Luận án Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, Thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, Thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, Thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
ừ nền kinh tế địa phương, cụ thể như sau: Khả năng huy động PTVT đường bộ là trên 18.600 chiếc, trong đó: xe khách 1.582 chiếc; xe tải các loại trên 7.400 chiếc; xe chuyên dụng hơn 500 chiếc (phụ lục 12). Khả năng huy động PTVT đường thủy là trên 1.600 chiếc, trong đó: Tàu chở khách 142 chiếc; phương tiện thủy chở hàng hóa 964 chiếc; xà lan hàng 198 chiếc; đầu kéo 215 chiếc; phương tiện thủy chở nhiên liệu 99 chiếc (phụ lục 13). Qua (phụ lục 12, 13) nhận thấy: Khả năng huy động tiềm lực của các địa phương trong Vùng tương đối lớn, rất đa dạng về chủng loại phương tiện; bao gồm tiềm lực vận tải bộ và vận tải thủy; cả phương tiện chở người, chở hàng và phương tiện bảo đảm cho vận tải; tỷ lệ huy động tương đối cao (PTVT bộ đạt từ 21,77 ÷ 27,31 %, PTVT thủy đạt 33,87 ÷ 43,81 %) so với tiềm lực vận tải được xây dựng, trong đó tỷ lệ huy động của phương tiện vận tải thủy cao hơn đường bộ. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến ở các tỉnh, thành phố ven biển trong Vùng hiện nay mới dừng lại ở phần lập kế hoạch huy động mà chưa xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực vận tải chi tiết cho từng tình huống QP-AN; chưa 89 thống nhất phương án sử dụng từng đối tượng tiềm lực vận tải từ nền kinh tế cho từng nhiệm vụ QP-AN cụ thể; không đồng đều giữa các địa phương, các quận (huyện); chưa thống nhất mô hình tổ chức mạng lưới vận tải nhân dân ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã; huy động lực lượng, phương tiện của HTX vận tải trong phương án là rất ít và chưa đẩy mạnh phát triển dân quân tự vệ biển chuyên ngành vận tải rộng khắp. Đối với các nhiệm vụ trong thời bình, đặc biệt nhiệm vụss phòng, chống và khắc phục thảm họa, thiên tai, các địa phương đều đã xây dựng phương án huy động, sử dụng lực lượng vận tải của quân đội và huy động một lượng nhỏ từ ngành GTVT của địa phương, mà tập trung ở các đơn vị vận tải buýt. Đối với nhiệm vụ này, số lượng tiềm lực vận tải cần huy động trong nền kinh tế địa phương không lớn, các địa phương đều thừa khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong những năm qua. Đối với nhiệm vụ bảo đảm cho tác chiến, hiện nay trong thời bình chưa diễn ra, các địa phương tổ chức diễn tập KVPT để đánh giá kết quả chuẩn bị mọi mặt cho tác chiến (nếu xảy ra), trong đó có phương án huy động tiềm lực vận tải từ nền kinh tế của địa phương. Qua các cuộc diễn tập hàng năm cho thấy, lực lượng, phương tiện được huy động thường tập trung ở một số doanh nghiệp vận tải Nhà nước; số lượng huy động mỗi đợt không nhiều (khoảng 20÷30%), thời gian huy động ngắn (khoảng 1÷2 ngày); hầu hết chưa có kế hoạch huy động các PTVT tư nhân và trong các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Cơ chế, chính sách trong huy động tiềm lực vận tải làm nhiệm vụ QP-AN còn những bất cập nhất định, chưa thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia... Trên cơ sở tiềm năng GTVT, các tỉnh, thành phố trong Vùng Duyên hải Bắc Bộ đã dự kiến phương án huy động tiềm lực vận tải cho nhiệm vụ QP-AN của KVPT, đặc biệt cho nhiệm vụ tác chiến phòng thủ, cụ thể như sau: * Tiềm lực vận tải có khả năng huy động của ngành GTVT địa phương, bao gồm cả nguồn nhân lực và phương tiện: - Các đơn vị vận tải: + Đối với vận tải hàng hóa: Công ty cổ phần vận tải và Kinh doanh tổng hợp; các công ty cổ phần Vận tải ôtô ... + Đối với vận chuyển người: Các công ty cổ phần xe khách, các đơn vị vận tải buýt, các công ty TNHH vận tải hành khách... - Những đơn vị liên quan đến công tác bảo đảm GTVT: 90 + Bảo đảm giao thông đường bộ, cầu đường, phà: Công ty cổ phần đảm bảo giao thông đường bộ, Công ty cổ phần công trình giao thông đô thị, Công ty cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch.... + Bảo đảm giao thông đường thuỷ và các cầu phao do Công ty cổ phần đảm bảo giao thông đường thủy. - Các đơn vị sửa chữa phương tiện: Công ty cổ phần Vận tải ôtô; Công ty cổ phần xe khách; các đơn vị vận tải buýt. Ngoài ra, có khả năng huy động thêm từ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi trong nền kinh tế của địa phương, chủ yếu tập trung ở các HTX vận tải, liên minh HTX vận tải, một số doanh nghiệp vận tải lớn và lực lượng dân quân tự vệ có phương tiện vận tải. * Thực tế các cuộc diễn tập KVPT của các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ trong