Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người việt trưởng thành
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người việt trưởng thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc vành tai trên người việt trưởng thành
ng vành tai / chiều dài vành tai x 100 Chỉ số xoắn tai(CI) = chiều rộng xoắn tai/chiều dài xoắn tai x 100 Chỉ số dái tai (LI) = chiều rộng dái tai / chiều dài dái tai x 100 2.4. Xử lý số liệu: - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS22. - Kiểm định số liệu: bằng hệ thống tương quan nội lớp (intraclass correlation). - Rút gọn số liệu: phân nhóm biến số khi cần thiết. - Phân tích dữ kiện và xử lý số liệu thống kê mô tả Số lượng, tỷ lệ phần trăm cho các biến số định tính. Trung bình, độ lệnh chuẩn được sử dụng để thống kê mô tả cho biến số định lượng Hình thức trình bày bảng: biến số nhị giá trình bày giá trị tiêu biểu, biến số danh định trình bày các giá trị sắp xếp theo tần suất, biến số thứ tự dùng phần trăm tích lũy. Phân tích dữ kiện và xử lý số liệu thống kê phân tích Sử dụng phép kiểm T-test (với biến số phân bố chuẩn) so sánh trung bình của từng chỉ số cho 2 nhóm nam và nữ, hoặc so sánh với các số liệu của các tác giả khác (nếu có). Phép kiểm Pearson test (biến phân phối chuẩn) đánh giá mức độ tương quan giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu thông qua hệ số tương quan giữa các biến định lượng. - Dùng phép kiểm chi bình phương hoặc Fisher (khi lớn hơn 20% số ô có giá kỳ vọng nhỏ hơn 5 hoặc có một ô có giá trị vọng trị nhỏ hơn 1); với ngưỡng ý nghĩa thống kê là 0,05 (p-value < 0,05). Xác định mối liên quan giữa các biến số phụ thuộc với các biến số như: Đặc tính nền: giới, nhóm tuổi. Đặc tính các nhóm chỉ số nhân trắc. Tỷ số tỉ lệ mắc PR và khoảng tin cậy 95% được dùng để đo lường độ lớn mức độ kết hợp của mối liên quan 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Nghiên cứu này tuân thủ đầy đủ nguyên tắc đạo đức được chấp thuận bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu lâm sàng, mã số 3309/GCN-HVQY do Học viện Quân Y Hà Nội ngày 05/08/2020 thông qua. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Tuổi: Tuổi từ 18 đến trên 60 tuổi. Giới: 139 nam và 260 nữ. Chiều cao: trung bình nam 165,85 cm ± 7,15; nữ 154,33cm ± 5,78. 3.2. Đặc điểm hình thái, kích thước vành tai của người Việt trưởng thành Đặc điểm hình thái đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Phân bố kiểu vành tai theo giới tính Tai dạng tròn và bầu dục thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam, ngược lại, tai dạng hình tam giác, hình chữ nhật xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Kiểu dái tai trên đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.2. Phân bố kiểu dái tai theo giới tính Kiểu dái tai tròn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm. Nhóm dái tai bám sát da mặt với tỷ lệ thấp nhất. Bảng 3.7. Phân bố kiểu dái tai theo kiểu vành tai Kiểu dái tai Kiểu vành tai (n,%) Tròn Bầu dục Chữ nhật Tam giác