Luận án Xây dựng mô hình vận hành hợp lý công trình thủy lợi dầu tiếng để phục vụ cấp nước và phòng lũ hạ du sông Sài Gòn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng mô hình vận hành hợp lý công trình thủy lợi dầu tiếng để phục vụ cấp nước và phòng lũ hạ du sông Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng mô hình vận hành hợp lý công trình thủy lợi dầu tiếng để phục vụ cấp nước và phòng lũ hạ du sông Sài Gòn
6: Lưu lượng đến hồ trung bình 30 ngày sau giữa thực đo và dự báo Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình tại một số thời điểm trong mùa lũ cho thấy sự sai khác lớn giữa dữ liệu mô phỏng và thực đo, bởi dữ liệu đưa vào mô hình chưa bao gồm dữ liệu mưa. Do đó, chỉ nên sử dụng phương pháp dự báo nước đến hồ 10 ngày và 30 ngày sau đó cho mùa cạn. 3.1.5. Kiến nghị sử dụng kết quả dự báo dòng chảy về hồ trong mùa cạn Theo quy định tại điều 41 của Quy trình 1895, các đơn vị quản lý hồ chứa phải: Tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng. Cung cấp cho các đơn vị theo quy định thông tin về lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du dự kiến 10 ngày tới trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng. Theo quy định như trên, kết quả dự báo sẽ là một kênh tham khảo cho đơn vị quản lý hồ chứa lập các bản tin dự báo cung cấp cho các đơn vị theo quy trình, là cơ sở để tham khảo phục vụ điều hành cấp nước trong mùa cạn, điều này chưa được thực hiện trước đây. 3.2. NGHIÊN CỨU XẢ NƯỚC ĐẨY MẶN TẠI TRẠM BƠM HÒA PHÚ TRÊN SÔNG SÀI GÒN 3.2.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu xả nước đẩy mặn Mô hình Mike 11 đã được ứng dụng thành công ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai qua nhiều nghiên cứu [5], [6], [23], [38], [39], [47], [53]. Đề tài nghiên cứu luận 0.00 30.00 60.00 90.00 120.00 150.00 180.00 210.00 L ư u l ư ợ n g ( m 3 /s ) Thực đo Mô phỏng 103 án kế thừa sơ đồ mạng sông-kênh từ các dự án đã thực hiện trước đây [5], [6], [47], [53], và cập nhật bổ sung, hiệu chỉnh, kiểm định mô hình cho 3 năm vận hành 2010, 2011 và 2013. Đây là những năm xảy ra tình trạng xâm nhập mặn phức tạp, khô hạn kéo dài và đặc biệt năm 2013 có số liệu đo dòng chảy trên sông Sài Gòn [53]. 3.2.1.1. Phạm vi nghiên cứu và biên vùng tính toán thuỷ lực Phạm vi vùng nghiên cứu bao gồm toàn bộ sông Sài Gòn-Đồng Nai, các sông chính ở hạ lưu (Soài Rạp, Lòng Tàu ..) và các sông rạch thuộc các khu vực lân cận. Để đánh giá chính xác và khách quan các ảnh hưởng của xâm nhập mặn từ biển Đông vào sông Sài Gòn, biên vùng tính toán phải mở rộng đến phạm vi không gian mà tại các thay đổi trong vùng nghiên cứu không ảnh hưởng đến điều kiện biên, ngược lại sự thay đổi của điều kiện biên sẽ có ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, phạm vi không gian đặt biên vùng tính toán được chọn như Hình 3.7. Hình 3.7: Mạng lưới