nhiệm kỳ (2015 - 2020) và diễn tập của ngành GTVT địa phương những năm qua, nhận thấy: khả năng động viên (huy động) tiềm lực vận tải cho QP-AN là chỉ tiêu tổng hợp, chi phối bởi nhiều yếu tố: tình trạng kỹ thuật phương tiện, nhu cầu thường xuyên của nền kinh tế địa phương, mức độ chuẩn bị, xây dựng từ thời bình, sự vận hành của cơ chế động viên (huy động)... Trên cơ sở khảo sát kế hoạch bảo đảm GTVT trong tác chiến phòng thủ của các địa phương [46], kế hoạch huy động tiềm lực vận tải trong diễn tập KVPT đã được xây dựng cho địa phương tương đối chặt chẽ (phụ lục 14). Theo kế hoạch huy động, số lượng lực lượng, PTVT và vật chất, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm vận tải được động viên tương đối lớn, nhiều chủng loại, phù hợp với nhiều loại địa hình. Song, so với tiềm năng GTVT của các địa phương còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, xây dựng tiềm lực vận tải không đồng đều ở các quận, huyện và các thành phần kinh tế. Những tổng hợp trên mới mang tính thời điểm, thời gian huy động ngắn, huy động theo phương án diễn tập. Xu hướng chung trong tương lai, tiềm năng vận tải của các địa phương trong Vùng, đặc biệt PTVT (cả đường bộ và đường thủy) sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng KT-XH và xem xét theo hình thức sở hữu cho thấy, số lượng tăng nhiều hơn cả là phương tiện của sở hữu tập thể và cá thể. Vận tải tư nhân đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số phương tiện. Việc huy động xe tư nhân vẫn là vấn đề khó khăn vì chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ cụ thể. Cơ quan QSĐP chưa có đủ điều kiện để nắm bắt thông tin nguồn thường xuyên, chính xác trong xây dựng tiềm lực vận tải. 91 3.3.5. Thực trạng về cơ chế, chính sách Xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT ở các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ nói riêng trong giai đoạn hiện nay đã có quan điểm chỉ đạo của Đảng và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các thông tư, chỉ thị, hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các tỉnh, thành phố trong Vùng đã xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH, quy hoạch phát triển GTVT và những quy định hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách trong xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT do liên quan đến nhiều cấp, ngành, nhiều tổ chức, đơn vị cả trong và ngoài quân đội; khối lượng công việc lớn, nhiều thành phần KT-XH tham gia v.v nên các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ vẫn còn những vướng mắc trong quá trình triển khai: chưa phân rõ quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng sở, ban ngành, đoàn thể trong quá trình xây dựng; chưa có cơ chế, chính sách thực sự thỏa đáng trong việc phát triển KT-XH gắn với QP-AN để thúc đẩy phát triển tiềm lực trong nền kinh tế, cũng chưa phát huy hết mọi nguồn lực, khuyến khích các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tham gia và còn những dào cản nhất định, chưa thực sự phù hợp; cơ chế, chính sách trong quản lý tiềm lực hậu cần nói chung và tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng chưa cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng trong hệ thống quản lý; cơ chế, chính sách trong động viên tiềm lực vận tải chưa thực sự thỏa đáng để các tổ chức chính trị, xã hội và các cá nhân tham gia, đặc biệt đối với việc huy động tiềm lực vận tải thủy. 3.4. Đánh giá chung công tác xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ 3.4.1. Những thành tựu đạt được Qua nghiên cứu thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ, rút ra những thành tựu đã đạt được cần tiếp tục phát huy trong giai đoạn tiếp theo, đó là: - Xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng luôn được các địa phương ưu tiên trong lãnh đạo và chỉ đạo. Các tỉnh, thành phố đều đã thành lập Ban chỉ đạo KVPT theo đúng quy định của Chính phủ, thực hiện chức năng chỉ huy, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng KVPT, trong đó có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT; 92 - Các cấp, ngành, các tổ chức, đơn vị kinh doanh vận tải và nhân dân địa phương cơ bản có nhận thức tốt, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải nói riêng; - Các địa phương đã từng bước tạo tiềm lực, quản lý tương đối chặt chẽ ở cơ quan QSĐP và chuẩn bị các phương án, kế hoạch huy động tiềm lực vận tải cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT cả trong thời bình và thời chiến; - Trong nhiệm kỳ, các địa phương đều tổ chức diễn tập KVPT theo đúng kế hoạch, quy định. Các cuộc diễn tập đã tập trung vào các nội dung thực hành động viên lực lượng, PTVT và vật chất, phương tiện bảo đảm vận tải ở các ngành KT-XH địa phương theo đúng kế hoạch. Về cơ bản, những phương tiện kỹ thuật nhận được lệnh đều tập trung khá đầy đủ, đúng thời gian quy định; lực lượng con người đạt tới 60-70% dự kiến. 