Tổng Tròn 26(6,52) 142(35,59) 2 (0,50) 0 (0,00) 170(42,61) Thòng 3 (0,75) 50 (12,53) 3 (0,75) 6 (1,50) 62(15,54) Vuông 0 (0,00) 0 (0,00) 37 (9,27) 0 (0,00) 37(9,27) Ngang 1 (0,25) 3 (0,75) 52(13,03) 0 (0,00) 56(14,04) Xuôi 0 (0,00) 6 (1,50) 3 (0,75) 3 (8,77) 44(11,03) Bám sát da mặt 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 30(7,52) 30 (7,52) Tổng 30(7,52) 20 (50,38) 97(24,31) 71(17,79) 399(100) Kiểu tai với vành tai hình bầu dục, dái tai tròn chiếm số lượng lớn nhất. Đặc điểm kích thước nhân trắc vành tai Bảng 3.10. Đặc điểm kích thước vành tai của 2 giới (n=399) Kích thước Giới tính n Mean ± SD p Chiều dài tai trái Nam 139 67,32 ± 6,31 0,050 Nữ 260 7,52 ± 6,00 Chiều rộng hình thái tai Trái Nam 139 56,16 ± 6,62 <0,010 Nữ 260 53,81 ± 6,32 Chiều rộng hình thái tai Phải Nam 139 55,98 ± 6,62 <0,010 Nữ 260 54,06 ± 6,40 Các kích thước vành tai ở nam lớn hơn ở nữ. Chiều dài, rộng tai trái và tai phải ở nam đều có xu hướng lớn hơn ở nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Bảng 3.11. Đặc điểm kích thước nhân trắc dái tai của hai giới (n=399) Kích thước Giới tính n Mean ± SD p Chiều dài dái tai Trái Nam 139 19,68 ± 4,46 > 0,050 Nữ 260 19,95 ± 3,54 Chiều dài dái tai Phải Nam 139 19,52 ± 4,32 > 0,050 Nữ 260 20,14 ± 3,55 Chiều rộng dái tai Trái Nam 139 21,34 ± 3,90 > 0,050 Nữ 260 20,62 ± 3,13 Chiều rộng dái tai Phải Nam 139 21,14 ± 3,92 > 0,050 Nữ 260 20,76 ± 3,13 Ở dái tai, chiều dài dái tai ở nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới nhưng chiều rộng dái tai ở nam giới lại cao hơn nữ giới, những sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.12. Các chỉ số của tai Giá trị Nhóm tuổi Giới 17-29 (nhóm 1) 30-39 40-49 (nhóm 2) 50-59 ≥60 (nhóm 3) Chung n Mean±SD n Mean±SD n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD Chỉ số vành tai trái Nam 32 55,45±4,97 8 51,38±4,34 15 55,48±4,34 12 55,30±7,03 72 50,92±5,24 139 52,86±5,60 Nữ 24 52,59±5,24 16 52,06±5,49 17 52,28±5,05 26 51,95±5,17 176 51,23±5,30 260 51,55±5,26 Chỉ số vành tai phải Nam 32 55,32±5,03 8 51,55±4,11 15 55,50±4,26 12 55,21±7,11 72 50,72±5,09 139 52,73±5,56 Nữ 24 51,94± 6,70 16 52,21±5,34 17 52,33±5,13 26 51,99±5,23 176 51,41±5,33 260 51,62±5,42 Chỉ số dái tai trái Nam 32 122,85±38,79 8 107,28± 9,76 15 120,64±29,04 12 123,01±31,04 72 105,18±20,32 139 112,58±28,08 Nữ 24 115,11±28,14 16 110,85±23,90 17 110,69±16,53 26 99,18±15,37 176 104,44±18,43 260 105,70±19,77 Chỉ số dái tai phải Nam 32 119,18±31,18 8 107,12±9,78 15 121,31±29,36 12 123,47±31,73 72 105,44±20,69 139 111,97±25,84 Nữ 24 114,24±28,1 16 110,2±23,62 17 108,44±15,02 26 98,97±15,30 176 104,34±18,16 260 105,34±19,43 Chỉ số xoắn tai trái Nam 32 78,67±13,84 8 79,24±13,37 15 71,06±11,86 12 80,60±10,26 72 74,20±14,65 139 75,73±13,91 Nữ 24 74,60±13,53 16 78,47±12,56 17 71,42±11,35 26 72,31±11,90 176 81,58±73,47 260 79,15±61,07 Chỉ số xoắn tai phải Nam 32 78,66±14,06 8 78,84±13,01 15 70,86±11,99 12 80,56±10,25 72 74,05±14,68 139 75,61±13,98 Nữ 24 74,71±13,51 16 78,69±12,55 