hệ thống hạ lưu sông Đồng Nai-Sài Gòn Với việc chọn phạm vị không gian đặt biên vùng tính toán như trên, biên tính toán đảm bảo được các điều kiện như sau: - Biên giới hạn vùng tính toán thủy lực chọn ra trùng các biên tự nhiên khống chế chế độ thủy văn và thủy lực hệ thống sông rạch tại hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai - Thị Vải -Vàm Cỏ Đông -Vàm Cỏ Tây. Các biên bắt đầu từ các hồ Dầu Tiếng, Phước Hòa, Vũng Tàu Biên mực nước Vị trí kiểm định mực nước Vị trí kiểm định mực nước, độ mặn Vị trí kiểm định lưu lượng ▲ Biên lưu lượng Dầu Tiếng Phước Hòa Trị An Vàm Cỏ Tây Vàm Cỏ Đông Thị Tính Bến Súc Hòa Phú Nhà Bè 104 Trị An và kết thúc các cửa sông đổ ra biển Đông. Ảnh hưởng của sông Mekong lên vùng nghiên cứu được thể hiện thông qua biên lưu lượng đầu sông Vàm Cỏ Tây. - Tại các điểm biên mở (được đặt tại biên vùng tính toán) và biên nhập lưu trên vùng tính toán thủy lực (nằm trong vùng tính toán) đều có các trạm đo các yếu tố KTTV và MT (gồm: 20 trạm đo mưa và 11 trạm KTTV và MT) thuộc mạng lưới trạm KTTV Quốc gia hoạt động trên 10 năm với các chuỗi số liệu thực đo tin cậy. - Tài liệu về địa hình, các hệ thống công trình hạ tầng và mặt cắt sông rạch được cập nhật tương đối đầy đủ. Mặc dù số liệu đầu vào đã được thu thập từ nhiều nguồn, tuy nhiên vùng nghiên cứu có địa hình phức tạp, hệ thống song, kênh dày đặc do đó cơ sở dữ liệu cho mô hình toán vẫn chưa thể thoã mãn tính đầy đủ. 3.2.1.2. Cơ sở dữ liệu mô phỏng hiện trạng Mô hình MIKE 11 cần các số liệu đầu vào như sau: - Dữ liệu về địa hình bao gồm: Địa hình mặt cắt các song, kênh; Địa hình các ô ruộng và cơ sở hạ tầng (cầu, cống, đường ...); - Dữ liệu tại các biên bao gồm: Biên thuỷ văn tại các biên thượng nguồn và các nguồn nhập lưu; biên thuỷ văn hạ lưu; biên khí tượng (mưa, gió, bốc hơi ...); - Dữ liệu để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình: Số liệu mực nước tại các trạm Nhà Bè, Thủ Dầu Một được dùng để hiệu chỉnh và kiểm định mực nước. Số liệu lưu lượng tại cầu Bến Súc trên sông Sài Gòn được dùng để kiểm định lưu lượng. Số liệu mặn tại trạm Nhà Bè, trạm bơm Hòa Phú được dùng để hiệu chỉnh và kiểm định xâm nhập mặn. 3.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình nghiên cứu xả nước đẩy mặn Việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình nhằm mục đích chọn được các thông số mô hình nêu dưới đây nhằm làm cho kết quả tính toán phù hợp với số liệu thực đo đồng thời trên toàn vùng nghiên cứu. Việc hiệu chỉnh này được thực hiện thông qua so sánh kết quả tính toán và số liệu thực đo. Các thông số cần hiệu chỉnh bao gồm: 1. Bước thời gian tính dt; 2. Kích thước và hình dạng các ô ruộng, công trình và mặt cắt sông, kênh; 3. Hiệu chỉnh hệ số nhám Manning; 4. Hệ số khuyếch tán. 105 a. Hiệu chỉnh mực nước tại Thủ Dầu Một và Nhà Bè Hình 3.8: Mực nước mô phỏng và thực đo tại Nhà