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế Mặc dù quá trình xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi, đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế đó là: - Nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng chưa thực sự đầy đủ, vẫn còn những hạn chế nhất định; - Tiềm năng GTVT phát triển rất mạnh song không đồng đều ở các quận, huyện và các thành phần kinh tế. Quy hoạch phát triển GTVT gắn với phát triển tiềm lực vận tải, đặc biệt vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo gắn với QP-AN chưa thực sự hiệu quả. Tiềm năng vận tải trong nền kinh tế địa phương phát triển nhanh nhưng mang tính tự nhiên theo các mục tiêu kinh tế và chưa có quy hoạch, định hướng phát triển đồng bộ tiềm lực vận tải để sẵn sàng bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT trong mọi tình huống; - Chưa thống nhất mô hình quản lý cho các đối tượng tiềm lực vận tải trong nền kinh tế ở địa phương nên quản lý tiềm lực vận tải cho KVPT còn gặp những khó khăn nhất định; - Các địa phương chủ yếu mới dừng lại ở phần lập kế hoạch tạo nguồn, quản lý nguồn và tập trung xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực vận tải cho nhiệm vụ tác chiến phòng thủ; lực lượng dự kiến huy động chủ yếu ở các đơn vị của ngành GTVT địa phương, tập trung ở một số doanh nghiệp nhà nước; trong thực hành huy động chỉ khoảng 20÷30% số lượng theo kế hoạch, thời gian huy 93 động rất ngắn. Chưa xây dựng cụ thể, chi tiết phương án huy động các lực lượng tiềm lực vận tải khác trong nền kinh tế cho các nhiệm vụ QP-AN; - Cơ chế, chính sách trong xây dựng vẫn còn những dào cản, hạn chế nhất định, chưa thu hút mọi nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng. 3.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế Những nguyên nhân chủ yếu trong xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ vẫn còn những tồn tại, hạn chế: - Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT là vấn đề phức tạp, nhiều nội dung, liên quan đến nhiều vấn đề của KT-XH, nhiều cấp, ngành, nhiều tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân, cả trong và ngoài quân đội nên công tác chỉ huy, chỉ đạo, hiệp đồng và tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn; - Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân chưa sâu, rộng, hiệu quả chưa cao; chưa tạo sự thống nhất, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quy trình xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải nói riêng; - Chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, mọi tiềm lực vận tải luôn biến động không ngừng cả về số lượng và chất lượng; phạm vi hoạt động rộng và luôn tìm cách thoát khỏi sự quản lý về mặt hành chính của cơ quan QSĐP; - Các sở, ban, ngành và đoàn thể chưa phát huy cao nhất vai trò tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành phố, đặc biệt là Sở GTVT trong xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải nói riêng; - Mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các sở, ban, ngành và các đoàn thể ở địa phương trong quá trình xây dựng chưa được thường xuyên, chặt chẽ; chưa tạo sự gắn kết và đồng thuận cao; cơ chế phối hợp chưa cụ thể, chi tiết về quyền và trách nhiệm trong xây dựng; - Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa tích hợp cơ sở dữ liệu giữa các chủ thể trong hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động vận tải nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố nói riêng. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu, bao hàm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan mà các địa phương còn đang tồn tại trong quá trình xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT. Đây là cơ sở quan trọng để luận án đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trong sự nghiệp BVTQ. 