17 71,54±11,61 26 71,64±10,44 176 76,48±15,34 260 75,64±14,42 Nhận xét: Các chỉ số của tai gồm: Chỉ số tai, chỉ số dái tai, chỉ số xoắn tai có sự biến động giữa các lứa tuổi nhưng nhìn chung, chúng không hình thành một xu hướng rõ ràng (tăng dần hay giảm dần) theo các nhóm tuổi tăng dần. 3.3. Đánh giá mối tương quan giữa các kích thước vành tai với một số đặc điểm nhân trắc và kích thước khuôn mặt ở người Việt trưởng thành Bảng 3.21. Tương quan chiều dài tai với một số kích thước nhân trắc và tuổi Chiều dài tai Chiều cao Chiều dài mặt trên Độ rộng mặt trên Tuổi Trái r 0,130** 0,164** 0,087 0,457** p 0,009 0,001 0,081 0,000 Phải r 0,107* 0,146** 0,088 0,470** p 0,032 0,004 0,078 0,000 Chiều dài tai cả hai bên không có mối tương quan với độ rộng mặt trên, có mối tương quan mức độ yếu với chiều cao, chiều dài mặt trên, độ tuổi. Bảng 3.22. Tương quan chiều rộng tai với một số kích thước nhân trắc và tuổi Chiều rộng tai Chiều cao Chiều dài mặt trên Độ rộng mặt trên Tuổi Trái r 0,264** 0,212** 0,117* 0,204** p 0,000 0,000 0,019 0,000 Phải r 0,240** 0,195** 0,134** 0,223** p 0,000 0,000 0,007 0,000 Chiều rộng tai cả hai bên có mối tương quan thuận mức độ yếu với chiều cao, chiều dài mặt trên, độ rộng mặt trên và tuổi. Bảng 3.23. Tương quan chiều dài dái tai với một số kích thước nhân trắc và tuổi Chiều dài dái tai Chiều cao Chiều dài mặt trên Độ rộng mặt trên Tuổi Trái r -0,137** 0,073 0,191** 0,453** p 0,006 0,147 0,000 0,000 Phải r -0,165** 0,066 0,189** 0,450** p 0,001 0,189 0,000 0,000 Chiều dài dái tai cả hai bên không có mối tương quan với chiều dài mặt trên, có độ tương quan nghịch mức độ ít với chiều cao, tương quan thuận mức độ ít với chỉ số độ rộng mặt trên, tương quan thuận mức độ vừa với tuổi. Bảng 3.24. Tương quan chiều rộng dái tai với một số kích thước nhân trắc, tuổi Chiều rộng dái tai Chiều cao Chiều dài mặt trên Độ rộng mặt trên Tuổi Trái r 0,033 0,173** 0,190** 0,303** p 0,513 0,001 0,000 0,000 Phải r 0,002 0,151** 0,177** 0,321** p 0,964 0,002 0,000 0,000 Chiều rộng dái tai cả hai bên không có mối tương quan với chiều cao, có mối tương quan mức thuận độ yếu với các chỉ số chiều dài mặt trên, độ rộng mặt trên, tuổi. Bảng 3.25. Tương quan chiều dài xoắn tai với một số kích thước nhân trắc, tuổi Chiều dài dái tai Chiều cao Chiều dài mặt trên Độ rộng mặt trên Tuổi Trái r 0,146** 0,120* 0,016 0,170** p 0,003 0,017 0,744 0,001 Phải r 0,126* 0,092 0,005 0,196** p 0,012 0,067 0,924 0,000 Chiều dài xoắn tai cả hai bên không có mối tương quan với độ rộng mặt trên, có độ tương quan thuận mức độ ít với chiều cao, nhóm tuổi; riêng chiều dài mặt, chiều dài xoắn tai bên trái có mối tương quan mức độ ít, bên phải không có mối tương quan. Bảng 3.26. Tương quan chiều rộng xoắn tai với một số kích thước nhân trắc,tuổi Chiều rộng dái tai Chiều cao Chiều dài mặt trên Độ rộng mặt trên Tuổi Trái r 0,101* 0,086 0,038 0,153** p 0,044 0,087 0,446 0,002 Phải r 0,074 0,067 0,050 0,160** p 0,141 0,184 0,319 0,001 Chiều rộng xoắn tai