Bè từ 01/01 đến 30/5/2010 Hình 3.9: Mực nước mô phỏng và thực đo tại Thủ Dầu Một từ 01/01 đến 30/5/2010 Hình 3.10: Mực nước mô phỏng và th̉ực đo tại Thủ Dầu Một từ 01/01 đến 31/5/2011 Hình 3.11: Mực nước mô phỏng và thực đo tại Nhà Bè từ 01/01 đến 31/5/2011 106 b. Hiệu chỉnh, kiểm định độ mặn tại Hoà Phú, Nhà Bè năm 2010 và 2011 Hình 3.12: Độ mặn mô phỏng và thực đo tại Nhà Bè từ 09/2 đến 26/3/2010 Hình 3.13: Độ mặn mô phỏng và thực đo tại Hòa Phú từ 27/3 đến 30/4/2010 Hình 3.14: Độ mặn mô phỏng và thực đo tại Hòa Phú từ 08/02 đến 22/4/2011 Hình 3.15: Độ mặn mô phỏng và thực đo tại Nhà Bè từ 11/02 đến 27/5/2011 107 c. Kiểm định mực nước tại Nhà Bè, lưu lượng tại Bến Súc năm 2013 Hình 3.16: Mực nước mô phỏng và thực đo tại Nhà Bè từ 01/01 đến 21/4/2013 Hình 3.17: Lưu lượng mô phỏng và thực đo tại Bến Súc từ 9/4 đến 16/4/2013 Qua biểu đồ đường quá trình mực nước, lưu lượng, nồng độ mặn mô phỏng và thực đo trong thời kỳ hiệu chỉnh và kiểm định cho thấy: Mực nước tính toán tương đối phù hợp với số liệu thực đo cả về pha, biên độ dao động lẫn giá trị tuyệt đối. Kết quả mô phỏng lưu lượng chưa tốt như mô phỏng mực nước, nhưng vẫn đảm bảo về pha, điều này có thể lý giải bởi tính phức tạp và khó khăn trong quá trình quan trắc lưu lượng dòng chảy. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình xâm nhập mặn khá tốt, xu thế biến đổi nồng độ mặn theo thời gian hầu như phù hợp với số liệu thực đo, độ mặn tính toán có sai khác với độ mặn thực đo nhưng trong mức độ có thể chấp nhận được. Bảng 3.7: Kết quả đánh giá sai số mô hình theo chỉ tiêu NASH SST Trạm Thời gian Nash Thông số Ghi chú 1 Thủ Dầu Một 01/01/2010 - 30/5/2010 0,89 Mực nước Hiệu chỉnh 2 Nhà Bè 01/01/2010 - 30/5/2010 0,86 Mực nước Hiệu chỉnh 3 Thủ Dầu Một 01/01/2011 - 31/5/2011 0,86 Mực nước Kiểm định 4 Nhà Bè 01/01/2011 - 31/5/2011 0,86 Mực nước Kiểm định 9 Nhà Bè 01/01/2013 - 21/4/2013 0,85 Mực Nước Kiểm định 10 Bến Súc 09/04/2013 - 16/04/2013 0,67 Lưu lượng Kiểm định So sánh kết quả độ mặn tính toán và thực đo tại một số vị trí như ở Bảng 3.8. 108 Bảng 3.8: Độ mặn tính toán và thực đo tại một số vị trí Tên trạm Độ mặn tính toán lớn nhất từ (mg/l) Độ mặn thực đo lớn nhất từ (mg/l) Thời gian kiểm tra Nhà Bè 15.000 14.692 09/2/2010 đến 26/3/2010 Hòa Phú 269,5 322 27/3/2010 đến 30/4/2010 Nhà Bè 17.250 16.600 11/02/2011 đến 27/5/2011 Hòa Phú 352 349 08/02/2011 đến 22/4/2011 3.2.3. Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa mực nước triều và độ mặn 3.