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Với vị trí thuận lợi, là cửa ngõ chính hướng ra biển Đông, các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ đang phát triển năng động trong môi trường hội nhập và phát triển, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển đảo, trong đó có GTVT. Đây là tiềm năng lớn để các địa phương xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT. Những năm qua, các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ đã luôn chú trọng xây dựng tiềm lực vận tải nhằm chuẩn bị lượng dự trữ vận tải sẵn sàng bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT cả trong thời bình và thời chiến. Các địa phương đã từng bước tạo nguồn, quản lý và xây dựng các phương án sẵn sàng động viên tiềm lực vận tải cho các nhiệm vụ QP-AN, đặc biệt cho nhiệm vụ tác chiến phòng thủ. Tuy nhiên, công tác xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT còn gặp nhiều khó khăn ở nhiều khía cạnh. Trên cơ sở xem xét một cách hệ thống các vấn đề lý luận và thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ, có thể rút ra một số vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, đó là: - Nhận thức của một số cán bộ ở các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân về xây dựng tiềm lực vận tải chưa thực sự đầy đủ; chưa thống nhất và thấy rõ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng tiềm lực vận tải để thực hiện nhiệm vụ vận tải bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT; - Việc phát triển tiềm lực vận tải còn những bất cập nhất định. Tiềm năng GTVT rất lớn, tuy nhiên hiệu quả xây dựng chưa cao và chưa có giải pháp đồng bộ, thống nhất trong việc tạo nguồn tiềm lực vận tải cho KVPT; - Mô hình xây dựng và quản lý tiềm lực vận tải cho các đối tượng chưa được thống nhất; cơ chế, chính sách trong xây dựng, quản lý và huy động tiềm lực vận tải còn những bất cập và rào cản nhất định; - Khả năng huy động tiềm lực vận tải cho các nhiệm vụ QP-AN chưa được rộng khắp, mới tập trung ở một số doanh nghiệp vận tải Nhà nước, chưa động viên được nhiều tiềm lực vận tải tư nhân, tập thể là những đối tượng có tiềm năng rất lớn trong nền KT-XH ở địa phương. Đây là những nội dung chủ yếu cần tập trung giải quyết ở chương tiếp theo của luận án. 95 Chương 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC 4.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước liên quan đến xây dựng tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 4.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Kinh tế thế giới vừa được phục hồi một bước sau khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu song tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, suy thoái và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Xu thế đổi mới công nghệ diễn ra nhanh, đặt ra nguy cơ lớn về tụt hậu song cũng là điều kiện cho các nước đi sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn qua việc tận dụng những thành quả phát triển của nhân loại. Việt Nam là một quốc gia biển lớn nằm ven bờ tây Biển Đông, thuộc Đông Nam Á ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có bờ biển dài 3.260 km, có vị trí chiến lược rất quan trọng, luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp và quyết liệt hơn. Hòa bình ổn định, tự do, an ninh, 96 an toàn hàng hải, hàng không trên biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Ngoài ra, Vùng Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần... Sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và BVTQ. Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn trên các lĩnh vực. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối với nước ta. Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ như: tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục là thách thức lớn đối với an ninh và phát triển của đất nước; các vấn đề toàn cầu và mất an ninh phi truyền thống sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam ngày một sâu sắc hơn; là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới; có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực mới của nền kinh tế số, song đây cũng là thách thức lớn nếu mô hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên Những cơ hội và thách thức đó, tác động lớn đến vấn đề xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ nói riêng. 4.1.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Trên cơ sở đánh giá tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, xu thế của thời đại, Đảng ta luôn xác định: Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT nhân dân làm nòng cốt, bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi
File đính kèm:
- luan_an_xay_dung_tiem_luc_van_tai_cho_khu_vuc_phong_thu_tinh.pdf
- 5. NCS Nguyen Huy Thu_Thông tin LA tieng Anh.docx
- 4. NCS Nguyen Huy Thu _Thong tin LA tieng Viet.docx
- 3. NCS Nguyen Huy Thu_Tom tat TA.pdf
- 2. NCS Nguyen Huy Thu_Tom tat tieng Viet.pdf