hai bên không có mối tương quan với chiều dài mặt trên, độ rộng mặt trên, có mối tương quan thuận mức độ thấp với tuổi. Bảng 3.31. Tương quan giữa tuổi với chiều dài tai, dái tai, xoắn tai chung hai bên Giới tính Chỉ số Giá trị Nam Chiều dài tai r 0,611** p 0,000 Chiều dài dái tai r 0,462** p 0,000 Chiều dài xoắn tai r 0,302** p 0,000 Nữ Chiều dài tai r 0,445** p 0,000 Chiều dài dái tai r 0,438** p 0,000 Chiều dài xoắn tai r 0,144** p 0,001 Kết quả cho thấy mức độ phụ thuộc trung bình của chiều dài tai, chiều dài dái tai với tuổi, sự phụ thuộc mức độ lỏng lẻo của chiều dài xoắn tai với tuổi ở cả nam và nữ. Phương trình hồi quy chiều dài tai, dái tai, xoắn tai theo tuổi được xây dựng khi tính chung không phân biệt phải trái như sau: Nam giới: Chiều dài tai = 57,159 + 0,188 x tuổi. Chiều dài dái tai = 14,328 + 0,099 x tuổi. Chiều dài xoắn tai = 26,219 + 0,062 x tuổi. Nữ giới: Chiều dài tai = 55,309 + 0,154 x tuổi. Chiều dài dái tai = 14,139 + 0,100 x tuổi. Chiều dài xoắn tai = 26,120 + 0,035 x tuổi. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại quần thể 399 người trưởng thành. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trải dài từ nhóm 18 -29 tuổi đến trên 60 tuổi, trong đó nhóm tập trung hơn vào nhóm tuổi trên 60 tuổi với 249 người. Chiều cao trung bình của nam là 165,85 ± 7,15 cm, cao hơn ở nữ 154,33 ± 5,78 cm. 4.2. Đặc điểm hình thái kích thước vành tai ở người Việt trưởng thành 4.2.1. Kiểu vành tai trên đối tượng nghiên cứu Trên 399 đối tượng trong nghiên cứu này, có xuất hiện đầy đủ 4 dạng vành tai: tròn, bầu dục, chữ nhật, tam giác. Trong đó hình bầu dục chiếm tỷ lệ cao nhất: 40,29% ở nam, 55,77% ở nữ; hình tròn có số lượng ít nhất: 7,19% ở nam, 7,69% ở nữ. Kết quả của Krishan K. trên người Ấn Độ thấy: Hình bầu dục của tai là phổ biến (40% nam và 44,8% nữ trên tai trái; 40,2% nam và 46% nữ trên tai phải) trong tổng thể mẫu của nghiên cứu. Kiểu hình chữ nhật (8,9% nam và 9,2% nữ trên tai trái; 2,2% nam và 8% ở nữ trên tai phải) và kiểu hình tam giác (8,9% nam và 12,6 nữ trên tai trái; 6,7% nam và 11,5% nữ trên tai phải) chiếm tỷ lệ thấp. Sự khác biệt về giới tính theo hình dạng tổng thể của tai đã được quan sát ở các đối tượng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai bên phải và trái liên quan đến hình dạng của tai không đáng kể. 4.2.2. Kiểu dái tai trên đối tượng nghiên cứu Trên các đối tượng tham gia nghiên cứu, nam giới (38,85%), nữ giới (44,62%) có kiểu dái tai tròn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm. Tỷ lệ thấp nhất là ở nhóm dái tai bám sát da mặt với tỷ lệ 7,91% ở nam và 7,31% ở nữ. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Việt Vùng khi chia kiểu dái tai thành 4 loại cho kết quả có phần khác với chúng tôi: dái tai phật chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,3% ở nam, 4,1% ở nữ), dái tai vuông và chúc có tỷ lệ gần giống nhau ở cả hai giới, dái tai trung bình có tỷ lệ cao nhất ở cả hai giới (35,9% ở nam, 36,8% ở nữ). Nghiên cứu của Krishan K. cho thấy sự phân bố tần suất hình dạng của dái tai trái và phải giữa các mẫu nghiên cứu. Dái tai tròn được tìm thấy phổ biến (67,8% nam và 67,8% nữ cho tai trái; 74,4% nam và 72,4% nữ cho tai phải). Loại hình vuông (3,3% nam và 5,5% nữ cho tai trái; 4,4% nam và 6,9% nữ cho tai phải) và loại hình tam giác (8,9% nam và 10,3% nữ cho tai trái; 5,6% nam và 5,5% nữ cho tai phải) của dái tai là các biến thể hiếm gặp được báo cáo trong nghiên cứu. Phân loại đơn giản này có thể được ghi nhận chỉ cần qua quan sát mà không cần tiến hành đo đạc và có thể rất hữu ích để giúp cho các phẫu thuật viên thực hiên phẫu thuật tạo hình dái tai, căng da mặt nhằm mang lại kết quả tốt nhất về mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân. 4.2.7. Đặc điểm kích thước nhân trắc vành tai Chiều dài tai trái và tai phải ở nam đều có xu hướng lớn hơn ở nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Chiều rộng vành tai ở nam và nữ cũng có sự khác biệt khi kích thước ở nam cao hơn ở nữ. Tương tự, hầu hết các chỉ số vành tai ở nam lớn hơn ở nữ. Kích thước của tai khác biệt nhau theo nhóm chủng tộc. Chúng tôi đã so sánh số liệu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đây. Bảng 4.2. So sánh chiều dài tai với các nghiên cứu khác. Tác giả nghiên cứu Quần thể Độ dài tai nam giới Độ rộng tai nam giới Độ dài tai nữ giới Độ rộng tai nữ giới Purkait Tây Bắc Ấn Độ 57,7 33,1 Alexander Tiểu lục địa Ấn Độ 68,9 36,0 60,9 31,2 Heathcote Anh Châu Âu 59,9 Farkas Mỹ gốc Châu Âu 62,4 35,4 58,5 33,5 Bozkir Thổ Nhĩ Kỳ Châu Âu 63,1 33,3 59,7 31,3 Ferrario Ý Châu Âu 63,1 38,1 57,3 35,0 Alexander Châu Âu 65,2 34,4 60,4 31,3 Alexander Caribe gốc Phi 62,7 33,8 60,4 32,3 Chúng tôi Việt Nam 67,32 35,36 64,32 33,01 Những sự khác biệt đó có thể được giải thích là do sự khác nhau trong kỹ thuật đo hoặc có thể là những khác biệt thực sự giữa mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm những tình nguyện có độ tuổi trung bình lớn (kích thước tai tăng lên theo tuổi). Tính chất dị hình giới tính của các kích thước tuyến tính của tai ngoài giữa nam giới và nữ giới trong đó các giá trị ở nam giới là cao hơn. Có sự khác biệt rõ rệt về chiều cao của tai ngoài giữa quần thể người Ấn Độ và Malayxia. Nghiên cứu này, tác giả cũng cho thấy trong nội bộ quần thể người Ấn Độ chiều cao và chiều rộng toàn bộ của tai ngoài ở nam giới là cao hơn. Như vậy có thể kết luận rằng, tất cả kích thước tai ngoài ở nam giới đều lớn hơn rõ rệt so với nữ giới. 4.2.8. Đặc điểm chỉ số nhân trắc dái tai Ở dái tai, chiều dài dái tai ở nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới nhưng chiều rộng dái tai ở nam giới lại cao hơn nữ giới, những sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả nghiên cứu của Azaria R. và cs tiến hành trên 547 đối tượng người trưởng thành trên 20 tuổi. Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu chiều dài trung bình của dái tai trái là 1,97 cm (độ lệch chuẩn là 0,42 cm) và của dái tai phải là 2,01 cm (độ lệch chuẩn là 0,42 cm) với p < 0,0001 và t = 5,83. Nam giới có dái tai dài hơn đáng kể so với nữ giới. Nghiên cứu của Brucker cho thấy chiều cao và chiều rộng trung bình của dái tai lại gần như nhau giữa nam và nữ. Chiều cao trung bình dái tai ở nam giới là 1,89 cm và ở nữ giới là 1,87 cm, trong khi chiều rộng trung bình dái tai ở nam giới là 1,95 cm và ở nữ giới là 1,97 cm. Nói chung các kết quả nghiên cứu về đặc điểm của dái tai đã công bố cũng như nghiên cứu của chúng tôi đều khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các chỉ số nhân trắc khi xem xét sự tương đồng giữa nam và nữ, bên phải và bên trái. Giá trị của các chỉ số này có sự khác nhau giữa các tác giả do cỡ mẫu nghiên cứu, đặc điểm về tuổi, chủng tộc khác nhau làm cho các kết quả công bố khác nhau. 4.2.12. Các chỉ số ở tai Kết quả nghiên cứu này cho thấy giữa các nhóm tuổi khác nhau, các chỉ số của tai gồm: Chỉ số tai, chỉ số dái tai, chỉ số xoăn tai có sự biến động khác nhau nhưng nhìn chung, chúng khá tương đồng, không hình thành một xu hướng rõ ràng (tăng dần hay giảm dần) theo các nhóm tuổi tăng dần. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Ruma Purkait và cộng sự trên 2.147 trẻ em từ 0 đến 18 tuổi là dân số vùng trung tâm Ấn Độ khi ông thấy sự giảm dần của chỉ số vành tai và chỉ số xoăn tai ở cả hai giới, chỉ số dái tai ở nam. Điều này có thể được giải thích do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Trên trẻ nhỏ, tai đang trong quá trình phát triển và định hình tai ngoài, sự phát triển này chủ yếu là về chiều dài hơn là chiều rộng. Siegert R. trong nghiên cứu của mình đã kết luận: ở người trưởng thành, hình dạng của tai đã ổn định, sự phát triển kích thước tai cả vể chiều dài và chiều rộng là có tuy nhiên chúng khá nhỏ. 4.3. Tương quan giữa các kích thước vành tai với một số đặc điểm nhân trắc và chỉ số kích thước khuôn mặt người Việt trưởng thành. 4.3.1. Tương quan giữa các kích thước nhân trắc tai với nhóm tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác biệt rõ rệt về các kích thước nhân trắc của tai trái giữa các nhóm tuổi, nhất là khi so sánh giữa nhóm tuổi dưới 30 với nhóm tuổi trên 60 kích thước của tai có xu hướng tăng dần theo tuổi. Tai người là một đặc điểm xác định khuôn mặt và là yếu tố quan trọng về vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa và thẩm mỹ của khuôn mặt. Các cấu trúc tinh tế của nó thể hiện những dấu hiệu về tuổi tác và giới tính một cách đáng tin cậy nhưng vẫn không dễ để xác định. Một phẫu thuật viên tạo hình có thể nhìn vào một cái tai và biết rằng nó không còn trẻ trung, tuy nhiên không thể dễ dàng chỉnh sửa được tình trạng này vì các số liệu liên quan đến các tham số của một tai trẻ trung bình thường vẫn chưa được công bố hiện nay. Nhiều tác giả đã mô tả chi tiết giải phẫu của tai ngoài, Brucker và nhiều tác giả khác đã mô tả một cách tường tận về hình thái và cách bố trí chuẩn của cấu trúc tai. Tuy nhiên vẫn có rất ít các chi tiết được mô tả để hướng dẫn cho các phẫu thuật viên trong việc