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tài liệu mực nước trạm Vũng Tàu và trạm Cảng Sài Gòn là hai trạm thủy văn quốc gia cơ bản, có số liệu dự báo thủy triều hàng giờ và phổ biến trong “Bảng thủy triều” do Tổng cục biển và Hải đảo Việt Nam – Trung Tâm hải văn biên soạn. Trong mỗi đợt triều cường, Nhà máy nước Tân Hiệp yêu cầu xả nước đẩy mặn khi độ mặn tại trạm bơm Hòa Phú có dấu hiệu vượt 150 mg/l Cl-. Vì vậy, chọn những mẫu triều tương ứng với độ mặn có giá trị từ 150 mg/l Cl- trong tháng 3 và 4 (thường có diễn biến mặn cao nhất trong năm) các năm 2006, 2007, 2010, 2013, 2015 để nghiên cứu. Từ số liệu tổng hợp, phân tích các mẫu triều-mặn, so sánh thời gian lệch pha giữa đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu với đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn, thời gian lệch pha giữa đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn với đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú, thời gian lệch pha giữa đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu với đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú. 3.2.3.2. Kết quả tổng hợp, phân tích Kết quả tổng hợp, phân tích 163 mẫu Triều-Mặn cho thấy: Thời gian lệch pha trung bình giữa đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu và đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn là 4,07 giờ, làm tròn là 04 giờ, xem Hình 3.18 và Phụ lục 3. Hình 3.18: Thời gian lệch pha trung bình giữa đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu và đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn 2 3 4 5 6 1 7 1 3 1 9 2 5 3 1 3 7 4 3 4 9 5 5 6 1 6 7 7 3 7 9 8 5 9 1 9 7 1 0 3 1 0 9 1 1 5 1 2 1 1 2 7 1 3 3 1 3 9 1 4 5 1 5 1 1 5 7 1 6 3 T h ờ i g ia n ( g iờ ) Số mẫu quan sát 109 Thời gian lệch pha trung bình giữa đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn và đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú là 5,06 giờ, làm tròn là 05 giờ, xem Hình 3.19 và Phụ lục 3. Hình 3.19: Thời gian lệch pha trung bình giữa đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn và đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú Thời gian lệch pha trung bình giữa đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu và đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú là 8,13 giờ, làm tròn là 08 giờ, xem Hình 3.20 và Phụ lục 3. Hình 3.20: Thời gian lệch pha trung bình giữa đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu và đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú Nếu gọi TTrVT và TTrSG là thời điểm dự kiến bắt đầu xuất hiện đỉnh triều lần lượt tại trạm Vũng Tàu và trạm Cảng Sài Gòn, (TTrVT và TTrSG được xác định từ bảng lịch Triều), TMHP là thời điểm dự kiến bắt đầu xuất hiện đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú. Có thể xác định được mối liên hệ về thời gian giữa đỉnh Triều tại trạm Cảng Sài Gòn hoặc trạm Vũng Tàu với thời gian dự kiến bắt đầu xuất hiện đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú trong một kỳ triều cường, mối liên hệ này được diễn đạt qua các công thức kinh nghiệm sau: (3.1) Và (3.2) 2 3 4 5 6 7 8 1 8 1 5 2 2 2 9 3 6 4 3 5 0 5 7 6 4 7 1 7 8 8 5 9 2 9 9 1 0 6 1 1 3 1 2 0 1 2 7 1 3 4 1 4 1 1 4 8 1 5 5 1 6 2 T h ờ i g ia n ( g iờ ) Số mẫu quan sát 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 1 8 1 5 2 2 2 9 3 6 4 3 5 0 5 7 6 4 7 1 7 8 8 5 9 2 9 9 1 0 6 1 1 3 1 2 0 1 2 7 1 3 4 1 4 1 1 4 8 1 5 5 1 6 2 T h ờ i g ia n ( g iờ ) Số mẫu quan sát TMHP ≈ (TTrSG + 5) giờ TMHP ≈ (TTrVT + 8) giờ 110 3.2.4. Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa thời gian xả và độ mặn 3.2.4.1. Phương pháp nghiên cứu Thực nghiệm mô hình theo các cấp xả khác nhau và theo các thời điểm bắt đầu xả khác nhau, phân tích sự thay đổi độ mặn tại trạm bơm Hòa Phú trong từng trường hợp xả nước so với khi chưa xả nước, từ đó rút ra kết luận về thời gian mà nguồn nước xả từ hồ Dầu Tiếng đã tác động lên độ mặn tại trạm Bơm Hòa Phú. Trường hợp 1: Xả theo các cấp lưu lượng từ 20 m3/s đến 70 m3/s, với thời gian bắt đầu xả như nhau (ví dụ bắt đầu xả từ 06 giờ ngày 27/3/2010). Trường hợp 2: Thay đổi thời gian bắt đầu xả, không thay đổi lưu lượng xả, cụ thể chọn xả thử nghiệm với lưu lượng 60 m3/s. 3.2.4.2. Kết quả nghiên cứu Trường hợp 1: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau từ 01 đến 02 giờ xả thì độ mặn tại Hòa Phú đã có sự thay đổi (giảm so với khi chưa xả nhưng rất nhỏ), xem Bảng 3.9. Bảng 3.9: Diễn biến mặn tại Hòa Phú sau khi có xả tràn tại hồ Dầu Tiếng (Cùng thời gian bắt đầu xả, chỉ thay đổi theo các cấp lưu lượng xả) Thời gian Độ mặn(mg/l) Ghi chú Không xả Xả 20 m3/s Xả 30 m3/s Xả 40 m3/s Xả 50 m3/s Xả 60 m3/s Xả 70 m3/s . . .. .. .. .. 3/27/2010 5:00 388,654 388,654 388,654 388,654 388,654 388,654 388,654 3/27/2010 6:00 344,314 344,314 344,314 344,314 344,314 344,314 344,314 Thời gian bắt đầu xả 3/27/2010 7:00 297,646 297,645 297,645 297,645 297,644 297,644 297,644 Thời gian độ mặn bắt đầu thay đổi 3/27/2010 8:00 252,160 252,143 252,134 252,125 252,117 252,108 252,1 . .. . .. . . . .. Trường hợp 2: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ sau từ 01 đến 02 giờ thì nguồn nước từ Dầu Tiếng đã tác động đến độ mặn tại Hòa Phú, xem Bảng 3.10. Bảng 3.10: Diễn biến mặn tại Hòa Phú sau khi có xả tràn tại hồ Dầu Tiếng (Cùng cấp lưu lượng xả, chỉ thay đổi thời gian bắt đầu xả) Thời gian Độ mặn (mg/l) Chưa xả Xả 60 m3/s (lúc 6 giờ 27/3/2010) Xả 60 m3/s (lúc 14 giờ 26/3/2010) Xả 60 m3/s (lúc 8 giờ 26/3/2010) Xả 60 m3/s (lúc 4 giờ 26/3/2010) Xả 60 m3/s (lúc 18 giờ 25/3/2010) Ghi chú .. .. .. . . 3/25/2010 17:00 354,477 354,477 354,477 354,477 354,477 354,477 111 3/25/2010 18:00 361,752 361,752 361,752 361,752 361,752 361,752 Thời điểm bắt đầu xả 3/25/2010 19:00 347,608 347,608 347,608 347,608 347,608 347,607 Thời điểm độ mặn bắt đầu thay đổi 3/25/2010 20:00 322,066 322,066 322,066 322,066 322,066 322,006 . .. .. . . 