bộ điều khiển của hệ phụ tải nhiệt không phải là một nghiên cứu mới mà đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu trước đó [26][56-59]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có mục tiêu tìm kiếm khác so với mục tiêu mà luận án này đưa ra như là: [26] dùng giải thuật GA để tối ưu các tham số bộ điều khiển PID trong hệ điều khiển phụ tải nhiệt 63 theo các kênh: độ mở van tuabin – công suất tải, nước cấp – mức nước bao hơi. Hàm mục tiêu trong [26] là các hàm trọng lượng tương ứng với các giá trị lưu lượng nước cấp và giá trị sai lệch e(t) của hệ điều khiển. Trong nghiên cứu [57] dùng giải thuật GA để tìm các tham số tối ưu cho sáu vùng tạo nhiệt của bộ điều tốc, tuabin và máy phát; [58] dùng GA để tối ưu hóa tham số của damper nhằm giảm thiểu tác động đỉnh đường cong của đáp ứng tần số khi hệ có hiện tượng cộng hưởng. Hàm mục tiêu J bao gồm các chỉ tiêu tối ưu về sai lệch bình phương của tín hiệu công suất phát đặt và công suất phát thực. Cộng với chỉ tiêu tiết kiệm than đó là tỷ lệ bình phương của lưu lượng nhiên liệu trên công suất phát thực. Các hàm mục tiêu của qu
File đính kèm:
- luan_an_xay_dung_he_dieu_khien_phu_tai_nhiet_phuc_vu_van_han.pdf
- INFORMATION ON NEW CONCLUSIONS OF DOCTORAL DISSERTATION-sửa.pdf
- Thong tin tom tat.pdf
- Tóm tắt luận án.pdf
- Trich yeu luan an.pdf