làm trẻ hóa lại tai. Nghiên cứu của Azaria R. cho kết quả: Sự khác biệt giữa các nhóm trẻ nhất và già nhất là 30 tới 35% đối với nam và nữ và nó có độ rõ ràng rất cao qua kiểm định tương quan ngẫu nhiên; tỉ suất phát triển chiều dài dái tai thấp nhất (9,25%) được thấy ở nhóm nữ trên 40 tuổi. Nghiên cứu của Purkait trên 415 người nam Ấn Độ cũng cho thấy hầu hết các kích thước khảo sát ở vành tai như chiều dài, chiều rông vành tai, xoắn tai, dái tai, chiều rộng hình thái đầu tăng theo tuổi. Kích thước của dái tai thì tùy thuộc vào hình dạng dái tai và kiểu dính dái tai vào da dầu. Nghiên cứu của Brucker: chiều cao toàn bộ của tai tăng lên từ 6,17 cm ở nhóm 18-30 tuổi lên 6,45 cm ở nhóm 46 – 65 tuổi. Khi chiều cao dái tai được trích bỏ khỏi chiều cao toàn bộ tai thì sự khác biệt về thống kê đó không còn nữa. Chiều cao của vành tai được tính ra ở nhóm 1 là 4,39 cm, ở nhóm 2 là 4,41 cm và ở nhóm 3 là 4,47 cm, kết quả này cho thấy là chỉ có dái tai là cấu trúc thay đổi một cách đáng kể theo tuổi. Hình dạng, kích thước dái tai hiện tại đang là vấn đề được quan tâm trong thẩm mỹ vùng tai. Tùy theo quan điểm của từng chủng tộc mà dái tai đẹp sẽ có hình dạng, kích thước khác nhau. Với các số liệu về kích thước và các tương quan với các chỉ số nhân trắc sẽ giúp cho các nhà phẫu thuật có thể tái tạo dái tai phù hợp với quan niệm về vẻ đẹp của từng chủng tộc. 4.3.7. Tương quan giữa tai và các dạng mặt Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi phân loại kiểu mặt khi nhìn thẳng thành 06 dạng mặt, dạng mặt hình bầu dục chiếm tỷ lệ cao nhất 133/390 trường hợp (33,3%). Về kích thước, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài và chiều rộng của tai giữa các dạng mặt. Dạng mặt và loa tai hình bầu dục chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu (17,3%). Không có sự phụ thuộc giữa sự phân bố dạng mặt và kiểu loa tai với p > 0,05. Kết quả về tỷ lệ các dạng mặt của chúng tôi giống tác giả Lê Việt Vùng khi đều kết luận dạng mặt hình bầu dục chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên cũng có nhiều khác biệt khi dạng mặt hình tròn trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 24,6% trong khi của tác giả Lê Việt Vùng chỉ có 6,5%. Dạng mặt là một trong những đặc điểm quan trọng, cơ bản trong nhận diện khuôn mặt từ đó định danh cá nhân nhất là trong hình sự. Khi nhìn nghiêng, đặc điểm hình dạng, kích thước của tai là nổi bật nhất nhưng sự không tương đồng giữa hình dạng, kích thước của tai với dạng mặt đòi hỏi cần thêm các thông tin khác cho việc nhận dạng mặt khi nhìn từ mặt bên. 4.3.8. Tính chiều dài tai, dái tai theo tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phụ thuộc,tăng dần kích thước của ch
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_nhan_trac_vanh_ta.docx
- Tóm tắt LA LNA Eng phan bien - 01122021 (1).docx
- NCS Ngọc Anh - Trang thong tin LA-16122021.docx
- NCS Ngọc Anh - Trang thong tin LA Eng-edit-16122021.docx
- ._NCS Ngọc Anh - Trang thong tin LA-16122021.docx