3/26/2010 3:00 351,865 351,865 351,865 351,865 351,865 330,885 3/26/2010 4:00 319,725 319,725 319,725 319,725 319,725 295,210 Thời điểm bắt đầu xả 3/26/2010 5:00 282,067 282,067 282,067 282,067 282,065 255,055 Thời điểm độ mặn bắt đầu thay đổi 3/26/2010 6:00 243,366 243,366 243,366 243,366 243,305 214,639 3/26/2010 8:00 170,287 170,287 170,287 170,287 169,183 145,132 Thời điểm bắt đầu xả 3/26/2010 9:00 144,280 144,280 144,280 144,280 142,661 123,818 3/26/2010 10:00 129,466 129,466 129,466 129,455 127,269 110,536 Thời điểm độ mặn bắt đầu thay đổi 3/26/2010 11:00 129,946 129,946 129,946 129,811 126,319 109,140 . . .. Kết luận: Chỉ sau từ 01 đến 02 giờ tính từ thời điểm bắt đầu xả, độ mặn tại trạm bơm Hòa Phú đã có sự thay đổi, tuy nhiên độ mặn giảm rất ít so với khi chưa xả. 3.2.5. Nghiên cứu xác định thời điểm xả nước hợp lý tại hồ Dầu Tiếng 3.2.5.1. Phương pháp nghiên cứu Chọn một cấp lưu lượng xả bất kỳ, thay đổi thời điểm bắt đầu xả nước, so sánh kết quả và tính tỷ lệ phần trăm độ mặn giảm so với khi chưa xả, lặp lại cách làm cho đến khi tìm được tỷ lệ phần trăm giảm đỉnh mặn cao nhất (là đỉnh mặn chọn để khảo sát), đồng thời so sánh tỷ lệ phần trăm trung bình giảm mặn của các đỉnh theo mỗi trường hợp xả. Lấy mùa cạn năm 2010 để nghiên cứu, các bước thực nghiệm như sau: Bước 1: Thực nghiệm mô hình với trường hợp hồ Dầu Tiếng không xả nước, kết quả cho thấy: Diễn biến mặn tại trạm bơm Hòa Phú có chiều hướng tăng cao (500 mg/l CL-) so với ngưỡng cho phép của nhà máy nước Tân Hiệp, xem Hình 3.21. Bước 2: Dựa trên bảng lịch triều [45], có thể xác định mực nước triều tại trạm Cảng Sài Gòn đạt đỉnh từ 13 giờ ngày 27/03/2010, từ đó nhận định độ mặn tại trạm bơm Hòa Phú sẽ bắt đầu đạt đỉnh từ 18 giờ ngày 27/03/2010 (13+5=18 : Công thức 3.2). 112 Thực nghiệm mô hình xả nước liên tục trong một ngày với từng cấp lưu lượng (20 đến 70 m3/s), và theo các thời điểm bắt đầu xả khác nhau, tính tỷ lệ phần trăm độ mặn giảm tại các đỉnh, tìm thời điểm xả hợp lý để giảm các đỉnh mặn trong đợt triều cường. 3.2.5.2. Kết quả nghiên cứu Từ kết quả mô phỏng ở bước 1, xác định được diễn biến và thời gian xuất hiện các đỉnh mặn khi chưa xả nước từ hồ Dầu Tiếng. Từ kết quả ở bước 02, chọn một cấp lưu lượng xả bất kỳ để đánh giá (chọn mức xả 60 m3/s và chỉ xả 01 ngày), ứng với mỗi trường hợp khi thay đổi thời điểm bắt đầu xả, tính tỷ lệ phần trăm độ mặn giảm so với khi chưa xả nước, xem Bảng 3.11. Bảng 3.11: Kết quả tỷ lệ % độ mặn giảm tại các đỉnh khi thay đổi thời điểm xả, ứng với trường hợp xả liên tục 60 m3/s Đỉnh mặn Độ mặn đỉnh (mg/l CL-) Thời điểm xuất hiện đỉnh mặn Thời gian xả trước đỉnh mặn thứ 4 (giờ) 24 28 34 38 48 72 96 1 365,21 02 giờ 26/3/2010 0,00 0,00 0,00 0,00 4,53 24,81 23,62 2 379,84 18 giờ 26/3/2010 0,00 0,17 4,07 7,89 17,81 23,32 22,77 3 416,87 04 giờ 27/3/2010 0,00 9,26 15,04 18,83 23,77 21,90 21,55 4 401,48 18 giờ 27/3/2010 5,81 21,31 23,92 24,28 24,05 22,18 21,76 5 463,10 05 giờ 28/3/2010 16,12 22,36 22,16 22,04 21,80 20,36 20,09 6 437,04 19 giờ 28/3/2010 23,55 23,13 22,87 22,72 22,41 20,84 20,50 7 485,00 06 giờ 29/3/2010 21,95 21,47 21,29 21,20 20,96 19,59 19,31 8 469,53 19 giờ 29/3/2010 22,27 21,74 21,55 21,45 21,19 19,77 19,45 9 476,73 07 giờ 30/3/2010 21,84 21,36 21,18 21,08 20,83 19,44 19,11 10 478,36 19 giờ 30/3/2010 21,59 21,13 20,96 20,87 20,62 19,23 18,89 11 464,60 08 giờ 31/3/2010 21,67 21,21 21,05 20,95 20,70 19,29 18,93 12 497,59 20 giờ 31/3/2010 20,68 20,28 20,14 20,05 19,82 18,48 18,12 13 444,22 10 giờ 01/4/2010 21,23 20,81 20,65 20,56 20,31 18,93 18,55 Trung bình 16,39 18,69 19,57 20,16 21,19 20,28 20,04 Bảng 3.11 cho thấy, để giảm đỉnh mặn thứ 4 (ứng với thời điểm 18 giờ ngày 27/3/2010), xả trước 38 giờ cho tỷ lệ giảm mặn là 24,28 %, xả trước 48 giờ cho tỷ lệ giảm mặn là 24,05 %, còn xả trước 72 giờ chỉ cho tỷ lệ giảm mặn là 22,18%. Xét tổng thể, xả trước 48 giờ cho tỷ lệ giảm mặn trung bình của các đỉnh mặn cao nhất là 21,19 %, xả trước 38 giờ cho tỷ lệ giảm mặn trung bình của các đỉnh mặn là 20,16 %, và xả trước 72 giờ chỉ cho tỷ lệ giảm mặn trung bình của các đỉnh mặn là 20,28 %. Nếu gọi TTran là thời điểm dự kiến bắt đầu xả nước qua tràn để đẩy mặn tại trạm bơm Hòa Phú, TMHP là thời điểm dự kiến bắt đầu xuất hiện đỉnh mặn tại trạm bơm 113 Hòa Phú, TTrVT và TTrSG là thời điểm dự kiến bắt đầu xuất hiện đỉnh Triều lần lượt tại trạm Vũng Tàu và trạm Cảng Sài Gòn, thì mối liên hệ giữa TTran, TMHP, TTrVT và TTrSG (thông qua công thức 3.1 và 3.2) được diễn đạt qua các công thức kinh nghiệm sau: Hay Hay Kết luận: Thời điểm bắt đầu xả càng xa hoặc càng gần so thời điểm của đỉnh mặn cần khống chế, thì tỷ lệ giảm mặn càng thấp. Xả trước 48 giờ so với thời điểm dự kiến mặn bắt đầu đạt đỉnh tại trạm bơm Hòa Phú sẽ mang lại hiệu quả nhất. 3.2.6. Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa thời gian và lưu lượng xả 3.2.6.1. Phương pháp nghiên cứu Thực tế khi xảy ra tình hình khô hạn cũng là thời điểm gia tăng nhu cầu sử dụng nước, việc cấp nước không chỉ dựa vào nhu cầu thực tế của từng đối tượng mà còn phụ thuộc lượng nước còn trong hồ chứa, mỗi đối tượng được sử dụng một lượng nhất định dựa trên việc tính toán hợp lý và thứ tự ưu tiên cho từng đối tượng. Với nhiệm vụ xả nước đẩy mặn, phải tìm cách phân bổ lưu lượng xả như thế nào với cùng một tổng lượng nước được phép xả để giảm mặn hiệu quả. Để có lời giải hợp lý, giả sử rằng chỉ được dùng 10,368 triệu m3 cho mỗi đợt xả (bằng ½ mức xả so với thực tế), cần xác định phương án xả hợp lý để giảm mặn hiệu quả. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Lập các phương án xả nước, xem Bảng 3.12. Bảng 3.12: Các phương án xả trước 48 giờ Các phương án xả Thời gian bắt đầu xả Thời gian kết thúc xả Tổ
File đính kèm:
- luan_an_xay_dung_mo_hinh_van_hanh_hop_ly_cong_trinh_thuy_loi.pdf
- Tóm tắt luan an (TA) 28102021.pdf
- Tóm tắt luan an (TV) 28102021.pdf
- Trich yeu luan an -30102021.pdf